Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đưa cây keo xứ Thanh đi Mỹ, doanh thu mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng

Thứ ba, 10:16 01/04/2025 | Sản phẩm - Dịch vụ

Sau 16 năm khởi nghiệp từ tay trắng, anh Phạm Đình Thắng đã làm thay da đổi thịt cho cây keo bằng việc xuất khẩu sang Mỹ, trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Thanh Hóa trong lĩnh vực sản xuất ván ép xuất khẩu.

Từ tay trắng trở thành doanh nghiệp nghìn tỷ

Theo thống kê, mỗi năm cả nước nhập khẩu khoảng 2-3 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ là gỗ nhiệt đới từ các nước châu Phi, Lào, Campuchia, Papua New Guinea… Cục Lâm nghiệp cho biết, do nguồn cung trong nước chưa đủ đáp ứng nhu cầu đầu vào của ngành chế biến đồ gỗ nước ta (cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu), nên ngành gỗ vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.

Trong khi đó tại Thanh Hóa, một công ty không dùng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên, cũng không nhập khẩu nước ngoài; mà ngược lại, với kim ngạch xuất khẩu lên đến hàng triệu USD, Công ty TNHH Triệu Thái Sơn (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đang mang lại giá trị lớn cho cây keo, cũng như đóng góp đáng kể vào con số xuất siêu của ngành lâm nghiệp.

Người đưa cây keo xứ Thanh đi Mỹ, doanh thu mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng- Ảnh 1.

Thành lập từ năm 2009, đến nay sản phẩm ván ép của Triệu Thái Sơn chủ yếu xuất khẩu đi Mỹ với doanh thu năm 2023 đạt 50 triệu USD (khoảng 1.000 tỷ VNĐ), trở thành doanh nghiệp xuất khẩu ván ép hàng đầu của Thanh Hóa. Để có thành công như hôm nay, anh Phạm Đình Thắng, giám đốc công ty đã phải trải qua những tháng ngày khởi nghiệp đầy gian nan mà nếu không có sự kiên trì đến "lì đòn", có lẽ anh sẽ khó có thành công như hôm nay.

"Tôi lập nghiệp đúng nghĩa là hai bàn tay trắng. Sau nhiều lần khởi nghiệp, tay không chỉ "trắng" hơn mà còn kèm theo gánh nợ chồng chất", anh Thắng mở đầu câu chuyện lập nghiệp cách đây hơn 20 năm.

Sinh ra trong gia đình có 6 anh chị em, nhà anh thuộc diện nghèo nhất xã Triệu Thành. Cái ăn quan trọng hơn cái chữ nên dù rất muốn học lên đại học rồi từ đó bước vào con đường kinh doanh một cách bài bản; anh đành gác lại giấc mơ dang dở. Học hết lớp 10, anh nghỉ học để đi kiếm gạo hàng ngày phụ giúp bố mẹ lo cái ăn.

Gọi là đi kiếm ăn nhưng với hoàn cảnh và năng lực lúc đó cũng chỉ có thể ra sông kiếm vài con tôm con cá rồi mang ra chợ bán mua vài ống gạo. Không muốn luẩn quẩn trong cái nghèo, anh Thắng bắt đầu nuôi chí lập nghiệp. Bắt đầu bằng nghề buôn gỗ vặt, nghĩa là đến từng nhà có cây, thương lượng giá rồi mua để bán cho các chủ khác. Vốn có khả năng ăn nói nên ngay cả khi không có vốn liếng, anh vẫn thuyết phục được người dân bán gỗ trước, trả tiền sau. "Khi bán có tiền, tôi mang đến trả cho người dân rồi mời họ ăn uống hậu hĩnh. Vậy là từ người này truyền miệng sang người kia, mình được tiếng làm ăn đàng hoàng tử tế, có trước có sau nên ai cũng muốn bán cho tôi", anh kể.

Từ buôn bán gỗ vặt, anh Thắng bắt đầu chuyển sang buôn gỗ lim. "Lập nghiệp ngày xưa khó khăn vô cùng. Cần 10 triệu tiền vốn thôi cũng không có, phải đi vay lãi ngày. Buôn mặt hàng này không cẩn thận là bị bắt. Mà bắt thật. Nhiều lần nữa là khác. Vậy là vỡ nợ. Thế là nhà có gì bán sạch. Đến căn nhà giá 4 triệu thôi cũng phải bán mà vẫn không đủ trả nợ", anh Thắng nhớ lại.

