Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghe hát canh quan họ giữa lòng Hà Nội

Thứ bảy, 07:58 14/10/2017 | Giải trí

GiadinhNet - Không phải đợi đến ngày 13 tháng Giêng hàng năm, người yêu quan họ mới được tìm về Hội Lim (Tiên Du, Bắc Ninh) để được thưởng thức những làn điệu quan họ. Ngay tại Hà Nội, một câu lạc bộ hát canh quan họ đã được phục dựng và duy trì 2 năm qua. Mỗi tháng, các nghệ nhân quan họ từ các tỉnh, thành lại quy tụ về đây để thể hiện niềm đam mê, trổ tài lối "chơi" quan họ đậm chất Kinh Bắc.


Một buổi hát canh tại CLB quan họ ở Hào Nam (Hà Nội) của các nghệ nhân và liền anh, liền chị. Ảnh: M.N

Một buổi hát canh tại CLB quan họ ở Hào Nam (Hà Nội) của các nghệ nhân và liền anh, liền chị. Ảnh: M.N

Nơi hội tụ những tình yêu quan họ cổ

Hát canh quan họ thực chất là hình thức “quan họ du ca tại gia”, nghĩa là “hát chơi” quan họ trong nhà chứa. Chữ “chơi” ở đây được hiểu là “nghề chơi”. Và chỉ với những người sành quan họ mới thực sự hiểu và mê đắm lối hát chay, hát mộc tinh tuý này.

Tham gia một canh hát tại CLB Hào Nam (Hà Nội), dù không có được không gian diễn xướng đậm chất quan họ như ở nơi khởi sinh nhưng hồn cốt của nó thì vẫn nguyên vẹn. Giữa ồn ào phố xá, CLB nằm yên bình trong ngõ nhỏ càng khiến cho những câu hát giao duyên giao tình thêm thấm và ngấm.

PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Hưng - Phó chủ nhiệm CLB vốn là người Bắc Ninh nên chất quan họ đã ngấm vào anh tự nhiên như hơi thở. Dù sống ở Hà Nội với bộn bề công việc nhưng chất quan họ nơi anh chưa lúc nào giảm đi. Trong canh hát, PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Hưng thực sự hóa thân là một "liền anh", một nghệ nhân đặt hết tình yêu vào câu hát. Ít ai biết, PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Hưng từng có nhiều năm là một liền anh trong Đoàn Dân ca quan họ Bắc Ninh. Ý tưởng thành lập CLB được anh và họa sĩ Đỗ Dũng, chị Hai Chính - nguyên giảng viên Trường ĐH Thương mại lên kế hoạch với mong muốn phục dựng lại sự tinh túy của quan họ cổ. Mong muốn ấy xuất phát từ nỗi trăn trở khi quan họ được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại, nhiều hình thức duy trì quan họ được thực hiện nhưng chủ yếu là để biểu diễn, trong khi đỉnh cao của quan họ chính là hát canh.

"Muốn hát canh được thì phải thuộc nhiều bài quan họ cổ. Muốn thuộc nhiều bài quan họ cổ thì không thể ngày một ngày hai được. Chính vì vậy mà những người tham gia ở đây đã vượt ra tầm gọi là hát mà thực sự là "chơi" quan họ. Người đạt đến mức độ "chơi" thường không chỉ giỏi ca mà ngay cách đối nhân xử thế, cách ứng xử cũng đầy lịch thiệp và văn hoa", PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Hưng cho biết.

Trước mỗi câu hát, các liền chị lại "thưa các anh Hai", hoặc "sau đây, chúng em xin hát hầu các anh Hai...". Đầu câu nói luôn có tiếng “dạ”, hết câu bao giờ cũng đầy duyên dáng, lễ phép với từ “ạ” phía sau. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Hưng, cách xưng hô thể hiện sự quý trọng bạn chơi, luôn khiêm nhường, dù nhiều tuổi hơn, trình độ vốn liếng dày dặn hơn nhưng vẫn phải xưng em hoặc chúng em và gọi bạn là anh, chị. Khi hát, các cặp đôi nam đối với cặp nữ và ngược lại. Vì là hát đôi nên hai người phải cùng một giọng, cùng một hơi, đồng điệu từ khởi cất lời ca cho đến những đoạn lên cùng lên, xuống cùng xuống, ngân cùng ngân, láy cùng láy, ngắt cùng ngắt, buông cùng buông, dứt câu cùng dứt khiến người nghe cảm thấy như chỉ có một giọng. Đó cũng là lý do vì sao khi hát đôi, hai người phải đối diện để ca. Tình cảm hơn thì tay đặt lên tay để có sự giao cảm khi hát.

