Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người bệnh đái tháo đường tập luyện thế nào cho an toàn?

Thứ hai, 08:03 07/02/2022 | Dân số và phát triển

Tuân thủ điều trị, dinh dưỡng hợp lý, kết hợp tập luyện phù hợp là ba yếu tố quan trọng nhất giúp ổn định nồng độ đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường.

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose máu có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt, đặc biệt là các biến chứng thần kinh và mạch máu ngoại vi.

Tập luyện thể lực đúng cách giúp làm giảm nồng độ đường máu cả trong và sau khi tập, nhờ cơ chế tăng sử dụng đường tại cơ và tăng tính nhạy cảm với insulin của tế bào, về lâu dài có tác dụng ổn định nồng độ đường máu, giảm nhu cầu thuốc hạ đường máu và insulin, giảm biến chứng của bệnh.

Để tập luyện có hiệu quả, an toàn, tránh những tác hại do thiếu sự chuẩn bị và do tập luyện không đúng phương pháp gây ra, người tập cần chú ý tuân thủ những nguyên tắc, hướng dẫn cụ thể.

1. Chú ý vấn đề an toàn trong tập luyện ở bệnh nhân đái tháo đường

Nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập để phát hiện những bệnh lý, những rối loạn tiềm tàng khác hoặc những biến chứng đã có của ĐTĐ, đặc biệt là các bệnh lý hay biến chứng tim, mạch máu, huyết áp, thận, thần kinh ngoại biên, bệnh lý cơ quan vận động nhằm lựa chọn loại hình vận động phù hợp nhất.

Người mới bắt đầu luyện tập cần xác định loại hình tập luyện, cường độ, tần suất, thời gian phù hợp với đặc điểm cá nhân, tình trạng sức khỏe.

Kiểm tra nồng độ đường máu trước khi tập, nếu đường máu >250mg/dl (>14mmol/L) và xét nghiệm có ceton trong nước tiểu thì nên điều trị hết ceton niệu mới tập. Khi đường máu quá cao (>300mg/dl) hoặc quá thấp (<70mg/dl), đặc biệt ĐTĐ type I thì mặc dù không có ceton niệu cũng không nên tập.

Đo nồng độ đường máu sau tập thường xuyên để đánh giá ảnh hưởng của tập luyện, xác định loại hình bài tập, cường độ, thời gian, tần suất vận động thích hợp nhất. Ngừng tập và khám ngay nếu phát hiện những bất thường của cơ thể trong quá trình luyện tập. Định kỳ kiểm tra tổng thể phát hiện sớm những ảnh hưởng bất lợi để điều chỉnh kịp thời.

Chuẩn bị sẵn một số thức ăn có đường để bổ sung kịp thời khi có các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, run tay chân… do hạ đường huyết trong khi tập, nhất là ở những người đang dùng thuốc hạ đường huyết và insulin. Tránh tập quá gần (<2h) hoặc quá xa (>4h) sau khi ăn.

 - Ảnh 3.

Người bệnh đái tháo đường cần chọn loại hình vận động phù hợp với mình.

Nên tập theo nhóm để được hỗ trợ kịp thời khi có các nguy cơ hạ đường máu hay biến chứng tim mạch (đau thắt ngực), đặc biệt ở những người có tiền sử bệnh lý hoặc đã có biến chứng tim mạch. Thận trọng với những môn thể thao dã ngoại đòi hỏi gắng sức nhiều, khó xử lý kịp thời khi có bất thường như leo núi, xe đạp đường dài…

Trang phục, giày tập phải phù hợp, nhất là đối với những người có biến chứng thần kinh ngoại biên gây giảm hoặc mất cảm giác ở chân.

2. Tuân thủ các nguyên tắc tập luyện

Cường độ và thời gian vận động có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả tập luyện, tuy vậy cần tránh gắng sức quá mức. Người tập có thể tự xác định được một cách tương đối cường độ vận động của mình thông qua test nói chuyện, tính nhịp tim tối đa hoặc mức độ gắng sức theo cảm nhận. Ở cường độ thấp người tập có thể vừa tập vừa nói chuyện dễ dàng, cường độ cao hơn sẽ thở khó khăn hơn, nói ngắt quãng… Để tính cường độ vận động một cách chính xác sẽ cần có sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia thể lực.

Khởi động khoảng 5-10 phút với bài tập thể dục cường độ thấp, các động tác mềm dẻo, căng dãn cơ để phòng tránh chấn thương. Tiếp theo lựa chọn các bài tập nặng hơn với cường độ từ trung bình (các bài tập sức bền), thời gian tối thiểu 30 phút mỗi ngày phù hợp với tình trạng sức khỏe và đặc điểm lối sống, sở thích của cá nhân. Có thể chọn hoặc phối hợp thêm với các bài tập cường độ lớn hơn (các bài tập sức mạnh) với thời gian thích hợp. Giảm dần khối lượng và cường độ vận động khoảng 5-10 phút trước khi kết thúc buổi tập bằng các động tác thư giãn thả lỏng, co duỗi khớp, đi bộ hít thở nhẹ nhàng.

Nên bắt đầu với lượng vận động nhẹ rồi tăng dần, duy trì tập luyện với cường độ thấp hơn năng lực một chút nhưng đều đặn thường xuyên có ý nghĩa hơn nhiều so với hoạt động cường độ cao thời gian ngắn.

 - Ảnh 4.

Người bệnh đái tháo đường cần tránh các môn thể thao đòi hỏi sức mạnh.

3. Một số bài tập và phương pháp tập luyện phù hợp

Các hoạt động thể lực cơ bản như đi bộ, leo cầu thang, các bài tập thể dục… có thể tập luyện hàng ngày với cường độ thấp trong thời gian từ 30 phút trở lên.

Các bài tập sức bền như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi, khiêu vũ, thể dục thẩm mỹ, các môn thể thao với bóng… tập với cường độ trung bình đến lớn, thời gian từ 30-60 phút, tần suất 3-5 lần/tuần.

Các hình thức tập luyện sức mạnh như các bài tập đối kháng, nhảy dây, các bài tập kéo, đẩy, nâng… với cường độ lớn, số lần thực hiện tùy thuộc năng lực người tập, tần suất 2-3 lần/tuần.

ĐTĐ có biến chứng tim mạch nên giảm cường độ, tránh các bài tập sức mạnh như nâng, đẩy, chạy nhanh, các môn đối kháng... Nếu có biến chứng ở mắt nên giảm trọng lượng và tăng số lần thực hiện động tác. ĐTĐ có biến chứng thần kinh ngoại biên nên tập các bài tập vận động cơ bản, nhẹ nhàng, có thể tập ở tư thế ngồi hoặc nằm. Chú ý lựa chọn những loại hình vận động phù hợp khi có mắc kèm các bệnh lý cơ xương khớp, cột sống. Tập luyện với mục đích giảm cân phải phối hợp với chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Duy trì lối sống lành mạnh, tinh thần thư thái thông qua tập luyện đúng cách với lượng vận động thích hợp giúp cải thiện chức năng của các hệ thống cơ quan khác nhau của cơ thể, nhờ đó nâng cao thể trạng và năng lực chung, phòng, điều trị và hạn chế biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ĐTĐ.

BS. Phạm Quang Thuận Bệnh viện Thể thao Việt Nam
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Top