Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện sán ký sinh khắp cơ thể do sai lầm trong ăn uống, người Việt mắc phải hàng ngày
GĐXH - Người bệnh thường xuyên có thói quen ăn đồ tươi sống, chưa chín như: Gỏi cá, tiết canh, nem chạo, thịt tái…
Ngày 2/7, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) cho biết, mới đây, đơn vị này đã tiếp nhận một bệnh nhân có sán ký sinh khắp cơ thể.
Theo đó, bệnh nhân N (xã Địch Quả - Thanh Sơn) được người nhà đưa đến viện kiểm tra do xuất hiện đau vùng thắt lưng lan sang phải kèm theo tiểu buốt.
Tại đây, sau khi chụp CT-Scanner ổ bụng, các bác sĩ phát hiện hình ảnh giãn đài bể thận niệu quản phải do sỏi niệu quản 1/3 giữa, sỏi thận hai bên, sỏi túi mật, thoát vị bẹn phải. Đặc biệt, qua chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ còn phát hiện ấu trùng sán rải rác khắp cơ thể, đường kính 3-5 mm.

Hình ảnh sán ký sinh trong cơ thể người bệnh. Ảnh: TTYT Thanh Sơn.
Theo các bác sĩ, đây là trường hợp bệnh nhân tới khám sức khoẻ và phát hiện có ấu trùng sán lợn trong cơ thể, do sinh hoạt ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Được biết, người bệnh thường xuyên có thói quen ăn đồ tươi sống, chưa chín như: Gỏi cá, tiết canh, nem chạo, thịt tái…
Hiện tại, người bệnh tiếp tục được điều trị và theo dõi tại Khoa Ngoại tổng hợp, sức khỏe đã tạm thời ổn định.
BSCKI. Đinh Đại Lâm, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Thăm dò chức năng cho biết, sán não là một trong những mầm bệnh nguy hiểm đối với con người. Bệnh sán não gây ra những triệu chứng hệ thần kinh như: Sốt, đau đầu, chóng mặt, lên cơn co giật sùi bọt mép, trí nhớ giảm, liệt thần kinh VII, liệt nửa người…
Bên cạnh đó, ảnh hưởng hàng loạt những hệ cơ quan khác trong cơ thể như: tiêu chảy, mẩm ngứa khắc cơ thể, nổi u cục dưới da, có thể mù mắt do ấu trùng làm tổ trong đáy mắt.
Các chuyên gia cho biết, bệnh về ký sinh trùng thường diễn biến âm thầm. Không ít bệnh nhân khi thấy người yếu, có cơn co giật mới đi khám, thậm chí còn bị chẩn đoán nhầm là động kinh, tai biến… Khi đến chuyên khoa điều trị các bệnh ký sinh trùng, sán đã tấn công lên não khiến người bệnh phải chịu di chứng kéo dài.
Nguyên nhân nhiễm ấu trùng sán chủ yếu qua đường ăn uống không đảm bảo vệ sinh, nhất là thói quen ăn đồ sống, chưa chín như tiết canh, nem chạo, thịt tái...
Nhiều người cho rằng, khi ăn đồ sống, tiết canh thì vắt chanh sẽ diệt giun sán ký sinh. Quan niệm này hoàn toàn không đúng bởi nước chanh không có tác dụng đó. Khi nhiễm ấu trùng vào ruột, nó sẽ phát triển thành sán, đi vào máu, dần làm tổn thương các cơ quan, điển hình là làm tổ trong não.
Vì vậy, để phòng ngừa nhiễm sán, chuyên gia cảnh báo, không ăn tiết canh làm từ máu sống, tiềm ẩn nhiều mầm bệnh gây tiêu chảy, tả, liên cầu khuẩn, nhiễm ấu trùng giun sán. Cần ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn; rau củ quả sống phải rửa dưới vòi nước và ngâm nước sát khuẩn trước khi ăn.
Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần để phòng ngừa giun sán ký sinh trong cơ thể, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 9 giờ trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 15 giờ trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 17 giờ trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 1 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm
Y tế - 1 ngày trướcDị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Việt Nam phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng
Y tế - 2 ngày trướcBệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại Phú Thọ) đi khám và phát hiện mắc giun rồng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, trở thành bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam.

Bộ Y tế thông tin mới nhất về tình hình COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát ở một số quốc gia
Y tếGĐXH - Trưa ngày 14/5, Bộ Y tế có thông tin gửi các cơ quan thông tấn báo chí về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát cao ở một vài quốc gia, đặc biệt là ở Thái Lan.