Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đàn ông 40 tuổi nhiễm giun sán chi chít trên người chia sẻ về thói quen ăn uống, trong đó có món nhiều người Việt thích mê

Thứ tư, 09:59 21/02/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Bệnh nhân này có sở thích ăn những món tái, sống như: gỏi cá, rau sống và tiết canh. Trước đó, bệnh nhân đã có 3 đợt điều trị sán cơ và sán não.

Người đàn ông phát hiện mắc 2 loại ung thư có thói quen sai lầm mà nhiều người Việt đang mắc phảiNgười đàn ông phát hiện mắc 2 loại ung thư có thói quen sai lầm mà nhiều người Việt đang mắc phải

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử bị viêm gan B nhưng không điều trị, 15 năm trước bị xuất huyết dạ dày. Người bệnh uống nửa lít rượu mỗi ngày, môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu.

Vừa qua, BS Lê Văn Thiệu, khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết tại đây đã tiếp nhận thăm khám cho một nam bệnh nhân (40 tuổi) nhập viện trong tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau mỏi cơ đùi phải.

Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết các triệu chứng trên xuất hiện trước khi vào viện một tuần. Kết quả thăm khám phát hiện bệnh nhân nhiễm nhiều loại giun sán, đặc biệt là sán dây.

BS.Thiệu cho biết: "Kết quả chụp X-quang cho thấy có nhiều sán nằm ở các cơ. Bệnh nhân này có sở thích ăn những món tái, sống như gỏi cá, rau sống và tiết canh. Trước đó, bệnh nhân đã có 3 đợt điều trị sán cơ và sán não".

Người đàn ông 40 tuổi nhiễm giun sán chi chít trên người chia sẻ về thói quen ăn uống, trong đó có món nhiều người Việt thích mê - Ảnh 2.

Sán chi chít trong cơ bệnh nhân

Nhiễm giun sán tàn phá cơ thể như thế nào?

Bác sĩ Thiệu cho hay, việc ăn những món tái, sống chính là con đường đưa các loại giun sán thâm nhập vào cơ thể người đàn ông. Và khi ăn phải ấu trùng sán, chúng có thể di chuyển theo đường máu tới não, cơ và gây bệnh.

Đặc biệt, khi ấu trùng sán cư trú trong não (gặp ở 60-96% trường hợp) có thể dẫn đến các nhóm bệnh thần kinh như: Nhức đầu (48,4%), động kinh (6,2%), rối loạn tâm thần (5,2%), rối loạn thị giác (15,6%), suy nhược cơ thể - giảm trí nhớ (28,1%), co giật cơ (34,3%).

Bên cạnh đó, thể ấu trùng dưới da và trong cơ chiếm 18,57%, chủ yếu ở cơ hoành, cơ lưỡi, cơ delta, vùng thân, vùng chi và cổ, dưới da đầu...

Người đàn ông 40 tuổi nhiễm giun sán chi chít trên người chia sẻ về thói quen ăn uống, trong đó có món nhiều người Việt thích mê - Ảnh 3.

Việc ăn những món tái, sống chính là con đường đưa giun sán thâm nhập vào cơ thể. Ảnh minh họa

Theo bác sĩ, không ít bệnh nhân cho rằng tiết canh lợn, vịt, gà ở quê, nhà nuôi là sạch nên vẫn thoải mái ăn. Thế nhưng, họ không biết rằng kể cả lợn, gà, vịt nuôi ở quê, nhà nuôi cũng hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm sán và các mầm bệnh nguy hiểm khác như: tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn…

Ngoài ra, việc ăn các loại rau sống, đặc biệt là những loại rau thủy sinh (rau cần, rau muống..) có nguy cơ nhiễm loại giun, sán nguy hiểm đặc biệt cao.

Trong môi trường tự nhiên, ấu trùng đuôi và nang trùng sán lá gan lớn bám vào rau thủy sinh hoặc bơi trong nước. Nếu con người ăn sống các loại rau mọc dưới nước như: rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong… hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Thông qua đường tiêu hóa, ấu trùng sán lá gan lớn vào dạ dày, xuống tá tràng, tự tách vỏ và xuyên qua thành tá tràng vào khoang phúc mạc đến gan, đục thủng bao gan và xâm nhập vào nhu mô gan gây tổn thương gan. Đây cũng chính là giai đoạn kích thích cơ thể phản ứng miễn dịch mạnh nhất.

Sán lá gan lớn ký sinh chủ yếu ở mô gan nhưng trong giai đoạn xâm nhập sán có thể di chuyển lạc chỗ và gây các tổn thương ở các cơ quan khác như thành ruột, thành dạ dày, thành bụng, đôi khi có trong bao khớp.

Sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán xâm nhập vào đường mật, trưởng thành và đẻ trứng. Tại đây sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm (có thể tới 10 năm) nếu không được phát hiện và điều trị.

Dấu hiệu nhiễm giun sán thường gặp ở người lớn

Người đàn ông 40 tuổi nhiễm giun sán chi chít trên người chia sẻ về thói quen ăn uống, trong đó có món nhiều người Việt thích mê - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

- Đau bụng thường tái đi tái lại là dấu hiệu bị giun mà bạn nên nghĩ đến trước tiên.

- Tiêu chảy, một số trường hợp nhiễm giun có thể gây kiết lỵ với triệu chứng là có máu và chất nhầy trong phân.

- Đầy hơi, chướng bụng là một trong những dấu hiệu bị sán thường gặp.

- Giảm cân không rõ nguyên nhân cũng là dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn.

- Nôn, đi ngoài ra giun.

- Người gầy yếu, mệt mỏi, suy nhược do thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất.

Cần làm gì để phòng ngừa nhiễm giun sán

Hầu hết giun sán hoặc trứng, ấu trùng của chúng đều bị tiêu diệt ở nhiệt độ sôi của nước. Chẳng hạn, ấu trùng giun anisakia trong cá biển bị chết khi nấu ở nhiệt độ 60 độ C hoặc làm lạnh đến âm 20 độ C trong 3-7 ngày, nhưng chúng không chết khi ngâm muối, tẩm nước sốt.

Vì vậy, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là ăn chín uống sôi. Các gia đình nên hạn chế ăn rau sống, tuyệt đối tránh ăn cá, mực hoặc các loại cá biển còn sống, tái hay chưa nấu chín, nhất là cá hồi, cá mòi, cá thu... hay thịt heo tái, sống, tiết canh. Mọi người cũng nên thường xuyên vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng, tránh tiếp xúc gần gũi với các vật nuôi, vứt bỏ các thảm cũ, bụi bặm và tẩy giun định kỳ.

Khi thấy các dấu hiệu đau đầu, mờ mắt, đại tiện thấy có đốt sán, u nhỏ dưới da hoặc các biểu hiện bất thường nào, cần đi khám ngay để được phát hiện và điều trị sớm giúp tránh biến chứng nguy hiểm.

Giận vợ, thanh niên 29 tuổi dùng dao tự đâm thủng bụng mìnhGiận vợ, thanh niên 29 tuổi dùng dao tự đâm thủng bụng mình

GĐXH - Do thiếu kiềm chế trong lúc vợ chồng cãi nhau, anh V đã lấy dao tự đâm vào bụng mình.

3 dấu hiệu đường huyết tăng vọt, sau Tết người Việt cần cảnh giác3 dấu hiệu đường huyết tăng vọt, sau Tết người Việt cần cảnh giác

GĐXH - Đường huyết tăng cao liên quan nhiều đến chế độ ăn uống: ăn quá nhiều, ít tập thể dục hoặc căng thẳng về cảm xúc... đặc biệt là sau mỗi kỳ nghỉ Tết.

5 dấu hiệu gan của bạn đang "kêu cứu", cần thải độc ngay sau Tết5 dấu hiệu gan của bạn đang 'kêu cứu', cần thải độc ngay sau Tết

GĐXH - Sau Tết Nguyên đán, có nhiều nguyên nhân khiến cho gan bị nhiễm độc đó là ăn nhiều đồ ngọt, các thực phẩm chứa nhiều chất béo, uống rượu bia nước ngọt, thức khuya dậy muộn...

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Nhiều trường hợp người bệnh gout vào viện trong tình trạng hạt tophi nổi nhiều ở ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, chân gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Đang khỏe mạnh nhưng sau khi ăn phở tái, bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao do suy đa tạng, suy gan, suy thận và tổn thương cơ tim.

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Chỉ khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, Nguyễn Mai Ngọc mới biết mình mắc bệnh thận mạn tính và phải chạy thận suốt đời.

Người đàn ông 64 tuổi ở Vĩnh Phúc thoát cửa tử sau 3 lần ngừng tim dù tiền sử khỏe mạnh

Người đàn ông 64 tuổi ở Vĩnh Phúc thoát cửa tử sau 3 lần ngừng tim dù tiền sử khỏe mạnh

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã giành lại sự sống ngoạn mục cho một người bệnh 64 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp – một trong những tình trạng tim mạch nguy hiểm nhất, có thể cướp đi sinh mạng chỉ trong tích tắc.

Top