Người đàn ông 45 tuổi phát hiện mắc ung thư giai đoạn 3 vì trì hoãn làm việc này
GĐXH - Thường xuyên bị đau bụng, đi ngoài ra máu trong suốt thời gian dài nhưng chỉ đến khi không chịu được, người bệnh mới chịu đi khám. Lúc này, các bác sĩ kết luận ông mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 3 ở tuổi 45.
Kể lại quá trình diễn biến bệnh của mình, ông Jason Maman sống tại Mỹ (hiện 50 tuổi) cho biết, vào khoảng tháng 3 năm 2018, ông bắt đầu bị đau bụng và đi ngoài ra máu thường xuyên. Tình trạng này kéo dài liên tục trong gần một năm sau đó và ngày càng tiến triển nặng hơn.
Nghĩ bản thân bị trĩ và hy vọng bệnh sẽ tự khỏi nên dù có triệu chứng bất thường nhưng ông vẫn trì hoãn việc đi khám vì cho rằng việc đó tốn thời gian và tiền bạc.
Đến cuối năm 2019, khi không thể chịu đựng được các cơn đau dữ dội ở bụng nữa, ông Jason quyết định đi khám và được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 3 ở tuổi 45.

Ảnh minh họa
Khi được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng giai đoạn 3, ông Jason đã vô cùng sốc. Ông chia sẻ: “Tôi không thể nào tin được mình lại mắc ung thư. Tôi cũng vô cùng hối hận vì đã không đi khám ngay khi cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Nếu tôi phát hiện sớm hơn khối u ở đại tràng đã không tiến triển đến giai đoạn nặng”.
Các bác sĩ chỉ định ông Jason nhập viện và điều trị ngay lập tức. Ông Jason sau đó đã được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u và đặt hậu môn nhân tạo. Ông Jason cũng phải thực hiện thêm 12 đợt hóa trị và 33 đợt xạ trị.
Sau vài năm điều trị, đến nay tình trạng sức khỏe của ông Jason đã ổn định. Cuộc sống của ông gần như đã trở lại bình thường.
“Qua trường hợp của bản thân mình, tôi cũng muốn nhắn nhủ với mọi người rằng hãy đi khám ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường. Việc thăm khám chỉ mất 1-2 tiếng đồng hồ nhưng nó lại giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị”, ông Jason nói.
8 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư trực tràng, tuyệt đối không bỏ qua

Ảnh minh họa
Đau bụng
Đây là triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh ung thư đại tràng. Các cơn đau thường không rõ ràng, khi dữ dội, lúc lại âm ỉ tương tự như biểu hiện của viêm đại tràng.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Bệnh ung thư đại tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Các dấu hiệu thường gặp như: ợ chua, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon miệng… Tình trạng này kéo dài khiến cho cơ thể mệt mỏi, sụt cân.
Đại tiện ra máu
Máu trong phân là triệu chứng phổ biến của ung thư đại tràng, tuy nhiên không ít người nhầm lẫn biểu hiện này với bệnh trĩ và để bệnh phát triển quá lâu khiến cho tình trạng này ngày càng nghiêm trọng.
Thay đổi thói quen đi đại tiện
Sau khi khối u ở đại tràng phát triển lớn dần, chúng sinh ra các tiết dịch (chất thải) liên tục kích thích đường ruột. Phản ứng này khiến người bệnh buồn đi đại tiện nhiều hơn. Bệnh càng nghiêm trọng thì số lần đi đại tiện càng nhiều, từ đó, làm thay đổi thói quen đi ngoài hằng ngày của bạn.
Đi đại tiện ra phân nhỏ
Nếu khi đi đại tiện, bạn thấy ra nhiều phân nhỏ thì có thể đó là triệu chứng cảnh báo ung thư đại tràng. Triệu chứng này xuất hiện do một vài vật cản trong quá trình bài tiết khiến cho hình dạng chất thải trong cơ thể bị biến đổi. Những vật cản này có thể là khối u sưng hình thành ở phần cuối của ruột già.
Giảm cân bất thường
Không phải do tập luyện thể dục hay ăn kiêng mà cơ thể đột ngột sút cân thì bạn chớ nên coi thường. Rất có thể đây là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc bộ phận khác liên quan tới đường tiêu hóa.
Mệt mỏi và suy nhược
Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến tình trạng thiếu máu do đại tiện ra máu. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy kiệt sức ngay cả khi nghỉ ngơi, cơ thể suy nhược nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
Đau hậu môn và khó kiểm soát
Khi khối u xuất hiện với kích thước lớn sẽ khiến cho hậu môn “căng thẳng” vì phải giữ sự co thắt thường xuyên. Lúc này, cơ vòng hậu môn bị quá tải và yếu đi dẫn đến mất sự kiểm soát. Đến giai đoạn này, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu nhiều hơn, bệnh cũng tiến triển ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Ai có nguy cơ mắc ung thư tại đại trực tràng

Ảnh minh họa
Bất cứ ai cũng có khả năng mắc ung thư tại đại trực tràng, tuy nhiên, những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường, gồm có:
- Người bệnh bị thừa cân, béo phì, không kiểm soát được cân nặng. Trong đó, nam giới giới có nguy cơ mắc bệnh là cao hơn.
- Người không hoặc ít tham gia các hoạt động thể dục thể chất.
- Người bệnh có chế độ ăn uống thiếu khoa học như thường xuyên ăn đồ dầu mỡ, các thực phẩm chứa nhiều chất béo no,...
- Người hút thuốc lá hoặc uống bia rượu thường xuyên cũng có nguy cơ mắc ung thư đại tràng và một số loại ung thư khác cao hơn bình thường.
- Người bệnh có độ tuổi lớn hơn 50.
- Người có người thân trong gia đình với tiền sử bị ung thư đại tràng, trực tràng hoặc người bệnh có tiền sự bị viêm loét đại tràng.
Làm gì để phòng ngừa ung thư đại tràng?
Không có cách nào có thể ngăn hoàn toàn ung thư đại trực tràng. Nhưng các y bác sĩ đã đưa ra rất nhiều cách để chúng ta có thể phòng ngừa ung thư đại trực tràng hiệu quả, trong đó có:
- Hạn chế ăn đồ chiên xào, thịt đỏ
- Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất xơ
- Hạn chế thức uống có cồn
- Bổ sung đầy đủ Vitamin D
- Vận động, thể dục thể thao đều đặn
- Giữ cân nặng trong khoảng cân đối
- Không hút thuốc
- Khám định kỳ tầm soát ung thư đại trực tràng.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.