Không còn stress để mà "xả" nữa

Chúng tôi trò chuyện với chị Hai Chính - người được PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Hưng dành nhiều lời khen là thuộc nhiều và giỏi trong cách hát canh. Chị cười khiêm tốn: "Đáng kể gì, tôi chỉ thuộc hơn 100 bài thôi, phải thuộc 200 bài mới là nhiều. Thuộc rồi thì phải biết chơi canh, hát câu nào, vận dụng vào tình huống nào đều có niêm có luật, mình vẫn còn phải học các cụ nhiều lắm".

Ở tuổi 64, trong bộ trang phục mớ ba mới bảy, chị Hai Chính vẫn trẻ trung, hấp dẫn người đối diện bởi lối trò chuyện nhẹ nhàng, duyên dáng và rất đỗi khiêm nhường. Chị bảo: “Tôi chỉ sống ở vùng Tiên Du (Bắc Ninh) dăm bảy năm gì đó, khi mới 10 tuổi. Cảnh đi sơ tán thiếu thốn vất vả là thế nhưng thật may mắn là lứa chúng tôi có một đời sống tinh thần rất đáng nhớ. Cứ tối đến là ra sân kho, sân đình nghe các cụ vừa đan lát vừa hát quan họ, nghe lỏm rồi thích lúc nào không hay. Đặc biệt, từ sau bộ phim “Đến hẹn lại lên”, tình yêu quan họ của thế hệ chúng tôi như được trỗi dậy, kết nối và tham gia nhiều hơn nên "vốn liếng" cũng cứ theo năm tháng mà dày dặn thêm. Hát nhiều, chất quan họ cũng ngấm vào tôi nên ai cũng ngỡ tôi là người Bắc Ninh”.

Bây giờ về hưu, chị Hai Chính lại càng có nhiều thời gian để sống với đam mê của mình. Ngoài thời gian sinh hoạt ở CLB Hào Nam, chị còn tham gia biểu diễn, giao lưu với nhiều các CLB ở các tỉnh, thành khác. Gần như tuần nào chị Hai Chính cũng đi hát giao lưu, mà chị chỉ hát canh cổ chứ không hát sân khấu.

Trong canh hát ở CLB Hào Nam chiều thứ Bảy, đáng chú ý có cả sư thầy trẻ tuổi Thích Thông Đạt (hiện là trụ trì chùa Đồng Thiện, quận Lê Chân, TP Hải Phòng). Các liền anh liền chị mặc trang phục quan họ, còn thầy vận áo nâu sồng, tay phe phẩy chiếc quạt nan trầm ngâm nghe hát. Sư thầy mê quan họ từ bé, do có bà ngoại là người quan họ thường hát cho nghe. Sau vì mê quá mà tháng hè nào sư thầy cũng theo bà từ Hải Phòng sang vùng Tiên Du để xin ở nhà các cụ nghệ nhân học hát, ban ngày băm bèo nấu cám, cắt cỏ… tối đến nghe được câu nào là quý câu nấy. Sư thầy kể: “Lúc đầu nhà cháu học từ cụ Dung, cụ Nền, sau sang Lim học cụ Chanh, rồi đến cụ Kiệm. Làng Diềm thì học với cô Sang, cô Thềm... đều là những nghệ nhân nổi tiếng về quan họ. Lúc đó thuộc nhiều bài lắm, nào là “Tương phùng tương ngộ”, “Hoa thơm bướm lượn”, “Cây trúc xinh”, “Còn duyên”, “Mười nhớ”... Khi biết luyến láy rồi thì sang “36 thứ chim”, “Cây cải”, rồi đến “Gác mái đình”, sang “Giăng già giăng non”, “La rằng”... Nhưng 10 năm nay vì xuất gia nên nhà cháu không có cơ hội “động” đến nữa. Hôm nào nhớ quá thì ra chỗ vắng vắng hát vài câu, chứ hát chỗ đông người sợ bị trêu”.

Mối duyên không tìm cũng đến nên vài tháng nay, sư thầy Thích Thông Đạt hàng tuần lại bắt xe khách từ Hải Phòng lên CLB Hào Nam sinh hoạt. Sư thầy bảo: “Đã "chơi" quan họ là phải hết mình, nghe để thỏa mãn đam mê chứ không phải để phục vụ đám hát, như thế là dịch vụ, là kinh doanh rồi. Đúng kiểu của các cụ hát, nghe quan họ là để giãi lòng và không thấy mệt mà chỉ thấy càng nghe càng say thôi". Dù bỏ 10 năm và mới quay lại sinh hoạt ở CLB được buổi thứ ba nhưng sư thầy Thích Thông Đạt được PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Hưng đánh giá là người có "chất", am hiểu rất sâu về quan họ.