Người đưa cây keo xứ Thanh đi Mỹ, doanh thu mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng- Ảnh 2.

Anh Phạm Đình Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Triệu Thái Sơn

Thời điểm đó, vì thất bại chồng chất nên anh đã nghĩ đến việc bỏ quê đi Nam, vừa "trốn nợ", vừa để tìm cơ hội mới. Nhưng run rủi thế nào lại được người anh rể trong họ khuyên không nên đi, vì trình độ bằng cấp không thì cũng chỉ lại đi xáo cỏ thuê và trồng cafe mà thôi. Nghe vậy anh đành từ bỏ ý định. Nhờ thế mà anh tìm lại được vận may mới trên chính quê hương mình. "Nếu đi Nam thì giờ đây không biết cuộc đời tôi đang phiêu bạt ở đâu", anh ngậm ngùi nhớ lại.

Đổi đời từ nhận định về tiềm năng của cây keo

Cơ hội đến khi năm 2005 địa phương giao khoán đất rừng trồng cây keo cho người dân, anh mạnh dạn nhận 100 héc-ta tại lâm trường SIMCO (sau này là Ban Quản lý rừng phòng hộ).

Lúc đó thị trường đang chuộng bạch đàn. Vốn có kinh nghiệm từ những năm tháng buôn gỗ, anh nhận thấy, vòng đời của cây bạch đàn quá dài, trồng phải 10 – 15 năm mới thu hoạch được thì nguồn cung sẽ khan hiếm. "Trong khi đó, cây keo vòng đời ngắn hơn, chỉ 5 năm là thu hoạch được nên người ta sẽ phải chuyển sang cây keo nay mai thôi", anh Thắng nhận định.

Năm 2011 với 100 triệu đồng vay mượn từ ngân hàng và người thân, anh mua 500m² đất làm xưởng, đầu tư máy xẻ gỗ và bắt đầu khởi nghiệp lại với vỏn vẹn chỉ có 6 công nhân. Lúc đó, gia đình anh thậm chí phản đối kịch liệt vì đã có "kinh nghiệm" nhiều lần thất bại của anh. Nhưng đã quyết thì không ai cản được, anh dựng lều ngoài xưởng ăn ngủ cùng công nhân để bắt đầu lại từ số 0. Quả nhiên, trời không phụ lòng người có ý chí, công việc của anh bắt đầu thuận lợi hơn. Không dừng lại với thành công bước đầu, anh tiếp tục mở rộng diện tích xưởng, mua thêm máy móc để đa dạng các sản phẩm. Từ cây keo băm dăm, anh nâng cấp sang chế biến gỗ xẻ xuất khẩu sang Hàn Quốc. Giá thành cao hơn mà lại không gây lãng phí tài nguyên.

Người đưa cây keo xứ Thanh đi Mỹ, doanh thu mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng- Ảnh 3.

Mức lương trung bình của công nhân hiện nay từ 9-10 triệu đồng

Gỗ keo sang Mỹ với giá trị cao

Bước đột phá năm 2014, khi lãnh đạo tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp chế biến sâu để đạt giá trị cao hơn. Nhờ đó, anh Thắng có cơ hội chuyển sang chế biến gỗ dán, đồng thời tìm thị trường để xuất khẩu. Năm 2015, công ty xuất sang Hàn Quốc nhưng giá thành không cao vì thị trường Hàn Quốc không chuộng gỗ keo của VN, vốn bị đánh giá là chất lượng kém hơn so với gỗ của các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Đến năm 2017 cơ duyên mở ra khi Mỹ áp thuế lên Trung Quốc, các doanh nghiệp Mỹ tràn sang Việt Nam tìm thị trường mới. Công ty Thái Sơn đã có sẵn nhà máy và vùng nguyên liệu nên ngay lập tức được các doanh nghiệp Mỹ lựa chọn.

Dù có đơn đặt hàng đi Mỹ với giá trị lớn nhưng để được chấp nhận lại là chuyện khác. Gỗ keo Việt Nam chất lượng kém hơn gỗ của các nước trong khu vực nên phải xử lý kỹ thuật cao mới đáp ứng được yêu cầu. Để giải quyết bài toán này, anh Phạm Đình Thắng đã sang Trung Quốc tìm chuyên gia, mời về công ty để đào tạo kỹ thuật, con người, cùng với việc đầu tư công nghệ để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của đối tác. Nhờ mạnh dạn đầu tư, tìm tòi hướng đi mới, Triệu Thái Sơn đã vươn lên thành doanh nghiệp sản xuất ván ép xuất khẩu hàng đầu ở Thanh Hóa. Theo chia sẻ của anh Phạm Đình Thắng, doanh thu năm 2023 của công ty đạt 50 triệu USD (khoảng 1.000 tỷ VNĐ).

