Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đàn ông ở Hà Nội sốc khi phát hiện mắc bệnh sau một lần "tìm của lạ" khi đi massage

Thứ ba, 11:28 25/05/2021 | Sống khỏe

Bỗng thấy bất thường, nam bệnh nhân, 45 tuổi, ở Hà Nội đến viện khám đã ngã ngửa biết nguyên nhân do 3 ngày trước có "tìm của lạ" khi đi massage.

Rước bệnh từ thú vui trong phút chốc 

Bệnh nhân N.V.T (45 tuổi, ở Hà Nội) đến một bệnh viện ở Hà Nội khám do tiểu buốt. Khi đến khám, bệnh nhân cho biết đã 10 ngày nay xuất hiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, kèm chảy dịch mủ vàng đục ở niệu đạo. Bệnh nhân tự ra hiệu thuốc mua thuốc về uống và thấy đỡ ít nên đi khám.

BSCKI Đoàn Như Hoa - Chuyên khoa Tiết niệu và Nam học của bệnh viện đã trực tiếp khám cho bệnh nhân. Theo chia sẻ của bệnh nhân, hiện tại các thành viên gia đình anh đều khỏe mạnh và chưa có ai phát hiện bệnh lý bất thường. Cá nhân anh có đi massage và được oral sex (quan hệ đường miệng) 3 ngày trước, về nhà tự nhiên có xuất hiện những triệu chứng này.

Khi thăm khám, bệnh nhân tỉnh, tim, phổi, huyết áp và nhiệt độ bình thường. Tuy nhiên vùng quy đầu nề đỏ, chảy dịch mủ vàng. Với những triệu chứng điển hình của viêm niệu đạo. Bác sĩ Hoa có chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm máu, nước tiểu, soi tươi dịch niệu đạo và 12 tác nhân lây truyền qua đường tình dục.

Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy bạch cầu, hồng cầu tăng.

Xét nghiệm 12 tác nhân lây truyền qua đường tình dục và soi tươi dịch niệu đạo thấy có Neisseria gonorrhoeae (vi khuẩn lậu cầu) và nấm.

Cùng với thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân ngã ngửa khi có chẩn đoán viêm niệu đạo cấp do lậu vì thú vui trong phút chốc.

Sau đó, bác sĩ cho bệnh nhân điều trị thuốc tiêm và thuốc uống. Một tuần tái khám, các triệu chứng bất thường, khó chịu như tiểu buốt, quy đầu nề đỏ, chảy dịch mủ vàng đã hết hẳn.

Người đàn ông ở Hà Nội sốc khi phát hiện mắc bệnh sau một lần tìm của lạ khi đi massage  - Ảnh 1.

Xuất tinh sớm ảnh hưởng đến tâm lý

Viêm niệu đạo lây qua những con đường nào? 

Viêm niệu đạo là hiện tượng viêm nhiễm ở niệu đạo, bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ trong nhiều độ tuổi, nhưng tỷ lệ mắc cao nhất là trong độ tuổi sinh sản.

Nguyên nhân chủ yếu do các tác nhân lây truyền qua đường tình dục gây ra. Những tác nhân gây bệnh viêm niệu đạo cấp gồm: Vi khuẩn (lậu, giang mai, Chlamydia, Ureaplasma, Mycoplasma…), virus (HPV, HSV), ký sinh trùng (Trichomoniasis, ghẻ, rận mu) và nấm (Candida albican).

Theo BS Hoa, bệnh này lây nhiễm qua 3 đường chính sau:

- Con đường lây truyền qua đường tình dục: Lây qua tiếp xúc bộ phận sinh dục; Tiếp xúc miệng - bộ phận sinh dục; Tiếp xúc bộ phận sinh dục - hậu môn, hôn.

- Lây truyền qua đường tiếp xúc gần cơ thể: Rận mu, ghẻ, u mềm lây.

- Lây từ mẹ sang con trước hoặc trong khi sinh (giang mai, Herpes, Chlamydia, lậu, HIV, HPV).

Trường hợp bệnh nhân N.V.T có đi massage và tìm cảm giác mới lạ qua oral sex, đây cũng một trong những con đường lây truyền các bệnh đường tình dục.