Giữ gìn văn hóa quan họ cổ

Họa sĩ Đỗ Dũng - Chủ nhiệm CLB vốn là người chơi quan họ từ khá lâu. Ngoài chơi, anh còn nghiên cứu, sưu tầm văn hóa quan họ cổ. “Theo tôi, việc thành lập CLB này chính là cách lưu giữ văn hóa quan họ cổ tốt nhất. Muốn gìn giữ phải tạo cho người yêu quan họ một môi trường diễn xướng, có như thế mới làm lan tỏa tinh hoa của quan họ cổ”, họa sĩ Đỗ Dũng nói.

Không chỉ để giữ gìn tinh hoa văn hóa của cha ông, những canh hát quan họ còn mang lại những lợi ích về sức khỏe và hun đúc cho mỗi người một lối sống cao đẹp và nhân văn hơn. Như chị Hai Chính, ngoài thú vui hát quan họ, chị còn mở lớp dạy Văn và Toán ở nhà cho học sinh. Thông qua lớp học, chị vẫn thường lồng ghép tình yêu quan họ cho các em. Bởi theo chị: "Các câu hát quan họ là những lời hay ý đẹp, là cách giao tiếp chuẩn mực được các cụ truyền đạt bằng điệu nhạc nên rất dễ thấm. Không còn chuyện "phải" nữa mà là tự nguyện học theo và làm theo. Chính vì thế mà người hát quan họ luôn có lối sống đẹp với nhau, yêu thương và gắn kết, bất kể họ có xuất thân ra sao. Cứ bảo tuổi già tham gia các CLB để sống vui, quên hết buồn phiền nhưng thực sự với chúng tôi thì chả có tí stress nào để xả nữa. Nhờ có quan họ mà chúng tôi luôn yêu đời, yêu người. Đó là những giá trị vô giá mà văn hóa cha ông để lại cho chúng ta".

Với sư thầy Thích Thông Đạt cũng vậy. Ngoài kinh Phật, sư thầy cũng vận dụng cả các câu hát quan họ như "còn duyên kẻ đón người đưa, hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng" thành "còn duyên nguyện đến Tây Phương, hết duyên nguyện đến quê hương di đà". Theo sư thầy, như thế vừa gìn giữ được bản sắc văn hóa, vừa giúp cho việc giảng pháp phong phú và cuốn hút các phật tử hơn.

Hiện, các hình thức sinh hoạt CLB như hiện nay đều do các nghệ nhân tự đóng góp kinh phí để duy trì. Trăn trở của họa sĩ Đỗ Dũng và PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Hưng không phải là tìm kiếm kinh phí hay đầu ra cho CLB, mà quan trọng hơn là ngày càng sưu tầm và lưu giữ được nhiều câu hát cổ hơn nữa. Bởi vốn liếng của cha ông có hàng nghìn bài hát, có thể vận dụng được ở bất cứ tình huống nào nhưng cho đến nay, việc phục dựng và sưu tầm vẫn còn khá ít ỏi.

Một canh hát đúng lề lối thường kéo dài từ 7-8h tối cho đến 2-3h sáng, trình tự được chia thành 3 chặng. Đầu tiên là hát giọng cổ hay giọng lề lối như: “La rằng”, “Đường bạn”, “Kim lan”, “Tình tang”, “Cây gạo”, “Cái ả cái hời”… Chặng giữa là hát những bài thuộc hệ thống giọng lẻ, giọng vặt. Ở chặng này, người ca không phải tuân theo trình tự các giọng bắt buộc như chặng đầu. Chặng cuối, quan họ khách thường hát những câu giã bạn để xin phép chủ ra về, còn quan họ chủ thì hát đối những lời ca giữ khách. Cả khách và chủ đều trong tâm trạng quyến luyến, bịn rịn, không muốn rời nhau nên cả hai bên thường ca những câu xúc động như: “Người ơi, người ở đừng về”, “Tạm biệt từ đây”, “Chia rẽ đôi nơi”, “Kẻ Bắc người Nam”, “Con nhện giăng mùng”… và dùng dằng hẹn đến hội sau với câu “Đến hẹn lại lên”...

Minh Nhật

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con trai đời thực tròn 10 tuổi của bà Liên phim 'Cha tôi người ở lại'

Con trai đời thực tròn 10 tuổi của bà Liên phim 'Cha tôi người ở lại'

Giải trí - 19 phút trước

GĐXH - 'Bà Liên' Thu Quỳnh của phim "Cha tôi người ở lại" mới đây đã khoe con trai bé Be đã tròn 10 tuổi. Hình ảnh cao lớn hơn tuổi của cậu bé khiến khán giả chú ý.

