Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người cha mù chật vật nuôi con nhỏ ăn học

Thứ sáu, 10:58 12/06/2015 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Bị mù bẩm sinh, cả đời sống trong bóng tối, người đàn ông ngoài 50 tuổi này vẫn luôn bị nghèo đói và bất hạnh đeo bám. Vợ mắc bệnh hiểm nghèo và vĩnh viễn ra đi trong một cơn đau nặng, bỏ lại người chồng tật nguyền cô đơn giữa cõi đời cùng các con thơ dại…

 

Anh Lê Văn Quý với những ký ức đầy nước mắt của đời mình.
Anh Lê Văn Quý với những ký ức đầy nước mắt của đời mình.

 

Cuộc đời lầm lũi trong bóng tối

Tìm đến nhà anh Lê Văn Quý tại thôn Lai Tảo (xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Hà Nội), chúng tôi không khỏi ngậm ngùi trước căn nhà ngói lụp xụp. Bên trong căn nhà bong tróc, dột nát, cảnh tượng trống rỗng, tuềnh toàng, chẳng có gì đáng giá ngoài cái tivi cũ của người hàng xóm quá cố để lại, hai chiếc giường và chiếc quạt nhỏ. Giữa chiếc chiếu rách nát, mâm cơm của người cha mù và cậu con nhỏ chỉ vỏn vẹn bát cơm trắng cùng một bát mì nấu làm canh!

Không giống như những đứa trẻ bình thường khác, ngay khi cất tiếng khóc chào đời năm 1964, với đôi mắt bị mù khiến anh Quý vĩnh viễn không có cơ hội thấy sắc màu cuộc sống. Anh không biết mặt cha mẹ, thậm chí diện mạo của mình ra sao cũng không hình dung nổi. Nhà nghèo, cái ăn còn chưa đủ, cậu bé mù ấy còn phải đi chăn trâu, phụ giúp cha mẹ. Không ít lần anh vấp ngã trên đường, đập đầu vào bờ tường và trượt chân ngã xuống mương. Mỗi lần như thế, người dân xung quanh thương tình lại đưa anh về tận nhà để khỏi ngã lần nữa. Thấy tiếng bạn bè đồng trang lứa chơi đùa ngoài ngõ, nhiều lần, đôi mắt không thấy ánh sáng đó ngân ngấn hai hàng nước mắt tủi thân. Tuổi thơ cứ lầm lũi trôi qua trong bóng tối, ngày cũng như đêm, anh chỉ có thể lắng nghe mọi người nói và dùng đôi tay để cảm nhận.

Cuộc sống khắc nghiệt, khi chưa đầy 20 tuổi, bố mẹ Quý lần lượt qua đời. Anh phải sống nay nhà anh lớn, mai nhà em bé cho qua ngày. “Lúc bố mẹ mất, tôi không biết phải tiếp tục cuộc sống như thế nào. Đôi lúc tự trách mình vô dụng, không giúp được gì mà luôn là gánh nặng. Giá như tôi không có mặt trên cuộc đời này có khi mọi người đỡ khổ. Nhiều khi cũng muốn tìm đến cái chết để tự giải thoát cho mình, cho mọi người”, anh Quý tâm sự.

“Các con là đôi mắt của tôi”

Căn nhà ngói đơn sơ đang xuống cấp, nơi bốn bố con anh Quý đang nương tựa vào nhau sống qua ngày.  	Ảnh N.MAI

Căn nhà ngói đơn sơ đang xuống cấp, nơi bốn bố con anh Quý đang nương tựa vào nhau sống qua ngày. Ảnh N.MAI

 

Dường như ông trời vẫn còn chừa một lối nhỏ trong cuộc đời tăm tối ấy. Năm 1991, anh tìm thấy “ánh sáng” của đời mình. Được họ hàng giới thiệu, se duyên, anh quen và kết hôn với một người phụ nữ cũng có hoàn cảnh bất hạnh chẳng kém mình. Vợ anh mồ côi cha mẹ, được nhận làm con nuôi và cũng thường bệnh tật, đau ốm. Hai phận đời nương tựa vào nhau, rau cháo tiếp tục cuộc sống. Năm 1993, đứa con trai đầu lòng chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của vợ chồng anh. “Bế con trên tay, sờ vào khuôn mặt nhỏ bé ấy, tôi thấy lòng mình như thắt lại. Ước gì tôi có thể một lần nhìn thấy mặt con mình”, giọng người cha mù như nghẹn lại.

Con trai thứ hai sinh năm 1998 và cậu con út chào đời năm 2003. Anh tâm sự: “Cả đời tôi đã sống trong bóng tối, giờ thấy các con có đôi mắt lành lặn, có thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh là tôi thấy mãn nguyện rồi. Các con chính là đôi mắt của tôi, giúp tôi cảm nhận cuộc sống này”.

