Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người bệnh thoát “án tử” từ tâm dịch Hạ Lôi

Thứ năm, 08:00 07/05/2020 | Sống khỏe

Tại tâm dịch Hạ Lôi giữa những ngày cách ly, một phụ mang thai ngoài tử cung bị vỡ, một bệnh nhân bị tắc mạch vành... họ may mắn vượt qua thời khắc sinh tử nhờ vào đội ngũ cán bộ y tế tận tuỵ và trách nhiệm…

Ca cấp cứu nghẹt thở tại Phòng khám dã chiến

Ngày 6/5, thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh) – một trong những điểm nóng dịch bệnh của Hà Nội đã chính thức được dỡ phong tỏa sau 28 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới.

Với chị Đặng Thị H. (39 tuổi, Hạ Lôi, Mê Linh), cảm xúc có lẽ còn đặc biệt hơn bởi chị đã từng phải vượt qua thời khắc sinh tử khi ở trong tâm dịch. Gần một tuần sau khi Hạ Lôi bị cách ly, chị H. bỗng xuất hiện cơn đau bụng dữ dội kèm theo biểu hiện hoa mắt, chóng mặt và khó thở.

Người bệnh thoát “án tử” từ tâm dịch Hạ Lôi - Ảnh 1.

Người dân được thăm khám theo quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường tại Phòng khám dã chiến Hạ Lôi

Tại Phòng khám dã chiến Hạ Lôi, hình ảnh siêu âm của bệnh nhân H. cho thấy có nhiều ổ dịch trong bụng, sơ bộ chẩn đoán thai ngoài tử cung bị vỡ. Các y bác sĩ từ Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh được phân công, huy động tăng cường ở phòng khám dã chiến đã nhanh chóng áp dụng quy trình chuẩn để đưa bệnh nhân thẳng từ Hạ Lôi về Bệnh viện này cấp cứu vào lúc 0 giờ 10 phút ngày 13/4. Chị H. được hội chẩn và chỉ định mổ cấp cứu trong đêm.

Cùng lúc đó, công tác khử khuẩn liên tiếp được tiến hành từ lúc tiếp nhận bệnh nhân, cho tới khi đưa vào phòng mổ. Khu phòng mổ được thiết lập một hành lang cách ly riêng. Đặc biệt, kíp phẫu thuật cũng giảm thiểu tối đa, chỉ còn 5 y bác sĩ, trong khi ca mổ thông thường phải có 7-8 người.

5 giờ sáng cùng ngày, ca phẫu thuật đã thành công. Cuộc chạy đua dành tính mạng cho bệnh nhân mang thai ngoài tử cung bị vỡ đã chiến thắng ngoạn mục. Việc thực hiện chuẩn quy trình khám chữa bệnh trong mùa dịch, đảm bảo nguyên tắc vệ sinh môi trường không những đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, y bác sĩ trực tiếp tham gia kíp cấp cứu mà còn giúp Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh yên tâm tiếp tục duy trì hoạt động của mình.

"Trong điều kiện bình thường thì việc điều trị, phẫu thuật cho ca bệnh trên không khó, tuy nhiên, trong bối cảnh bệnh nhân là người dân tại tâm dịch thì tất cả đều phải tuân thủ theo một quy định cực kỳ nghiêm ngặt. Làm sao để vừa đảm bảo quy định phòng chống dịch COVID-19, lại không chậm trễ để cứu bệnh nhân", Bác sĩ Đỗ Viết Tuyến - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh chia sẻ khó khăn.

Ngoài trường hợp của chị H., bệnh nhân N.H.M bị đau ruột thừa, hay bệnh nhân P.T.Q (thôn Hạ Lôi) bị tắc mạch vành ở vùng cách ly, dù tình trạng nguy hiểm nhưng cũng đã được cấp cứu thành công nhờ vào đội ngũ y bác sĩ ngày đêm cắm chốt tại phòng khám dã chiến.

Hiện tại, sức khỏe của chị H. đã hồi phục trở lại. Để tiếp tục bảo vệ sức khỏe của mình sau ca mổ, bệnh nhân tiếp tục duy trì thói quen xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn theo lời khuyên của các y bác sĩ. Một mặt đảm bảo sức khỏe và quy trình điều trị cho bệnh nhân, một mặt đảm bảo điều kiện vệ sinh để ngăn chặn sự lây lan trong bệnh viện, trong cộng đồng là một thách thức mà những người hùng của chúng ta đã hoàn thành xuất sắc tại Hạ Lôi.