Dấu hiệu cảnh báo viêm niệu đạo 

Ở giai đoạn đầu của bệnh các triệu chứng thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên người bệnh dễ chủ quan.

Nam giới mắc viêm niệu đạo nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm có thể gây những biến chứng như viêm thận - bể thận, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường dẫn tinh… và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của nam giới như gây vô sinh.

Vì vậy, bác sĩ Hoa lưu ý nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, gồm:

– Hội chứng niệu đạo (Tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, tiết dịch, mủ niệu đạo, ngứa rát dọc niệu đạo),

– Loét bộ phận sinh dục, đau khi quan hệ tình dục;

– Xuất hiện các nốt bất thường;

– Một số trường hợp thường thấy như buồn nôn, nổi hạch, sưng khớp, sốt từ nhẹ đến cao...

Ngoài ra, nam giới nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là các trường hợp có yếu tố nguy cơ cao như: Quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình để phát hiện sớm mầm bệnh, từ đó được bác sĩ tư vấn điều trị hoặc có các biện pháp bảo vệ an toàn.

Cách phát hiện và phòng bệnh viêm niệu đạo

Tuy là bệnh lý phổ biến và rất dễ mắc hiện nay, nhưng bệnh dễ dàng phát hiện sớm, chính xác qua các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại.

Thông thường để chẩn đoán viêm niệu đạo, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định là các kỹ thuật như: Xét nghiệm nước tiểu, soi tươi dịch niệu đạo, PCR dịch niệu đạo (12 tác nhân gây bệnh đường tình dục), nuôi cấy dịch niệu đạo, cấy nước tiểu làm kháng sinh đồ, siêu âm ổ bụng, siêu âm tinh hoàn và các xét nghiệm khác: HBsAg, HCV, HIV, HPV…

Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị, phòng bệnh.

Tuy nhiên, BS Hoa lưu ý với cánh mày râu, hiện chuyên khoa Nam học và chuyên khoa Tiết niệu của bệnh viện thường xuyên gặp các trường hợp đến khám và phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nguyên nhân chủ yếu do quan hệ tình dục không lành mạnh. Đáng lo lắng là đa số các trường hợp đến khám khi bệnh nặng do tự ý điều trị, nhưng nguy hiểm hơn có thể dẫn đến kháng thuốc. Hoặc có những trường hợp đến đi khám muộn do chủ quan hoặc tự ti.

Về nguyên tắc điều trị, bệnh nhân bị viêm niệu đạo cần điều trị sớm, điều trị đúng phác đồ và điều trị cả đối tác.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ chế độ điều trị: Không quan hệ tình dục, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị.

Phòng tránh bệnh viêm niệu đạo ở nam giới nên thực hiện các bước sau đây:

– Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh: Chung thủy một vợ một chồng, sử dụng bao cao su khi quan hệ.

– Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau quan hệ.

– Có lối sống lành mạnh: Ăn uống, nghỉ ngơi, rèn luyện thể chất đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày (tối đa 2 lít nước): Nước giúp cơ thể bài tiết nước tiểu, loại bỏ vi khuẩn có trong niệu đạo và ngăn ngừa nguy cơ viêm đường tiết niệu.

– Hạn chế nhịn tiểu: Nhịn tiểu nhiều có thể gây ảnh hưởng đến bàng quang và có thể gây bệnh viêm nhiễm niệu đạo.

– Mặc đồ rộng rãi, thoải mái và thoáng; không nên chọn chất liệu bí bách, chật hẹp.

– Kiểm tra sức khỏe tình dục định kỳ 6 tháng/lần.

T.Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH – Đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Mỗi năm, tại Việt Nam có gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước.

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Sống khỏe - 1 ngày trước

Co giật cơ thường do uống quá nhiều rượu, cà phê, chế độ ăn uống kém, lười vận động nhưng các chuyên gia cho biết đó cũng có thể là triệu chứng của ung thư.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người cao tuổi dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, khối lượng cơ giảm đi và dễ mắc các bệnh mạn tính. Việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho người cao tuổi có thể hỗ trợ sự thiếu hụt này.

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nước ép cà chua là một thức uống giàu dinh dưỡng được làm từ cà chua, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Top