Vợ anh dù ốm yếu nhưng vẫn gắng gượng đi làm thuê kiếm tiền nuôi gia đình. Đôi mắt tuy không nhìn thấy nhưng anh vẫn cố giúp vợ những việc lặt vặt như phơi lúa, quét nhà, ra vương hái rau, vo gạo thổi cơm. Cuộc sống nghèo khó thường xuyên phải ăn cơm với muối trắng nhưng hàng xóm xung quanh chưa khi nào thấy anh chị to tiếng với nhau. Dù khó khăn nhưng anh chị vẫn tạo điều kiện cho các con ăn học đàng hoàng. Các con anh chị đều ngoan ngoãn, chăm học, biết lo cho bố và giúp mẹ việc đồng áng mỗi khi mùa màng.

Thế nhưng, tai họa ập tới với anh và các con khi vợ anh vĩnh viễn ra đi trong một cơn đau nặng năm 2011. Vậy là người đàn ông tật nguyền ấy lại phải nén nỗi đau, gồng mình vì đàn con thơ dại.

Cha mù đưa con đi chữa bệnh

Sau ngày vợ mất, cuộc sống của bố con anh Quý vốn đã khó khăn lại càng thêm túng bí. Con trai đầu hiện đang là sinh viên một trường cao đẳng y tế ở Hà Nội. Con trai thứ hai phải nghỉ học giữa chừng để ra Hà Nội làm thuê kiếm tiền phụ giúp bố nuôi anh và em trai ăn học. Ở nhà chỉ còn người bố mù và cậu con út năm nay 12 tuổi. Mình cháu phải lo toan hầu như toàn bộ mọi việc trong gia đình từ việc cơm nước, giặt giũ, rửa bát đến việc cấy cày, gặt hái khi mùa màng.

Ngồi xoa đôi mắt bị nhức do thay đổi thời tiết, anh Quý chia sẻ: “Thằng con lớn có ước mơ trở thành bác sĩ để cứu giúp những hoàn cảnh khó khăn như bố mẹ nó. Cả nhà chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, vài buồng chuối trong vườn và ít tiền trợ cấp xã hội mỗi tháng nhưng vẫn cố gắng dành dụm, chắt chiu để cho con theo học. Chỉ mong con các con thành người để khi nhắm mắt, tôi cũng thấy an lòng”.

Anh Quý cho biết thêm, thời gian gần đây, cậu con út phải thường xuyên tới viện để kiểm tra vì mắc bệnh viêm cầu thận. Mỗi lần đưa con đi khám, anh Quý lại vay mượn tiền của anh em họ hàng để làm lộ phí và lo viện phí, thuốc thang cho con. Nhiều người đã rớt nước mắt khi thấy cảnh hai bố con dắt díu nhau bắt xe bus ra Bệnh viện Bạch Mai khám bệnh.  Không biết sóng gió cuộc đời còn quăng quật, thử thách gia đình đáng thương này đến khi nào nữa?!

 

Ước những bữa cơm…có thịt

Cả cuộc đời sống lầm lũi trong bóng tối, tuổi thơ là những lần thu mình một góc nghe tiếng í ới, chơi đùa của bạn bè ngoài sân, là những bữa cơm trộn sắn, trộn chuối, là những lần nước mắt lăn trên gò má người đàn ông tật nguyền vì nhớ vợ, thương con. Ước nguyện lớn nhất của anh Quý bây giờ là các con anh được khỏe mạnh, học hành nên người, giúp ích cho xã hội. “Hi vọng đời chúng nó không còn khổ như đời bố mẹ, để đời con chúng nó được ăn những bữa cơm có thịt”, anh Quý chia sẻ.

 

Mọi sự giúp đỡ tới anh Lê Văn Quý - mã số 119 - xin gửi về:

1. Anh Lê văn Quý ở thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức (Hà Nội)

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 119

3. Ủng hộ trực tiếp tại Qũy "Vòng tay nhân ái", tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội. Địa chỉ 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Đề gửi: Mã số 119

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email: phuongthuangdxh@yahoo.com hoặc số điện thoại 0975.839.126

4. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Công thương Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102010001362871 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Agribank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 1303 201 045 980 . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Thành, Hà Nội.

6. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 0611001911287 . Ngân hàng TMCP Ngoại thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

7. Ủng hộ USD qua ngân hàng Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102020000189568 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

Swift Code: ICBVVNVX

Further credit to: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE - BADINH BRANCH

Swift Code: ICBVVNVX124

- Thông tin người nhận:

Beneficiary name: Báo Gia đình và Xã hội

Account Number: 102020000189568

Đề gửi Mã số 119

Mai Nguyễn/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường

MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường

Vòng tay nhân ái - 2 ngày trước

GĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.

Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước

Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước

Vòng tay nhân ái - 3 ngày trước

GĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.

MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng

MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng

Vòng tay nhân ái - 5 ngày trước

GĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.

Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định

Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định

Vòng tay nhân ái - 1 tuần trước

GĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.

MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ

MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường

MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn

Kết chuyển - 1 tuần trước

GĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).

MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật

MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.

MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ

MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông

Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông

Kết chuyển - 2 tuần trước

GĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.

Top