Người dân "run cầm cập" sống trong khu tập thể chờ sập giữa Thủ đô
GiadinhNet - Được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ nước, khu tập thể cũ nằm trên đường Lê Hồng Phong (Hà Đông – Hà Nội) có 4 dãy nhà xuống cấp nghiêm trọng. Sự xuống cấp đó đã và đang khiến người dân sống trong sợ hãi mỗi ngày.
Chết hụt vì đang ngủ thì vữa trần đổ sập xuống
Được khởi công xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, khu tập thể 3 tầng với 4 dãy A, B, C, D là khu nhà ưu tiên của các cán bộ tỉnh Hà Sơn Bình cũ. Tính cả phần hành lang, mỗi căn nhà có diện tích hơn 41m2, là không gian sinh hoạt của cả gia đình từ 2 - 4 người.
Nhiều năm gần đây, cùng với sự xuống cấp nghiêm trọng của các dãy nhà cộng với mỗi căn hộ có diện tích nhỏ hẹp nên hầu hết người trẻ tuổi đã chuyển đi nơi khác sinh sống, những người "bám trụ" lại với những căn tập thể dột nát chủ yếu là người lớn tuổi.

Khu tập thể với 4 dãy nhà được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Chỉ cần quan sát bằng mắt thường một lượt các dãy nhà của khu tập thể là dễ dàng nhận thấy sự xuống cấp đến khó tin. Phía bên ngoài, toàn bộ mái nhà được lợp bằng ngói (trừ dãy D được đổ bê tông) và đã trải qua nhiều lần cải tạo, đến nay không thể khắc phục bởi "tay đòn" đã mục ruỗng hết.
Không chỉ thế, những mảng tường sau nhiều thập kỷ đã bị sụp đổ hoặc vữa rụng xuống khiến người dân không khỏi ngao ngán. Đặc biệt, nhiều trần nhà, trần hành lang cũng bị ăn mòn, hư hỏng nghiêm trọng nên người dân chỉ còn nước che tạm bằng cót ép.

Trần hành lang bị hư hỏng nghiêm trọng nên người dân dùng cót ép lợp tạm.
Có mặt tại tầng 3 dãy nhà A, trần hành lang được vá tạm bằng những tấm cót ép khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng không khỏi sợ hãi. Thậm chí, đứng giữa hành lang vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy ánh mặt trời chiếu xuyên qua. Trời nắng thì đã có những tấm cót ép che chắn, nhưng mỗi khi trời mưa thì người dân di chuyển trong hành lang vẫn phải che ô, mặc áo mưa.
Bà Vũ Thị Kim Nhị từng có hơn 40 năm sống tại đây cho biết: "Mỗi khi mưa xuống, chúng tôi khổ sở trăm bề. Không chỉ bị ướt người, nước chảy khắp nơi mà có lần tôi đã "chết hụt" khi đang nằm trên giường thì một mảng bê tông trên trần nhà ụp xuống, may mắn lúc đó tôi tránh kịp".
Chỉ mong có nơi ở tốt hơn
Tại khu B, hành lang tầng 2, tầng 3, người dân tận dụng làm chỗ để xe máy, phơi đồ cũng trong tình trạng nứt toác. Các trụ bê tông bị nước ngấm nên rêu đen bám mảng lớn và gần như mất khả năng chịu lực.
Bà Nguyễn Thị Thanh (80 tuổi) sống tại tầng 3 nhà B từ năm 1976 cho biết: "Có đến 3 dãy nhà được lợp bằng ngói đất nung, sau nhiều lần cải tạo sửa chữa thì "tay đòn" đỡ ngói cũng đã bị mục ruỗng hết nên giờ không ai dám cải tạo thêm. Chính vì vậy, mỗi khi trời mưa khiến gia đình tôi và nhiều hộ dân khác vô cùng khổ sở".

Trời mưa to, hành lang tập thể bị dột khiến người dân di chuyển phải mang theo ô, áo mưa.
Nhắc lại kỷ niệm về những ngày đầu khi mới chuyển về khu tập thể này, bà Vũ Thị Kim Nhị nói: "Khu tập thể là nhà dành cho cán bộ tỉnh Hà Sơn Bình (cũ) nhưng vẫn còn thừa nên gia đình tôi mua được một căn hộ tại đây và chuyển về sinh sống từ những năm 70 của thế kỷ trước đến nay. Đã hơn 40 năm trôi qua kể từ khi chuyển về, tôi và nhiều người chứng kiến cảnh đổi thay và sau này là sự xuống cấp nghiêm trọng của khu nhà".
Cũng theo bà Nhị, căn hộ tập thể đã trải qua nhiều lần sửa chữa, kết cấu tường, cột và trần bị hư hại quá nghiêm trọng nên đến thợ cũng không dám sửa nữa bởi nếu đụng vào có thể bị sập bất cứ lúc nào.

Người lớn, trẻ nhỏ sống tại khu tập thể này luôn trong tâm thế sợ hãi.
Trong khi đó, do dự án nâng cấp cải tạo mặt đường Lê Hồng Phong thực hiện xong đã làm nền đường cao hơn nền khu tập thể nên người dân lo lắng mỗi khi trời mưa có thể bị ngập úng.
Hiện tại, do lo sợ các dãy nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào nên nhiều gia đình đã chuyển đi nơi khác sinh sống và cho thuê lại căn hộ với giá rẻ. Tuy nhiên, do thấy nguy hiểm nên dù rẻ đến mấy cũng rất ít người dám thuê và chuyển về sinh sống.