An tâm cách ly để sớm trở lại cuộc sống bình thường

Tại Phòng khám dã chiến ở thôn Hạ Lôi, nữ điều dưỡng Bùi Thị Dung lần lượt đón tiếp từng bệnh nhân tới khám với quy trình nghiêm ngặt. Đeo kính mắt, khẩu trang, vận bộ đồ bảo hộ bao kín cơ thể, điều dưỡng Dung tiến hành đo nhiệt độ của từng người dân kèm theo hướng dẫn người dân sử dụng dung dịch sát khuẩn trước và sau khi ra vào phòng khám, đảm bảo khoảng cách ngồi giãn cách 2 mét trong khi chờ đợi.

Nữ điều dưỡng Dung làm việc ở Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh, tuy nhiên, khi Hạ Lôi trở thành "điểm nóng", chị được điều động về để hỗ trợ đội ngũ cán bộ y tế xã. Được đào tạo, trang bị đầy đủ những kiến thức đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường tại cơ sở y tế, nên khi bắt tay vào công việc, chị Dung cùng các đồng nghiệp của mình đều thực hiện một cách chặt chẽ, tạo niềm tin cho những người dân tới khám chữa bệnh. Chị và đồng nghiệp đều thực hành rửa tay khử khuẩn, thay quần áo sau khi kết thúc ca trực…

"Những người dân tới khám có một trong nhưng biểu hiện ho, sốt, đau rát họng, khó thở sẽ được hướng dẫn phân loại sàng lọc và chuyển người bệnh sang phòng khám COVID-19 ngay để tiến hành xử lý theo quy định của Bộ Y tế", điều dưỡng Dung cho hay.

Người bệnh thoát “án tử” từ tâm dịch Hạ Lôi - Ảnh 2.

Có mặt tại phòng khám dã chiến, bà Nguyễn Thị Nương (74 tuổi, thôn Hạ Lôi, Mê Linh) cho biết mình bị mắc bệnh tiểu đường hơn 10 năm nay. Giữa tâm dịch, bà cảm thấy may mắn khi không phải đi xa nhưng vẫn có thể nhận thuốc điều trị căn bệnh mãn tính.

"Công tác vệ sinh, khử khuẩn ở đây rất đảm bảo. Chúng tôi đều được hướng dẫn rửa tay trước khi vào phòng khám, phun xịt khử khuẩn xe máy xe đạp. Các bác sĩ luôn nhắc nhở chúng tôi giữ đúng khoảng cách, đeo khẩu trang đúng cách trong suốt quá trình thăm khám bệnh. Thay vì lên Trung tâm y tế huyện, tôi được nhận thuốc ngay tại đây mà không lo sợ bị lây nhiễm", bà Nương nói.

Trước sự vào cuộc mạnh mẽ của lực lượng chức năng, bà Nương cho hay, bản thân mình và những người hàng xóm đều cảm thấy an tâm chấp hành tốt việc cách ly. Họ "nằm lòng" thực hiện những khuyến cáo của Chính phủ và ngành y tế từ tránh ra ngoài khi không cần thiết, đeo khẩu trang tới rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch có trên 60% cồn, giữ khoảng cách khi giao tiếp... "Chúng tôi hy vọng sẽ sớm quay trở lại với cuộc sống thường ngày, khi chưa có bệnh dịch, và cố gắng duy trì những thói quen vệ sinh mà các bác sĩ đã hướng dẫn suốt thời gian cách ly để dịch không bùng phát trở lại", bà Nương hào hứng.

Theo Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y Tế, thì vi rút SARS-CoV-2 có thể lây trực tiếp từ người sang người do hít phải các giọt bắn trong không khí khi người mang vi rút ho, hắt hơi, nói chuyện. Hoặc thông qua tiếp xúc gián tiếp do các giọt bắn có chứa vi rút rơi xuống đất và các bề mặt xung quanh và lây truyền qua bàn tay khi chúng ta cầm nắm, tiếp xúc với các bề mặt vật dụng như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, bàn phím, điện thoại… sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt. Các nghiên cứu cho thấy, vi rút SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong vòng vài giờ đến nhiều ngày tùy loại bề mặt vật liệu. Do vậy, việc thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng, vệ sinh bề mặt bằng các dung dịch vệ sinh khử khuẩn là một trong những biện pháp quan trọng để cắt đứt đường lây truyền của bệnh COVID-19 cũng như các dịch, bệnh truyền nhiễm khác lây qua đường hô hấp, tiêu hóa.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 4 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 18 giờ trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 18 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Top