Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Chủ nhật, 13:36 13/04/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

GĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Bệnh tiểu đường khi nào nguy hiểm?

Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai.

Khi cơ thể bị tăng glucose trong thời gian dài sẽ gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh... nếu không đường điều trị sớm

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, có thể chia làm 3 loại chính bao gồm: Tiểu đường tuýp 1 gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin. Tiểu đường tuýp 2 được biết đến như tiểu đường không phụ thuộc insulin. Tiểu đường tuýp 3, còn được gọi là tiểu đường thai kỳ, là tình trạng glucose máu tăng trong quá trình mang thai ở phụ nữ không có tiền sử tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Trong số người mắc bệnh tiểu dường thì có khoảng 5 - 10% người bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Bệnh tiểu đường tuýp 1 xuất phát từ phản ứng tự miễn dịch, trong đó cơ thể tự tấn, phản ứng này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất insulin trong cơ thể. Triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 1 thường xuất hiện nhanh chóng và thường được phát hiện ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên.

Người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 sẽ cần dùng insulin mỗi ngày để sống sót. Hiện tại, chưa có cách nào để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 1.

Bệnh đái tháo đường tuýp 2

Có khoảng 90 - 95% người bệnh mắc bệnh đái tháo đường thuộc tuýp 2. Bệnh xảy ra khi cơ thể mất khả năng sử dụng insulin một cách hiệu quả và không thể duy trì mức đường huyết ở mức bình thường. Bệnh này phát triển theo thời gian và thường được chẩn đoán ở người trưởng thành (nhưng cũng ngày càng phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên). 

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể được ngăn ngừa hoặc trì hoãn thông qua các thay đổi lối sống lành mạnh, như: Giảm cân, ăn thực phẩm lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao...

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển ở phụ nữ mang thai chưa từng mắc bệnh đái tháo đường trước đây. Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe của thai nhi tăng lên. 

Bệnh đái tháo đường thai kỳ thường biến mất sau khi thai nhi ra đời. Tuy nhiên, nó cũng tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai. Thai nhi của bạn có khả năng phát triển béo phì ở thời niên thiếu và mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 sau này trong cuộc đời.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Nhìn chung, người bệnh tiêu đường thường có những biểu hiện chung như: Khát và đói quá mức; đi tiểu thường xuyên; buồn ngủ hoặc mệt mỏi; da ngứa khô; nhìn mờ; vết thương chậm lành...

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Bệnh tiểu đường type 2 có thể tạo ra các mảng tối ở nếp gấp của da ở nách và cổ. Vì bệnh tiểu đường type 2 thường mất nhiều thời gian hơn để chẩn đoán, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng tại thời điểm chẩn đoán, như đau hoặc tê ở bàn chân.

Bệnh tiểu đường type 1 thường phát triển nhanh hơn và có thể gây ra các triệu chứng như giảm cân hoặc nhiễm toan ceton do bệnh đái tháo đường (tên tiếng Anh là diabetic ketoacidosis), thể xảy ra khi người bệnh có lượng đường trong máu rất cao, nhưng ít hoặc không có insulin trong cơ thể.

Các triệu chứng của cả hai loại bệnh tiểu đường có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nhìn chung type1 xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi. Type 2 xảy ra ở những người trên 45 tuổi. Nhưng ngày nay, có nhiều người trẻ tuổi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 do lối sống ít vận động và tăng cân.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để sống chung với bệnh?

Bệnh đái tháo đường có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Nếu bạn bị đái tháo đường tuýp 1 bạn sẽ điều trị bắt buộc dùng insulin trong suốt quãng đời còn lại, vì do cơ thể của bạn không tự sản xuất insulin. Nếu bạn bị đái tháo đường typ2, nếu có thể kiểm soát tình trạng của bạn bằng thay đổi lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống và tập thể dục. Bạn cũng có thể cần dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm, bao gồm insulin hoặc metformin, để kiểm soát lượng đường trong máu.

Khi bạn bị đái tháo đường bạn sẽ cần theo dõi nghiêm túc chế độ ăn uống của mình để ngăn chặn lượng đường trong máu tăng quá cao. Điều này thường có nghĩa là theo dõi lượng carbohydrate cũng như hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ. Bác sĩ sẽ đưa cho bạn một phác đồ điều trị để giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết

GĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

GĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm nàyĐo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm này

GĐXH - Một trong những sai lầm cần tránh khi đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường là không đo liên tục trên cùng một ngón tay, không tái sử dụng các loại que thử...

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Ớt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Gan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ung thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bất ngờ phát hiện khối u nhỏ ở ngực, nhưng do còn trẻ, có sức khỏe tốt và không có tiền sử bệnh gia đình nên cô đã không quá lo lắng.

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Bệnh tiểu đường biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận hoặc đột quỵ...

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Do hệ thống cáp thang máy bị đứt, buồng thang rơi thẳng từ độ cao khoảng 4 mét khiến bà bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng ngực, thắt lưng và hai gót chân.

Top