Người đưa cây keo xứ Thanh đi Mỹ, doanh thu mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng- Ảnh 4.

Từ 180 công nhân năm 2017, hiện nay công ty tạo việc làm cho 1.300 lao động

Từ 180 công nhân năm 2017, hiện nay Triệu Thái Sơn có thêm 1 công ty và 1 chi nhánh, với tổng diện tích 12 héc-ta, tạo việc làm cho 1.300 lao động, mức lương trung bình 9-10 triệu đồng, cao gấp đôi mặt bằng chung của tỉnh. Công nhân lành nghề có thể đạt mức lương 20 triệu/tháng.

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho người lao động, giá trị của công ty Triệu Thái Sơn còn nằm ở việc 100% dùng nguyên liệu trong nước, từ hạt giống đến cây trồng; từ khâu chế biến đến nhân công đều là của Việt Nam, hoàn toàn không phải nhập khẩu nguyên liệu về Việt Nam rồi lại bán ra nước ngoài. Hơn nữa, giá trị hàng hóa cũng không phải là sản phẩm thô như gỗ dăm, gỗ pallet mà là gỗ thành phẩm để các doanh nghiệp dùng chế biến thành đồ da dụng, sản phẩm nội thất, tủ bếp, tủ tường, vách ngăn... Anh chia sẻ: "Nếu không có doanh nghiệp chế biến sâu như chúng tôi thì cây keo sẽ rất lãng phí. Cũng cây keo đó mang chế biến gỗ tấm thì bán đắt gấp 4 lần so với gỗ dăm. Một cây keo nếu xuất thô chỉ giá 4 triệu, nhưng chế biến sâu có thể lên đến 16 triệu đồng".

Nói về thành công ngày hôm nay khi trở thành doanh nghiệp nghìn tỷ, anh Phạm Đình Thắng chiêm nghiệm: "Bất cứ ai khởi nghiệp cũng đều gặp những khó khăn, thậm chí thất bại nhiều lần. Nếu không theo đuổi đến cùng, cứ gặp khó khăn là quay đầu chọn nghề khác thì cả đời sẽ ở tình cảnh lập nghiệp. Giống như tôi, sau nhiều lần bị phá sản, nếu bỏ đi và tìm hướng khác thì chắc chắn đã không có Triệu Thái Sơn hôm nay. Phải kiên định, tin tưởng mục tiêu mình đã chọn đến mức sống chết với nó thì mới có ngày hái quả".

Người đưa cây keo xứ Thanh đi Mỹ, doanh thu mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng- Ảnh 5.

Sau thị trường Mỹ, anh Phạm Đình Thắng tiếp tục đặt ra cho mình thử thách mới, đó là phải chinh phục thị trường châu Âu – vốn khó tính và nghiêm ngặt hơn nhiều. Nhưng bằng kinh nghiệm và sự đầu tư hiện tại, anh tự tin mục tiêu này sẽ sớm thành hiện thực trong tương lai. Sắp tới, để tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu, anh sẽ đầu tư vào xây dựng nhà máy sản xuất viên nén bán cho nhà máy nhiệt điện ở Nhật. Nguyên liệu là toàn bộ phế phẩm từ sản xuất gỗ dán.

Ngoài Công ty Triệu Thái Sơn, anh Thắng còn là giám đốc của công ty Nhất Duy và mở thêm chi nhánh của Triệu Thái Sơn ở huyện Thọ Xuân. Công ty Nhất Duy trước đây chỉ sản xuất gỗ dăm và gỗ xẻ, sắp tới cũng sẽ tập trung cho xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.

Ngắm căn phòng làm việc của anh Phạm Đình Thắng, ngoài các bằng khen của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa còn có nhiều ghi nhận trong công tác thiện nguyện. Anh tiết lộ, mỗi năm công ty dành khoảng 500 triệu đồng để thực hiện các công tác đền ơn đáp nghĩa, chung tay vì người nghèo, xây nhà tình thương, ủng hộ thiên tai lũ lụt của tỉnh cũng như cả nước. Mục tiêu năm nay của anh sẽ xây dựng 5 căn nhà cho các hộ nghèo đang là công nhân của nhà máy. Và còn rất nhiều những dự định đang được anh Phạm Đình Thắng ấp ủ trong tương lai, với khát vọng đưa doanh nghiệp xứ Thanh vươn cao, bay xa hơn nữa…

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chung cư bớt nóng, đất nền lại 'nổi sóng': Nên đầu tư vào đâu?