Thanh Thúy - Đức Thịnh tiết lộ điều đặc biệt giấu kín về hôn nhân 17 năm

Thanh Thúy - Đức Thịnh tiết lộ điều đặc biệt giấu kín về hôn nhân 17 năm

Câu chuyện văn hóa - 48 phút trước

Gần 2 thập kỷ bên nhau, cặp đôi NSƯT Đức Thịnh - Thanh Thúy trải qua không ít sóng gió. Họ dần học cách lắng nghe, bao dung, ý thức trách nhiệm vì tổ ấm.

H'Ăng Niê: Từ cô bé chăn bò đến 'ngọc trai đen' của làng mẫu Việt

H'Ăng Niê: Từ cô bé chăn bò đến 'ngọc trai đen' của làng mẫu Việt

Câu chuyện văn hóa - 2 giờ trước

H'Ăng Niê - cô gái Ê-đê từ Buôn Đôn - vượt qua nghèo khó, định kiến để trở thành á hậu, người mẫu nổi tiếng.

'Bạn gái' kiến trúc sư của Bùi Như Lai phim 'Cha tôi, người ở lại' gợi cảm với áo ren xuyên thấu

'Bạn gái' kiến trúc sư của Bùi Như Lai phim 'Cha tôi, người ở lại' gợi cảm với áo ren xuyên thấu

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Lương Thu Trang - nữ diễn viên đang được khen ngợi với vai bạn gái lệch tuổi của Bùi Như Lai trong phim "Cha tôi, người ở lại" gây chú ý khi diện thiết kế xuyên thấu.

Lương Thu Trang - Duy Hưng vào vai hôn nhân không hạnh phúc trong phim mới 'Dịu dàng màu nắng'

Lương Thu Trang - Duy Hưng vào vai hôn nhân không hạnh phúc trong phim mới 'Dịu dàng màu nắng'

Xem - nghe - đọc - 14 giờ trước

GĐXH - Đây là lần đầu tiên Lương Thu Trang và Duy Hưng đóng cặp với nhau trong bộ phim về cuộc sống của người lao động trong xóm trọ.

Nữ NSND quê Hải Phòng nổi tiếng thập niên 90 với ca khúc 'Tình ca Tây Bắc' giờ ra sao ở tuổi U70?

Nữ NSND quê Hải Phòng nổi tiếng thập niên 90 với ca khúc 'Tình ca Tây Bắc' giờ ra sao ở tuổi U70?

Giải trí - 14 giờ trước

GĐXH - NSND Tố Uyên là nghệ sĩ quê Hải Phòng nổi tiếng ở thập niên 90 qua các khúc: Dòng sông quê em, dòng sông quê anh, Tình ca Tây Bắc, Khúc hát sông quê... Ở tuổi U70, cuộc sống của bà giờ ra sao?

Nữ diễn viên 28 tuổi xinh như lớp 10 đang gây tranh cãi trong phim "Cha tôi, người ở lại" là ai?

Nữ diễn viên 28 tuổi xinh như lớp 10 đang gây tranh cãi trong phim "Cha tôi, người ở lại" là ai?

Giải trí - 16 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền có vai diễn thành công, nhưng nhân vật An lại gây nhiều tranh cãi trong phim "Cha tôi, người ở lại".

Diễn viên Thu Quỳnh lại gây tranh cãi trong 'Cha tôi, người ở lại', khán giả ngán ngẩm tắt ti vi?

Diễn viên Thu Quỳnh lại gây tranh cãi trong 'Cha tôi, người ở lại', khán giả ngán ngẩm tắt ti vi?

Giải trí - 17 giờ trước

GĐXH - Tưởng chừng bà Liên (diễn viên Thu Quỳnh) thay đổi tâm tính, nào ngờ một lần nữa bà lại có những lời nói khiến khán giả càng thêm ghét.

Nhạc phim 'Cha tôi, người ở lại' lấy 'nước mắt' khán giả giữa lúc phim bị chê tơi tả

Nhạc phim 'Cha tôi, người ở lại' lấy 'nước mắt' khán giả giữa lúc phim bị chê tơi tả

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Dù nội dung và diễn viên phim "Cha tôi, người ở lại" bị chê tơi tả nhưng bù lại nhạc phim lại rất "được lòng" khán giả.

Ra mắt 2 cuốn sách đầu tiên về AI trong y học tại Việt Nam

Ra mắt 2 cuốn sách đầu tiên về AI trong y học tại Việt Nam

Xem - nghe - đọc - 19 giờ trước

GĐXH - Đó chính là hai cuốn sách "Cuộc cách mạng AI trong y học: GPT-4 và hơn thế nữa" và "Ứng dụng AI trong y tế: Học máy, học sâu và tương lai y học".

Top