Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người có đường huyết cao khi ăn nên nhớ "3 giảm, 2 tăng, 1 chậm" để không lo dư thừa đường huyết, tránh được nhiều biến chứng cho tim, thận

Thứ bảy, 07:22 08/01/2022 | Sống khỏe

Chế độ ăn uống hợp lý vừa giúp ổn định đường huyết lại có thể giúp cơ thể phòng tránh không ít biến chứng nguy hiểm. Để giảm đường huyết khi ăn nên nhớ "3 giảm, 2 tăng, 1 chậm" dưới đây.

Đường còn được gọi là carbohydrate, là một trong “ba chất dinh dưỡng chính” cần thiết cho cơ thể con người. Sau khi vào cơ thể, carbohydrate được phân hủy thành glucose, glucose đi vào máu gọi là đường huyết, cung cấp năng lượng cho các tế bào và duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể.

Trong ngày, lượng đường trong máu của cơ thể sẽ dao động khi no và đói, nhưng sẽ không quá cao hay quá thấp. Đường huyết tăng cao quá mức rất nguy hiểm, nó có thể gây bệnh tiểu đường, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, suy thận, hại thần kinh...

Người có đường huyết cao khi ăn nên nhớ "3 giảm, 2 tăng, 1 chậm"

3 giảm bao gồm

1. Giảm ăn đồ nếp

Các món đồ nếp như xôi, bánh... tuy có hương vị không quá ngọt nhưng chỉ số đường huyết rất cao. Nếu bữa nào cũng ăn đồ nếp, lượng đường huyết tăng cao đột ngột khiến insulin không kịp xử lý, sẽ gây ra bệnh tiểu đường.

2. Giảm ăn cơm và cháo

Cơ thể con người cần một lượng năng lượng nhất định từ cơm và cháo nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên ăn thật nhiều. Cơm và cháo có chứa nhiều tinh bột, tinh bột bị phân hủy thành đường glucose, dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn trong cơ thể và làm tăng đường huyết. Bên cạnh đó nhiều người còn có thói quen cho đường vào cháo trắng để ăn, khiến cho lượng đường trong món này càng tăng. Ăn cháo thường xuyên có thể khiến lượng đường trong máu không ổn định, cũng là một trong những thủ phạm của bệnh tiểu đường.

thuc-pham-gay-benh-tieu-duong.jpeg

3. Ăn ít hoặc không ăn đồ ngọt

Hầu hết các loại đồ ngọt đều chứa hàm lượng monosaccharid hoặc disaccharid cao, những chất này sau khi vào cơ thể người không cần phân hủy mà có thể chuyển hóa trực tiếp thành glucose và đi vào máu nên rất dễ khiến lượng đường trong máu tăng hoặc giảm đột ngột.

2 tăng gồm

Tăng cường ăn rau tươi và ngũ cốc nguyên hạt

Để ổn định đường huyết, bạn nên tăng cường tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt như khoai lang, đậu, củ sen và các loại rau tươi. Những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ hơn, có thể làm tăng cảm giác no mà không lo quá nhiều năng lượng.

Ngoài ra, sau khi thức ăn có chất xơ thô đi vào cơ thể sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa trước khi carbohydrate được hấp thụ, vì vậy nó có thể trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu. Nó cũng có thể giải độc, cải thiện đường ruột và kiểm soát cân nặng.

thuc-pham-ha-duong-huyet.jpg

1 chậm gồm: Nhai thật chậm

Việc nhai chậm sẽ khiến thực phẩm nát hơn và giảm áp lực lên dạ dày. Hơn nữa, việc nhai chậm còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì - điều này đã được kết luận trong một cuộc khảo sát hơn 1.000 người bởi Takayuki Yamaji và những người khác tại Đại học Hiroshima.

Bởi nước bọt có tác dụng khử đường, hơn nữa việc nạp quá nhanh một lượng thực phẩm sẽ làm biến đổi nồng độ glucose trong máu đột ngột. Lâu ngày dẫn đến phản ứng đề kháng insulin, cuối cùng gây ra tiểu đường.

Đo đường huyết bằng ngón tay nào là chính xác nhất?

Một số người mắc bệnh tiểu đường không biết nên chọn ngón tay nào khi đo đường huyết tại nhà, đa số trường hợp đều chọn bừa một ngón để đo, cho rằng dù đo ngón nào thì lượng đường huyết đo được cũng như nhau.

cach-thu-duong-huyet.jpeg

Thực tế là nếu muốn đo đường huyết chính xác hơn, bạn nên đo ở ngón áp út (ngón tay đeo nhẫn). Có tổng cộng hai mao mạch trên ngón tay của chúng ta, ngón đeo nhẫn chiếm một mao mạch và 4 ngón còn lại có chung một mao mạch. Qua đó có thể thấy rằng lưu lượng máu và nguồn cung cấp máu của ngón đeo nhẫn là đầy đủ nhất. Trước khi lấy đường huyết cần chú ý giữ cho các ngón tay được sạch sẽ, khô ráo, nên đo vào buổi sáng khi chưa ăn gì để có được kết quả đúng nhất.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

Sống khỏe - 8 giờ trước

Nhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

Sống khỏe - 11 giờ trước

Rất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Sống khỏe - 12 giờ trước

Giảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản

Các thuốc điều trị loét thực quản

Sống khỏe - 17 giờ trước

Loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Mặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Top