Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người cao tuổi nên đi bộ bao nhiêu phút mỗi ngày?

Thứ hai, 09:41 04/11/2024 | Dân số và phát triển

Trước khi đi bộ, người cao tuổi cần khởi động kỹ và lắng nghe cơ thể trong suốt quá trình luyện tập. Việc người cao tuổi đi bộ bao lâu, cường độ như thế nào phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Đi bộ có tác dụng gì cho người cao tuổi?

Đi bộ là hình thức tập luyện được nhiều người cao tuổi lựa chọn vì dễ dàng thực hiện và an toàn. Bên cạnh đó, việc đi bộ thường xuyên còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

- Tăng cường sức khỏe tim mạch : Khi đi bộ, lưu lượng máu sẽ được vận chuyển đi khắp cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất cũng như bảo vệ hệ thống tim mạch. Từ đó, người cao tuổi sẽ kiểm soát được huyết áp ổn định, hạn chế được tình trạng đột quỵ .

- Kiểm soát được cân nặng

- Hạn chế nguy cơ bị loãng xương và nguy cơ mắc viêm xương khớp, tăng cường mật độ xương

- Cải thiện sức khỏe tinh thần: Đi bộ ngoài trời trò chuyện cùng mọi người là cách để người già giảm căng thẳng, stress từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn lo âu , trầm cảm…

- Giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, ung thư nói chung, cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ , cải thiện sự cân bằng.

Người cao tuổi nên đi bộ bao nhiêu phút mỗi ngày?- Ảnh 1.

Nếu đi bộ 30 phút với cường độ trung bình hoặc nhẹ, người cao tuổi có thể đi bộ mỗi ngày.

Người cao tuổi nên đi bộ bao lâu mỗi ngày?

Nhiều người thường thắc mắc, ngày nào cũng đi bộ có sao không? Với người già, người cao tuổi các khuyến cáo được đưa ra là nên đi bộ khoảng 30 phút/ngày với cường độ trung bình hoặc thấp. Do vậy, nếu đi bộ với cường độ thấp hoặc trung bình khoảng 30 ngày/phút là điều hợp lý.

- Nếu người cao tuổi lựa chọn đi bộ với mục đích cải thiện sức khỏe, nâng cao thể trạng hoặc là cách để duy trì vận động thì đi bộ 30 phút mỗi ngày với cường độ trung bình hoặc nhẹ là hợp lý.

- Còn trong trường hợp người cao tuổi chọn đi bộ là môn thể dục để tập luyện với cường độ mạnh hoặc thời gian lâu hơn thì cần có 1 ngày trong tuần để nghỉ ngơi hoặc lựa chọn một môn thể thao khác để thay thế, thư giãn như: đạp xe , bơi, yoga …

- Nếu sức khỏe cho phép, người cao tuổi có thể lựa chọn những hình thức đi bộ như: đi bộ leo dốc, leo cầu thang, đi bộ nhanh … để duy trì tập luyện mỗi ngày.

- Với những trường hợp không thể đi bộ 30 phút mỗi ngày hoặc không thể đảm bảo đủ thời gian tập luyện trong ngày thì có thể duy trì những lần đi bộ ngắn.

Người cao tuổi nên đi bộ bao nhiêu phút mỗi ngày?- Ảnh 2.

Tốt nhất người cao tuổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn cường độ và thời gian phù hợp với từng người.

Tóm lại người già, người cao tuổi nên cố gắng duy trì ít nhất mỗi tuần 3 buổi để mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Người cao tuổi nên lắng nghe cơ thể để biết bản thân phù hợp với bộ môn nào, cường độ tập luyện ra sao. Việc tập luyện quá sức có thể gây phản tác dụng.

Bên cạnh đó, người cao tuổi là đối tượng dễ mắc các bệnh lý mạn tính. Do vậy, trước khi đi bộ hay tập luyện bất kỳ môn thể thao nào, người cao tuổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tìm ra cường độ vận động, thời gian tập luyện phù hợp nhất với bản thân cũng như đảm bảo hiệu quả. Nhất là những trường hợp cần thận trọng như người mắc các bệnh lý về tim mạch hoặc người đang gặp chấn thương , người mắc các bệnh lý về xương khớp … thì không nên ngày nào cũng đi bộ.

