Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người Đan Lai bỏ được những hủ tục từng gây “đứng tim” bất kỳ ai

Thứ ba, 07:22 16/06/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Đan Lai là tộc người thiểu số ở tỉnh Nghệ An. Tộc người này trước đây đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì nghèo đói, lạc hậu và hôn nhân cận huyết… Nhưng nay, Đan Lai đã đổi thay và đang tự tin hòa nhập với cộng đồng các dân tộc anh em.

Người Đan Lai bỏ được những hủ tục từng gây “đứng tim” bất kỳ ai - Ảnh 1.

Bộ đội Biên phòng hướng dẫn bà con Đan Lai làm lúa nước. Ảnh: T.Dương

Hủ tục được loại bỏ

Ngồi thuyền máy hơn 2 tiếng đồng hồ ngược sông giăng cuối cùng chúng tôi cũng đặt chân lên bản Cò Phạt - bản đầu tiên của tộc người Đan Lai giữa vùng lõm Vườn Quốc gia Pù Mát (thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An). Ấn tượng đầu tiên đối với chúng tôi, hai bên đường những thửa ruộng lúa lên xanh, các cơ sở hạ tầng gồm: Nhà cộng đồng, trạm y tế , trường mầm non khang trang mọc lên. Đan Lai hiện nay đã thực sự đổi thay, không còn nét hoang sơ như mấy năm về trước.

Ông La Văm Tám, Trưởng bản Cò Phạt phấn khởi tâm sự: "Người Đan Lai trước đây vẫn có thói quen ngủ ngồi, sinh sống hoang dã như người rừng. Nhưng từ khi được Đảng và Chính phủ quan tâm, bà con đã biết làm lúa nước, làm kinh tế trang trại, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, trẻ em được đến trường…Điều đặc biệt nữa là hiện nay những hủ tục đáng sợ trước đây của tộc người Đan Lai giờ không còn nữa. Đó là hủ tục đẻ ngồi; nhúng trẻ sơ sinh xuống suối, vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết…".

Theo người dân Cọ Phạt kể thì tục ngủ ngồi để tránh thú dữ của người Đan Lai đã kéo theo hủ tục đẻ ngồi. Khi phụ nữ Đan Lai sắp sinh thì được đưa ra chòi canh ở trên nương để đẻ. Khi vợ đẻ xong, người chồng đem con xuống suối rửa rồi nhúng bảy đến chín lần, mặc kệ nước suối lạnh hay nóng.

Ông La Văn Liễu (62 tuổi – người có 2 vợ từng đẻ ngồi) tâm sự: "Đẻ ngồi như vậy, đã có người bị băng huyết và tử vong. Còn khi đẻ xong, nhúng đứa trẻ xuống nước, đứa sống sót thì khỏe mạnh lắm, nhưng cũng có nhiều trẻ không qua được. Giờ đây nhớ lại bà con chúng tôi vẫn thấy sợ hủ tục này". Theo ông Liễu, giờ tục đẻ ngồi không còn nữa do có Trạm Quân - Dân y kết hợp của Bộ đội Biên phòng, có giường đẻ hẳn hoi.

Sống biệt lập, co cụm nơi thâm sơn cùng cốc và thiếu hiểu biết nên đồng bào Đan Lai đã sinh ra nạn tảo hôn và lấy nhau trong anh em nội tộc. Vấn nạn này đã kéo theo nhiều hệ lụy và ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi. Ông Lương Viết Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Môn Sơn cho biết, trước vấn nạn này, các cấp, đoàn thể của chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền vận động. Vả lại, thế hệ trẻ Đan Lai hạ sơn đi ra mang nhận thức xã hội đã trở về thay đổi bản làng mình. Chính lớp trẻ đã nhận thức được tác hại của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết nên tự phá vỡ những hủ tục đó. Hiện nay, trai gái kết hôn đều đúng quy định của pháp luật và đạo lý của dân tộc.

Theo anh Tùng, ngoài những hủ tục trên thì những tệ nạn như mê tín cúng ma xó và nghiện rượu say xỉn suốt ngày của đàn ông Đan Lai nay cũng gần như không còn nữa.

Đan Lai tự tin hòa nhập cộng đồng.

Người Đan Lai bỏ được những hủ tục từng gây “đứng tim” bất kỳ ai - Ảnh 2.

Con em Đan Lai được học ở ngôi trường khang trang.