Chung cư bớt nóng, đất nền lại 'nổi sóng': Nên đầu tư vào đâu?

Xu hướng - 2 giờ trước

Sẵn số tiền nhàn rỗi, anh Quốc Hùng (Ba Đình, Hà Nội) muốn đầu tư vào bất động sản để sinh lời, trong đó đất nền và chung cư là hai phân khúc anh đang hướng tới.

Những dự án nhà ở xã hội sắp chào bán tại Đông Anh, Hà Nội

Những dự án nhà ở xã hội sắp chào bán tại Đông Anh, Hà Nội

Sản phẩm - Dịch vụ - 3 giờ trước

GĐXH - Hiện nay trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội, nhiều dự án nhà ở xã hội đang triển khai, sắp đi vào hoạt động khiến cho người mua nhà vô cùng phấn khởi.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 2/4/2025

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 2/4/2025

Sản phẩm - Dịch vụ - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Tư ngày 2/4/2025: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Diễn biến giá biệt thự, liền kề tại Đông Anh (Hà Nội) tháng 4/2025

Diễn biến giá biệt thự, liền kề tại Đông Anh (Hà Nội) tháng 4/2025

Giá cả thị trường - 3 giờ trước

GĐXH - Ghi nhận tại thời điểm tháng 4/2025, giá biệt thự, liền kề trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội đã tương đối cao.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 giờ trước

GĐXH - Ngay sau chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tham vấn, thu thập ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các đơn vị liên quan đã kiến nghị áp dụng lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý thay vì tăng đột ngột.

Vận hành bất động sản thời 4.0: Khi công nghệ dẫn dắt cuộc chơi

Vận hành bất động sản thời 4.0: Khi công nghệ dẫn dắt cuộc chơi

Sản phẩm - Dịch vụ - 5 giờ trước

Trong kỷ nguyên số, công nghệ đang trở thành yếu tố then chốt quyết định chất lượng dịch vụ quản lý vận hành bất động sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng đẩy mạnh cập nhật các xu hướng công nghệ mới để nâng tầm trải nghiệm cư dân và tối ưu hiệu quả vận hành dự án.

Xuất hiện ngân hàng lãi suất 9% khi gửi tiền 12 tháng: Gửi 1 tỉ đồng nhận bao nhiêu tiền lãi?

Xuất hiện ngân hàng lãi suất 9% khi gửi tiền 12 tháng: Gửi 1 tỉ đồng nhận bao nhiêu tiền lãi?

Giá cả thị trường - 6 giờ trước

GĐXH - Lãi suất tiết kiệm kì hạn 12 tháng trong hệ thống ngân hàng dao động quanh ngưỡng 4,4 - 9%.

Tỷ giá USD - Tỷ giá ngoại tệ - Tỷ giá hối đoái hôm nay (2/4/2025)

Tỷ giá USD - Tỷ giá ngoại tệ - Tỷ giá hối đoái hôm nay (2/4/2025)

Giá cả thị trường - 6 giờ trước

GĐXH - Sáng 2/4/2025, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm ở mức 24.835 đồng/USD, giảm nhẹ 2 đồng so với hôm qua (ngày 1/4).

Xe ga 150cc giá 28 triệu đồng đẹp cổ điển, trang bị ngang SH 160i, rẻ hơn Vision

Xe ga 150cc giá 28 triệu đồng đẹp cổ điển, trang bị ngang SH 160i, rẻ hơn Vision

Giá cả thị trường - 7 giờ trước

GĐXH - Xe ga 150cc vừa có nét quyến rũ cổ điển vừa mang phong cách hiện đại được trang bị không kém SH 160i mà giá quy đổi rẻ hơn cả Vision.

Giới trẻ Hà Nội thích thú trước mô hình 'Workspace' mới mở gần đây

Giới trẻ Hà Nội thích thú trước mô hình 'Workspace' mới mở gần đây

Sản phẩm - Dịch vụ - 7 giờ trước

GĐXH - Chưa đầy một tháng kể từ ngày khai trương, mô hình workspace mang phong cách thư viện Châu Âu giữa lòng thủ đô đã nhận được đông đảo sự quan tâm đến từ các bạn trẻ.

Top