Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người dân “hiến kế” đảm bảo an toàn thực phẩm đường phố

Chủ nhật, 14:00 07/10/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Người trực tiếp chế biến thức ăn không đội mũ, đeo găng tay, khẩu trang… sẽ bị phạt hành chính lên đến 3 triệu đồng. Tuy nhiên, dư luận cho rằng, mức phạt trên rất khó khả thi, vì cốt lõi vẫn là ý thức, lương tâm của người kinh doanh.


Nhiều cá nhân kinh doanh đồ ăn vỉa hè không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến. Ảnh: Bảo Loan

Nhiều cá nhân kinh doanh đồ ăn vỉa hè không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến. Ảnh: Bảo Loan

Bất tiện, khó đảm bảo tuân thủ

Nghị định 115/2018 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP) quy định: Người trực tiếp chế biến thức ăn không đội mũ, đeo khẩu trang, găng tay, không cắt móng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, không che đậy, ngăn chặn bụi bẩn, khiến côn trùng xâm nhập thức ăn… sẽ phải chịu mức phạt từ 500.000 - 3.000.000 đồng. Đặc biệt, những người kinh doanh thực phẩm ngoài hè phố như xe bánh mỳ, bán gánh riêu hay gói xôi, xe cà phê cóc mà không đeo găng tay, không đội mũ và đeo khẩu trang cũng sẽ bị phạt lên đến hàng triệu đồng.

Mặc dù đến ngày 20/10, Nghị định 115/2018 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm mới bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, những ngày gần đây, dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc áp dụng xử phạt về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nói chung, với các điểm kinh doanh đồ ăn ngoài vỉa hè nói riêng. Nhiều ý kiến cho rằng, Nghị định này là rất cần thiết, nhằm nâng cao ý thức an toàn thực phẩm cho mỗi người, mỗi nhà. Song, nhiều cá nhân kinh doanh đồ ăn ngoài đường phố cũng không khỏi trăn trở, lo lắng. Bởi Nghị định sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của những người bán hàng nhỏ lẻ, bán hàng rong…

Là người có nhiều năm mưu sinh bằng nghề bán bánh mỳ dạo, anh Đặng Văn Sinh (43 tuổi, ở Yên Bái) cho biết: “Quy định pháp luật có hiệu lực thì chúng tôi phải chấp hành. Nhưng là người bán bánh mỳ nhiều năm nên theo tôi, rất khó để thực hiện theo quy định. Vì bản thân quy định này đã áp dụng từ lâu và thực trạng thì vẫn tồn tại. Hơn nữa, nếu sử dụng bao tay không khoa học, dùng kiểu chống đối cả ngày dùng có 1 chiếc thì sẽ còn tệ hơn, việc nhiễm khuẩn lại đến từ chính những bao tay mà ta cho là đang an toàn”.

Anh Sinh cho rằng: “Với những người kinh doanh nhỏ lẻ như chúng tôi, mỗi một lần phạt là có thể mất luôn lợi nhuận cả tháng. Tuy nhiên, tôi cho rằng, rất khó để “y án” các quy định với người chế biến thực phẩm hè phố. Chẳng hạn, lúc đông khách và làm liên chân liên tay thì không thể đảm bảo dùng găng tay là có thể an toàn. Thứ hai là sự bất tiện trong chế biến, nên không tránh khỏi việc sử dụng găng tay chỉ để đối phó.

Thứ ba, đã là thực phẩm đường phố thì không phải chỉ có bao tay là đảm bảo được vệ sinh. Kể cả có đảm bảo vệ sinh nhưng môi trường ô nhiễm thì không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng. Vì vậy, cốt lõi vẫn là do ý thức, lương tâm của người làm kinh doanh và sự lựa chọn “thông thái” của người tiêu dùng”.

Tương tự, bà Lê Thị Nguyên (56 tuổi, bán bánh mỳ trên phố Nguyễn Ngọc Vũ, Hà Nội) tiết lộ: “Các xe bán thịt lợn quay, vịt quay dọc các lề đường, treo hàng lủng lẳng mà không có kiếng che chắn thì không tránh khỏi bụi bặm và khói xe bám vào. Tất cả vẫn phải phụ thuộc vào lương tâm của chủ quán. Nhất là khâu chế biến ban đầu, nếu không đảm bảo vệ sinh thì có đeo gang tay ở khâu chế biến thành phẩm cũng vô ích. Hơn nữa, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần siết chặt các quy định đảm bảo an toàn trong sử dụng găng tay”.

Cần tăng chế tài xử phạt

Từ chia sẻ về những khó khăn trong việc đảm bảo chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là với những hàng thức ăn ngoài hè phố, không ít người dân hoan nghênh Nghị định trên. Bởi Nghị định không những mang tính giáo dục, răn đe, mà còn tạo cơ sở, nền tảng cho sự thay đổi “nếp sống mới” trong ý thức người làm kinh doanh.

Anh Trọng Hoài (35 tuổi, ở Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội) thẳng thắn: “Cơ quan chức năng cần kiểm tra cả việc sử dụng găng tay ra sao cho đảm bảo an toàn vệ sinh chung. Khi bán thực phẩm đã chế biến dùng ăn trực tiếp, phải sử dụng dụng cụ gắp, múc hoặc xúc bằng muỗng, đũa, kẹp, gắp… để đảm bảo vệ sinh. Nghiêm cấm dùng tay bốc cho dù có găng tay. Vì găng tay bán đại trà ở chợ thì rất bẩn. Đó là chưa kể người bán hàng dùng găng tay đến vài ngày mới thay một lần rất mất vệ sinh”.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu xử phạt hành chính trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì chủ hàng, người kinh doanh vẫn có thể tái phạm ở mức độ cao hơn, để bù lỗ cho vi phạm những lần trước đó. Đặc biệt là khi thói quen của con người vốn đã trở thành cố hữu.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và an toàn thực phẩm đối với hàng ăn vỉa hè nói riêng, thì cơ quan quản lý nhà nước không chỉ tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục người bán hàng, mà cần phải tăng chế tài xử phạt ở mức cao nhất có thể, thậm chí là áp dụng Luật hình sự. Tránh việc ban hành nhiều quy định nhưng lại không triệt để trong khâu xử lý và làm mất tính răn đe, tính nghiêm minh của pháp luật. Ngoài ra, cơ quan chuyên ngành cần tăng cường giám sát các cơ sở bán đồ ăn ở mọi mặt.

Theo BS Minh Hương, Trung tâm Tư vấn sức khoẻ y tế Minh Hương (Hà Nội), người tiêu dùng nên tránh ăn một số loại thực phẩm bày bán ngoài vỉa hè, cơm bình dân gần khu vực trường học, bệnh viện, đồ ăn chưa được nấu chín như gỏi, nem chua, tiết canh… vì những đồ ăn trong quán cơm này không đảm bảo vệ sinh từ khâu sơ chế đến khâu thành phẩm. Ngoài ra, bát đũa, giấy ăn, bụi bặm cũng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Đối với đồ uống, nên tránh dùng trà sữa, đồ uống được chế biến từ phẩm màu, chất tạo mùi, tạo màu không rõ nguồn gốc.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 11 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Top