Thịt gà ngon bổ, nhưng người Việt ăn gà luộc cần biết điều này để tránh rước họa vào thân
GĐXH - Thịt gà là món ăn truyền thống dịp Tết của người Việt, nhưng không phải ai cũng biết ăn đúng cách.
Trong mâm cơm các gia đình Việt, thịt gà là món ăn phổ biến thứ 2, chỉ sau thịt lợn. Vào những ngày lễ hay cúng giỗ, có lẽ món duy nhất không thể thiếu trên mâm cỗ chính là thịt gà luộc.
Theo Đông y, thịt gà vị ngọt, tính ấm, tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường.

Ảnh minh họa
Xét về dinh dưỡng, cứ 100g thịt gà có 23,3g protein, 1,2g lipit và các thành phần dinh dưỡng đa dạng với những hợp chất như: albumin, chất béo; thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, phốt pho, sắt...
Đây là loại thực phẩm chất lượng cao, dễ hấp thu và tiêu hóa. Protein trong thịt gà giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển cơ bắp, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ giảm cân. Thịt gà còn có tác dụng chống trầm cảm, tốt cho tim, hỗ trợ răng, xương và các tuyến nội tiết trong cơ thể…
5 nhóm người không nên ăn thịt gà
Người bị thủy đậu
Khi mắc bệnh thủy đậu, ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng là điều mà bạn cần lưu ý. Trong đó, người bị thủy đậu cần kiêng không nên ăn thịt gà, đặc biệt là da gà vì có thể gây ngứa ở những nốt thủy đậu và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.
Người bị sỏi thận
Thịt gà là thực phẩm rất giàu protein nên sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi. Chính vì thế, người mắc bệnh sỏi thận nên tránh xa hoặc kiêng ăn loại thịt thơm ngon này.
Người bị xơ gan
Những người đang mắc bệnh xơ gan cần tránh một số loại thực phẩm có khả năng làm bệnh nặng hơn, điển hình là thịt gà. Do đây là loại thực phẩm có tính nóng nên sẽ trợ thấp nhiệt, làm cho chứng thấp nhiệt ở gan nặng thêm, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu.
Người sau phẫu thuật
Theo kinh nghiệm dân gian, sau khi mổ ăn thịt gà sẽ rất dễ dẫn đến các hiện tượng sưng, mưng mủ ở vết thương đồng thời khiến da lâu lành và dễ bị viêm nhiễm hơn. Đặc biệt, với các vết thương hở, nếu không được chăm sóc đúng cách thì rất dễ để lại sẹo lồi.
Người bị huyết áp cao, tim mạch
Trong 100 gram thịt gà có 23,3 gram protein; lipit và các khoáng chất khác như can xi, phốt pho, sắt. Ngoài ra, còn nhiều vitamin A, C, E khác rất có lợi cho sức khỏe.
Nhưng trong da gà có nhiều mỡ, colesteron nên những người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà đặc biệt là da gà.

Ảnh minh họa
4 bộ phận của gà hạn chế ăn vì dễ gây độc
Đầu gà
Trên đầu gà có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, độc tố và kim loại nặng. Nếu bạn ăn đầu gà trong thời gian dài thì các chất này sẽ đi vào cơ thể người và gây hại cho sức khỏe. Trẻ nhỏ ăn đầu gà thì nguy cơ dậy thì sớm rất dễ xảy ra.
Phao câu gà
Phao câu gà có thịt dai chắc và có hương vị khác hẳn những vị trí khác nên được rất nhiều người thích. Thế nhưng, phao câu gà là bộ phận tập trung tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Tế bào này có khả năng ăn vi khuẩn, nhưng lại không thể tiêu diệt được chúng, vì thế theo thời gian sẽ là nơi trú ẩn của hàng loạt vi rút và vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe.
Da gà
Nhiều người cứ truyền tai nhau ăn nhiều da gà sẽ giúp làm đẹp da hơn vì trong da gà có chứa nhiều collagen. Tuy nhiên, phần da gà có rất nhiều chất béo lại dễ chứa ký sinh trùng nếu không được làm sạch kỹ. Vì vậy, không nên ăn da gà, đặc biệt là khi đang mắc một số bệnh như gút, tiểu đường, huyết áp cao...
Phổi gà
Nhìn chung, nội tạng của gia súc và gia cầm đều không có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn như nội tạng gà bao gồm gan, tim, ruột, thận, lá lách, phổi của con gà. Đây là những cơ quan đảm nhiệm vai trò chuyển hóa chất độc hại ra bên ngoài, do đó khó tránh khỏi nguy cơ nhiễm độc và chứa nhiều vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 11 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.