Năm 2006, Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển bền vững tộc người Đan Lai tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát. Đề án này như một cuộc giải cứu thực sự khi đặt mục tiêu 146 gia đình tộc người Đan Lai ở hai bản Búng và Cò Phạt sẽ được di dời ra khỏi rừng sâu. 30 hộ còn lại ở lại bản Cò Phạt nhưng sẽ được đầu tư hạ tầng điện, đường, trường, trạm… để làm điểm du lịch sinh thái. Năm 2007, 42 hộ dân đầu tiên đã được ra khỏi rừng, đến nơi ở mới ở xã Thạch Ngàn (huyện Con Cuông). Từ năm 2006 đến nay đã có hàng trăm người Đan Lai ra nơi ở mới.

Ông Lương Viết Tùng cho biết: "Tại các điểm tái định cư ở Cửa rào, Tân Sơn (xã Môn Sơn) và bản Thạch Sơn, Kẻ Tắt (xã Thạch Ngàn), đồng bào Đan Lai được Nhà nước cấp nhà ở kiên cố khang trang, cấp đất sản xuất. Sau khi các hộ dân ổn định cuộc sống nơi ở mới, Đảng ủy, chính quyền xã đã giao cho các đoàn thể phân công trách nhiệm hướng dẫn cụ thể từng gia đình biết về phương thức làm lúa nước, biết cách trồng trọt và chăn nuôi".

Ngoài nỗ lực của các cấp chính quyền thì vai trò của lực lượng Bộ đội Biên phòng hết sức quan trọng trong việc tái định cư tại chỗ cho các hộ dân còn lại ở Cò Phạt và Bản Búng. Bộ đội Biên phòng thường xuyên bám dân, bám bản, hướng dẫn bà con từng bước thay đổi thói quen săn bắt, hái lượm sang trồng trọt, chăn nuôi mang lại những thay đổi nhận thức. Đồng bào Đan Lai cũng đã nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng các bản, làng khác, nhất là về phương thức sản xuất.

Người Đan Lai bỏ được những hủ tục từng gây “đứng tim” bất kỳ ai - Ảnh 3.

Bà con Đan Lai đã biết sử dụng các thiết bị điện tử, điện lạnh.

Thượng úy Nguyễn Văn Dục, Trạm trưởng Biên phòng đóng ở bản Búng nói: "Bây giờ cuộc sống của bà con đã khấm khá và đổi thay rất nhiều. Dân bản đã biết làm lúa nước, chăn nuôi và làm kinh tế trang trại. Cả bản có gần chục cái tủ lạnh và gần như nhà nào cũng đã có xe máy, ti vi. Bản đã có trạm y tế do Bộ đội Biên phòng phụ trách...".

Bà Kha Thị Tím, Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho biết: Hiện nay, nhiều điển hình kinh tế đã xuất hiện như anh La Quang Vinh (ở bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn) được đánh giá là hộ Đan Lai năng động, chịu khó học hỏi và tích cực khai hoang. Nhờ vậy, mà gia đình anh trồng được các loại cây lương thực, hoa màu. Ngoài ra còn trồng hơn 2ha gỗ xoan kết hợp làm kinh tế trang trại và chăn nuôi, mỗi năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng.

Tiếp đến là ông La Văn Thám, ở bản Tân Sơn, chị La Thị Nguyệt ở điểm tái định cư Cửa Rào. Hai hộ này trồng lúa nước kết hợp làm kinh tế trang trại đã cho thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng/ năm.

Hiện nay hầu hết hộ gia đình ở các khu tái định cư đều có ti vi, điện thoại, nhiều hộ đã sắm được xe máy và các vật dụng đắt tiền trong gia đình. Con em Đan Lai đều được đến trường, nhiều em đã học lên THCS, THPT và đại học. Bà con Đan Lai đang đổi thay tích cực và tự tin hòa nhập với các dân tộc anh em.

Bà Kha Thị Tím tâm sự: "Đan Lai đã đổi thay và đang hòa nhập với thế giới văn minh, đây là một điều đang mừng. Song, do điểm xuất phát thấp, trình độ dân trí không đồng đều, nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở các bản Đan Lai vẫn còn chậm. Do đó, người Đan Lai rất cần sự quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ của các cấp, các ngành từ Trung ương, của tỉnh và huyện Con Cuông để ổn định và có cơ sở, tiền đề phát triển bền vững".

Vi Trạch Dương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Pháp luật - 9 giờ trước

Công an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục - 9 giờ trước

Dự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?

Giáo dục - 11 giờ trước

Mức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Top