Mỗi khi trời mưa to, tầng 1 tại khu tập thể lại ngập úng.
Khu tập thể hiện tại là nơi sinh sống của khoảng 200 hộ gia đình, trong đó nhiều gia đình có trẻ nhỏ, người già nên việc khu nhà xuống cấp luôn là nỗi lo lắng thường trực đối với người dân.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ nhiều năm trước, Hà Nội đã có phương án giải phóng mặt bằng và xây mới, tuy nhiên do nhiều vướng mắc nên hiện vẫn chưa triển khai được. Trước khi chúng tôi ra về, bà Nguyễn Thị Thanh ngậm ngùi nói: "Giờ chỉ mong cơ quan chức năng tính toán phương án cải tạo, xây mới để bà con được ổn định cuộc sống, không phải sống trong sự sợ hãi mỗi ngày".
Phạm Hà - Lê Cúc

Vui buồn lẫn lộn trong ngày hội ngộ giữa người mẹ và con gái 13 tuổi bị mất tích
Xã hội - 9 giờ trướcSau gần 4 ngày mất liên lạc một cách bí ẩn, bé gái 13 tuổi cuối cùng đã trở về an toàn, khép lại chuỗi ngày lo âu tột độ của gia đình.

Tham gia nhóm 200 phụ huynh có con bị lừa sang Campuchia, Myanmar, người mẹ rợn người trước những gì được kể lại
Đời sống - 11 giờ trướcMỗi một đứa trẻ bị lừa gạt, phía sau đều là một gia đình đầy giận dữ, bất lực, thậm chí tuyệt vọng.

Triệt phá ổ mại dâm núp bóng massage ở Hà Nội: Nữ nhân viên thu nhập hàng tháng từ 150 - 200 triệu đồng
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Đường dây mại dâm hoạt động tinh vi dưới vỏ bọc cơ sở massage vừa bị Công an TP Hà Nội triệt phá. Đáng chú ý, lời khai của một nữ nhân viên về mức thu nhập có thể lên tới 200 triệu đồng mỗi tháng đã hé lộ lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động bất chính này.

Hà Nội: CSGT 'trắng đêm' kiểm soát hoạt động vận tải, gần 200 vi phạm bị xử lý
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Thực hiện kế hoạch của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an và Công an thành phố Hà Nội, lực lượng CSGT toàn Thành phố đã tăng cường kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh vận tải.

Từ ngày 1/8, hàng triệu thuê bao sẽ rơi vào 'danh sách đen' nếu không biết điều này
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Từ 1/8/2025, nhiều thuê bao di động sẽ bị khóa, thu hồi nếu rơi vào 1 trong 5 trường hợp theo quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bé trai bị cô ruột đánh đập dã man vì 'bán vé số ế'
Thời sự - 14 giờ trướcBán còn nhiều vé số, bé trai 13 tuổi bị cô ruột Nguyễn Thị Đời đá, tát, dùng cây đánh hàng chục cái mặc em khóc lóc, van xin.

Chuyện của những thương, bệnh binh ở Ba Sao - Ninh Bình: Dấu chân người lính còn in mãi
Đời sống - 16 giờ trướcGĐXH - Hơn 100 thương binh nặng sống tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Kim Bảng (phường Ba Sao, Ninh Bình), nơi những cơ thể không còn lành lặn vẫn giữ vẹn nguyên tinh thần người lính, sống kiên cường giữa đời thường.

Bắt giữ đối tượng nổ súng vào công an ở Hà Nội, thu giữ 2 khẩu súng quân dụng
Pháp luật - 16 giờ trướcGĐXH - Đối tượng Trần Hải Quỳnh - kẻ nổ súng khi bị công an kiểm tra hành chính ở Hà Nội đã bị bắt giữ tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị).

500 phần quà ý nghĩa đã đến tay các thương, bệnh binh và gia đình chính sách
Xã hội - 18 giờ trướcNgày 26/7/2025, Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng và Viện Khoa học nghiên cứu Nhân tài Nhân lực đã kết hợp với UBND xã Điền Lư, tỉnh Thanh Hóa tổ chức thành công chương trình "Còn mãi với thời gian" lần thứ 4.

Sinh vào 4 tháng Âm lịch này, nhiều phụ nữ vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang, hậu vận viên mãn ai cũng ngưỡng mộ
Đời sống - 19 giờ trướcGĐXH - Theo tử vi, tháng sinh Âm lịch ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt, có những phụ nữ sinh vào một số tháng Âm lịch vừa thông minh, giỏi giang, vừa có vận số phú quý.

Triệt phá ổ mại dâm núp bóng massage ở Hà Nội: Nữ nhân viên thu nhập hàng tháng từ 150 - 200 triệu đồng
Pháp luậtGĐXH - Đường dây mại dâm hoạt động tinh vi dưới vỏ bọc cơ sở massage vừa bị Công an TP Hà Nội triệt phá. Đáng chú ý, lời khai của một nữ nhân viên về mức thu nhập có thể lên tới 200 triệu đồng mỗi tháng đã hé lộ lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động bất chính này.