Nghị lực phi thường của cô gái tàn tật, trong hình hài đứa trẻ lên 4
GiadinhNet - Ba mươi tuổi, Thu Thương vẫn trong hình hài của một cô bé lên 4 với chiều cao chỉ khoảng 80cm. Bị bệnh xương thủy tinh từ nhỏ, những tưởng cô gái nhỏ bé ấy sẽ chẳng làm được gì. Thế nhưng những gì Thu Thương làm được thực sự khiến nhiều người bất ngờ.
Nghị lực phi thường của cô gái tàn tật khiến nhiều người khâm phục. Ảnh: Thiên Ân |
Thương là con thứ hai trong gia đình bốn anh chị em. Số phận nghiệt ngã buộc cô phải quanh năm gắn bó với manh chiếu trong nhà, không thể tự di chuyển bằng chân mà phải lăn mình đến các nơi trong căn phòng bé nhỏ.
Năm 11 tuổi, gia đình rời quê lên Hà Nội. Mẹ Thương mở một cửa hàng sửa chữa quần áo tại nhà để kiếm thêm thu nhập và tiện bề chăm sóc mỗi lúc Thương ốm đau. Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, mẹ dạy Thương học chữ rồi đan len. Thương sáng dạ và tiếp thu nhanh chóng.
Tình cờ trong một lần xem tivi, cô bắt gặp chương trình “Người tốt việc tốt”. Số đó đài truyền hình giới thiệu câu lạc bộ cho người khuyết tật “Vì ngày mai”. Thương đòi bố mẹ cho tham gia. Lúc đầu, bố mẹ không đồng ý vì nghĩ “suốt ngày nằm thế kia thì làm được gì, kiếm được bao nhiêu mà làm”, rồi việc đưa con đi lại sẽ dễ gãy xương. Nhưng cuối cùng chị cũng thuyết phục được bố mẹ cho đi học cách làm đèn bằng cúc áo ở Trung tâm “Vì ngày mai”.
Đều đặn tháng 2 lần, bố mẹ chở Thương đi học nghề. Bố chở xe máy còn mẹ ngồi đằng sau bế, phải đi rất chậm, tránh bị xóc. Có hôm trời mưa hoặc hỏng xe giữa đường, mẹ bế con ngồi trên vỉa hè đợi bố. Những lúc đấy, chị lại càng thấy thương bố mẹ hơn, càng quyết tâm phải học cho thành công.
Nhờ đôi bàn tay khéo léo, kiên trì, cuối cùng sau 3 tháng, chị đã có thể tự làm ra sản phẩm bằng chính đôi tay của mình. Rồi từ ấy, Thương đã mày mò tự làm ra các sản phẩm với mẫu mã sáng tạo hơn, được nhiều người yêu thích.
Được một thời gian, đến năm 2005 chị nhận thấy nhu cầu thị trường không chỉ ưa chuộng các sản phẩm được làm bằng cúc áo mà các sản phẩm "tranh giấy nghệ thuật" cũng là một mặt hàng bán chạy. Nắm bắt được nhu cầu đó, chị đã tự mình mày mò tìm kiếm, học hỏi trên mạng.
Chia sẻ về những bước đầu trong việc làm tranh quấn giấy chị cho biết: “Việc tìm nguyên liệu để làm tranh giấy thì không hề đơn giản như tôi nghĩ. Giấy dùng làm nguyên liệu phải là loại giấy có độ dai, bền, chắc nhất định. Một năm tìm kiếm trên mạng, nhờ bạn bè giới thiệu tôi mới tìm được loại giấy ưng ý”.
Sau gần 10 năm theo nghề sản xuất và kinh doanh tranh giấy, Thương đã thành lập cho mình một công ty riêng hoạt động theo chu trình khép kín, từ việc thu mua nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Ngày 13/6/2013 Thu Thương bắt đầu đăng ký kinh doanh cho công ty. Không chỉ bán hàng truyền thống, Thu Thương còn sở hữu một website thuongthuong.net để giới thiệu sản phẩm, bán hàng qua mạng. Đầu tháng 1/2014, Công ty Thương Thương mới hoàn thiện một đơn hàng lớn nhất với 1.000 tấm thiệp cho Tập đoàn Tôn Hoa Sen, thu về 35 triệu đồng.
“Anh hùng thầm lặng”
Trung tâm dạy nghề và đào tạo việc làm Thương Thương. Ảnh: Thiên Ân |
Đến nay Trung tâm dạy nghề Thương Thương ở thôn Nam Phú, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã đi vào hoạt động. Trung tâm sẽ là nơi sản xuất, có chỗ ăn ở luôn cho các bạn khuyết tật đến làm việc. Chị mong muốn Trung tâm sẽ là nơi để các bạn khuyết tật có cùng hoàn cảnh có thể giao lưu, làm việc và chung sống như một gia đình nhỏ trong xã hội.
Nhìn cô gái xương thủy tinh năm nay đã ở cái tuổi 30 nhưng chỉ lớn bằng đứa trẻ lên 4, không có khả năng tự đi lại được, nhưng có thể làm được những việc phi thường, chúng tôi hiểu vì sao cách đây 4 năm, chị được Tập đoàn Phần mềm Microsoft tặng danh hiệu “Anh hùng thầm lặng”. Cùng với đó, chị còn được UBND TP Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”, được Bộ LĐ,TB&XH tặng Bằng khen “Phấn đấu vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, công tác và học tập”…
Chia tay, tôi hỏi chị, nếu bây giờ cho một điều ước thì chị sẽ ước gì? Không cần đắn đo suy nghĩ, với nụ cười hóm hỉnh chị bảo chỉ mong có đủ sức khỏe để ngày càng giúp đỡ được nhiều hơn những số phận như mình.
Thiên Ân
Bé Khánh An mất một bên chân sau tai nạn đã tự tin bước đi trên ‘chân’ mới
Kết chuyển - 4 giờ trướcGĐXH – Mới đây, bé Khánh An bị mất một bên chân sau tai nạn đã được nhà hảo tâm hỗ trợ lắp chân giả miễn phí. Con đã có thể tự tin đi lại trên đôi chân mới của mình.
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường
Vòng tay nhân ái - 4 ngày trướcGĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước
Vòng tay nhân ái - 5 ngày trướcGĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân ái - 1 tuần trướcGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.
Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định
Vòng tay nhân ái - 1 tuần trướcGĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.
MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.
Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.
MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ
Cảnh ngộ - 3 tuần trướcGĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân áiGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.