Người đàn ông ở Tuyên Quang bị hội chứng thận hư hối hận vì làm điều này
GĐXH - Được bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị hội chứng thận hư nhưng tự ý bỏ thuốc để dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc, người bệnh đã phải nhập viện cấp cứu.
Bệnh nhân P. (30 tuổi) ở Sơn Dương, Tuyên Quang, vào viện trong tình trạng phù toàn thân, mệt mỏi, ăn uống kém, tiểu ít. Qua khai thác tiền sử, người bệnh cho biết anh được phát hiện mắc hội chứng thận hư từ cuối năm 2023, bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị.
Tuy nhiên, từ tháng 2/2024, anh P. tự bỏ thuốc và mua thuốc nam không rõ nguồn gốc về uống. Đến khi cơ thể có những dấu hiệu bất ổn, người bệnh mới quay lại bệnh viện.

Người bệnh bắt buộc phải điều trị tấn công corticoid lại từ đầu. Ảnh: Cắt từ clip
Sau thăm khám và làm các kết quả xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Viên, Trung tâm Thận - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết: Các chỉ số xét nghiệm sinh hoá máu, nước tiểu cho thấy tình trạng bệnh của anh P. nặng lên nhiều, bắt buộc phải điều trị tấn công corticoid lại từ đầu. Bệnh nhân còn có tình trạng tràn dịch đa màng (màng phổi, màng bụng) mức độ nhiều.
"Người bệnh bỏ thuốc, tự ý dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc, gây ảnh hưởng rất xấu đến tiên lượng điều trị, đáp ứng điều trị sẽ đáp ứng kém hơn so với bệnh nhân tuân thủ chỉ định của bác sĩ", bác sĩ Viên cho biết.
Hội chứng thận hư là bệnh gì?
Hội chứng thận hư xuất hiện khi có tổn thương ở cầu thận do nhiều tình trạng bệnh lý gây nên, đặc trưng bởi phù, protein niệu cao, protein máu giảm, rối loạn lipid máu và có thể tiểu ra mỡ.
Bản chất đây là bệnh mạn tính, diễn biến đột ngột theo từng đợt. Việc điều trị sẽ giúp làm thuyên giảm bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, do bệnh thường tái phát, bệnh nhân phải theo dõi điều trị lâu dài trong nhiều năm và nên tuân thủ theo chế độ điều trị đã vạch ra. Mục tiêu điều trị là giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, kéo dài thời gian lui bệnh và làm chậm quá trình tổn thương thận.
Điều trị hội chứng thận hư cần biết điều này
Người bệnh hội chứng thận hư ngoài cần uống thuốc điều trị đúng theo đơn của bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, bao gồm:
- Hạn chế bổ sung chất béo, ăn ít mỡ, ăn ít đường trong các bữa ăn hàng ngày.
- Hạn chế dùng muối, mì chính, nước mắm, nước tương, các loại nước chấm khác… trong mỗi bữa ăn.
- Giảm lượng nước uống khi đang trong giai đoạn phù nhiều. Khi hết phù uống đủ nước, trung bình 2 lít/ngày.
- Những loại thuốc điều trị bệnh (corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh…) cần được sử dụng đúng cách. Những thuốc này khi sử dụng đúng liều lượng và chỉ định có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị.
- Không hút thuốc lá, sử dụng uống rượu bia hoặc những chất kích thích khác.
- Trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ hoa quả, rau xanh và những loại thực phẩm chứa lượng canxi dồi dào.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.