Một số lưu ý cho người cao tuổi để đi bộ hiệu quả:

  • Thời điểm khuyến cáo để đi bộ là các khung giờ: 5 - 7 giờ sáng, 15 -17 giờ chiều và 18 - 20 giờ tối.
  • Lựa chọn giày, trang phục phù hợp, thoải mái, vào mùa đông cần giữ đủ ấm cho cơ thể.
  • Không ăn quá no trước khi đi bộ, nên ăn nhẹ khoảng 1 giờ trước khi đi.
  • Không đi bộ quá khuya, nên đi trước 21 giờ.
  • Khởi động kỹ trước khi đi và duy trì tư thế đúng để đạt hiệu quả tốt nhất.
BS Nguyễn Ngọc Định
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thai phụ bị quá kích buồng trứng, phải phẫu thuật sau khi thực hiện IUI

Thai phụ bị quá kích buồng trứng, phải phẫu thuật sau khi thực hiện IUI

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sau khi thực hiện IUI thành công, thai phụ thường xuyên khó thở, căng tức bụng, buồn nôn phải phẫu thuật cắt lọc mô buồng trứng, hút hơn 10 lít dịch… do bị quá kích buồng trứng.

Mẹo đi bộ an toàn ở người cao tuổi, tránh té ngã

Mẹo đi bộ an toàn ở người cao tuổi, tránh té ngã

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Đi bộ là bài tập tốt cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là người lớn tuổi, vì đây là hoạt động thể chất ít tác động. Một số mẹo giúp người cao tuổi đi bộ an toàn, ngăn ngừa chấn thương...

Sổi nổi hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên

Sổi nổi hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?

Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng các cơ quan sinh dục nữ thường gặp. Phần lớn viêm vùng chậu có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Do đó, bệnh thường được phát hiện muộn và việc điều trị ở giai đoạn muộn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

Thực phẩm giàu phytoestrogen tốt cho phụ nữ mãn kinh

Thực phẩm giàu phytoestrogen tốt cho phụ nữ mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Một trong những cách tiềm năng có thể giúp cân bằng nội tiết tố tự nhiên cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh là bổ sung thực phẩm giàu phytoestrogen - hợp chất có nguồn gốc từ thực vật có cấu trúc tương tự như hormone sinh dục nữ.

5 câu hỏi thường gặp khi trẻ dậy thì muộn

5 câu hỏi thường gặp khi trẻ dậy thì muộn

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Dậy thì muộn là một dạng rối loạn phát triển dậy thì. Với trẻ gái đến 14 -16 tuổi không có dấu hiệu dậy thì được coi là dậy thì muộn, trẻ trai được coi là muộn nếu sau tuổi 16.

Bác sĩ cảnh báo những bệnh có thể lây khi quan hệ tình dục bằng miệng

Bác sĩ cảnh báo những bệnh có thể lây khi quan hệ tình dục bằng miệng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều người vẫn nhầm tưởng quan hệ tình dục bằng miệng là an toàn tuyệt đối. Thực tế thì ngoài việc không dẫn đến mang thai, bất kỳ ai có quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục đều đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm bệnh. Đó là chia sẻ của PGS.TS. Nguyễn Hoài Bắc, trưởng Khoa Nam học và Y học giới tính (BV Đại học Y Hà Nội).

8 thói quen hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của nam giới

8 thói quen hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của nam giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Thường xuyên hút thuốc, sử dụng rượu bia, tiêu thụ các chất kích thích, kèm lối sống thiếu vận động, thức khuya, stress… là những nguyên nhân gia tăng nguy cơ gây vô sinh ở nam giới.

Nam giới cảnh giác với đau bìu có thể gây vô sinh

Nam giới cảnh giác với đau bìu có thể gây vô sinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nam giới nếu có biểu hiện đau bìu cần phải đi khám ngay, tránh nguy cơ dẫn đến vô sinh.

Cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức và những lưu ý cần biết

Cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức và những lưu ý cần biết

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Đau bụng kinh là tình trạng thường gặp ở chị em khi “đến tháng”. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng kinh như ít vận động hay vận động quá mạnh, do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý hoặc cũng có thể do bệnh lý. Giảm đau bụng kinh bằng cách nào và cần lưu ý gi?

Top