Người mang “mùa xuân” đến với những hoàn cảnh đặc biệt
GiadinhNet – Rời quê nghèo Quảng Nam vào TP.Hồ Chí Minh lập nghiệp hơn 30 năm nay, khi có trong tay kha khá vốn liếng, song song với việc kinh doanh, anh Phạm Trường Tuấn (quê Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam) đã giúp đỡ nhiều mảnh đời bất hạnh, nghèo khổ.
Cái rét chớm lạnh đầu mùa khiến cho bệnh tình của em Đỗ Thị Hồng Nhung (SN 1999, trú Hòa Giang, xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) càng thêm đau buốt. Em Nhung bị bệnh dính khớp cột sống nhiều năm nay, cơ thể co quắp, phải nằm một chỗ.
Ông Đỗ Thế Mỹ (bố của Nhung) cho biết: Cách đây khoảng 4 năm, em Nhung đang học lớp 8 thì bỗng nhiên phát bệnh, không đi lại được. Chân tay của Nhung teo dần và thẳng đuột như que củi, nằm im một chỗ. Gia đình vay mượn khắp nơi để chữa trị cho Nhung mà vẫn không khỏi.
Tiền hết, bệnh con ngày càng trầm trọng, ông Mỹ và vợ đã cạn kiệt sức lực, không biết bấu víu vào đâu. Đầu năm 2015, trong một lần về quê, khi nghe tin hoàn cảnh của em Nhung, anh Phạm Trường Tuấn (SN 1970, chủ hiệu bánh mỳ “Tuấn mập”, trú TP.Hồ Chí Minh) đã quyết định giúp đỡ vợ chồng ông Mỹ chữa trị bệnh cho em Nhung.
Anh Tuấn đã đưa em Nhung vào bệnh viện chuyên khoa ở TP.Hồ Chí Minh chữa trị, mọi tiền viện phí, ăn ở, đi lại…trong gần 1 năm trời đều do anh Tuấn chi trả.
Đến nay, bệnh tình của Nhung đã đỡ một phần, các bác sỹ cắt thuốc về nhà cho Nhung uống. Nhung đã tự đi được xe lăn, chân tay hoạt bát hơn…Điều mà trước đây gia đình ông Mỹ không hề nghĩ tới.
“Anh Tuấn đã bỏ ra khoảng 70-80 triệu đồng để chữa trị, chăm lo cho Nhung, giờ mỗi tháng anh cho gia đình khoảng 5 triệu đồng để điều trị thêm (toa thuốc bác sĩ cho mỗi tháng gần 3 triệu đồng). Nhờ anh Tuấn mà con gái của chúng tôi đã được hồi sinh. Gia đình chúng tôi mang ơn anh ấy nhiều lắm…”, ông Mỹ tâm sự.
Nhung là một trong nhiều trường hợp được anh Tuấn giúp đỡ. Từng là người sống trong hoàn cảnh khó khăn, vất vả nên khi có được cơ ngơi kha khá, anh Tuấn thấu hiểu được nỗi lòng của những mảnh đời bất hạnh, nghèo khó.
Lớn lên ở vùng quê nghèo Quảng Nam, vào Sài Gòn làm thuê làm mướn, với sự chịu khó vươn lên, đến nay anh Tuấn nổi tiếng với hệ thống lò bánh mì mang thương hiệu “Tuấn mập”.
Hiện hệ thống lò bánh mì “Tuấn mập” có gần 170 tiệm ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Ngoài ra, anh Tuấn có khoảng 10 nhà hàng quy mô lớn tại TP.Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng. Anh giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 1.500 lao động.
“Mình quan niệm, cứ cho đi rồi sẽ nhận lại. Hồi mình mới vào Sài Gòn chân ướt chân ráo, ngoài sự nỗ lực vươn lên, mình cũng được nhiều người giúp đỡ. Đến nay dù mình không có nhiều tài sản nhưng trong tâm mình đau đáu làm sao giúp được nhiều người nghèo khổ thì càng tốt…”, anh Tuấn chia sẻ.
Lang thang trên một chiếc xe máy cà tàng cùng với anh Tuấn khắp ngõ xóm ở làng quê Điện Trung để tìm hiểu những mảnh đời bất hạnh mà giúp đỡ, chúng tôi thấy được sự giản dị, tấm chân tình mà “Tuấn mập” mang lại.
Cụ bà Nguyễn Thị Bốn (63 tuổi), một trong những hộ nghèo của xã Điện Trung hiện sống với đứa cháu ngoại năm nay học lớp 12 trong căn nhà phên tre ẩm thấp, nhờ trên đất của người thân chừng 10m2.
Thấu hiểu hoàn cảnh đó, xã Điện Trung vận dụng quỹ xây nhà đại đoàn kết (khoảng 30 triệu đồng) nhưng ngặt nỗi không có đất. Biết chuyện, anh Tuấn quyết định bỏ ra 25 triệu đồng, mua một mảnh vườn gần đó để bà Bốn xây nhà.
Trong lần đi trao tiền để trả tiền đất cho bà Bốn, anh Tuấn trăn trở, 30 triệu đồng khó xây được căn nhà đàng hoàng nên quyết định hỗ trợ cho bà Bốn thêm 20 triệu đồng để xây nhà. Nghe đến đây, bà Bốn hạnh phúc đến tuôn trào nước mắt.
Biết “một mình khó làm nên mùa xuân”, nên anh Tuấn thường hay vận động, rủ thêm bạn bè đi làm từ thiện. Trong đợt về quê cuối năm 2015, anh Phạm Đình Quốc Đại, Tổng giám đốc Cty Đại Nam (TP. Hồ Chí Minh) gửi trao 10 triệu đồng cho gia đình anh Lê Tiến, hộ cận nghèo tại thôn Tân Bình 4 (xã Điện Trung) bị bại liệt mấy năm nay, vợ làm nông, nhà có 3 đứa con đi học…
Ngoài ra, anh Tuấn còn đi khảo sát để hỗ trợ tôn lợp nhà cho một số gia đình khó khăn, nhưng khi thấy nhà cửa người dân quá rách nát, anh Tuấn quyết định hỗ trợ tiền xây nhà, bản thân bỏ ra một phần, còn lại sẽ kêu gọi thêm bạn bè…
Tại xã Điện Trung và một số xã lân cận của huyện Điện Bàn, nhiều người biết ơn anh Tuấn vì đã tạo kế sinh nhai cho họ một cách bền vững. Tuấn bỏ ra 1,2 tỷ đồng hỗ trợ vốn mua 40 con bò cho 40 gia đình nuôi với cam kết cho mượn tiền trong vòng 3 năm.
Khi bò mẹ đẻ bò con, sinh sôi nhiều lên thì dành tiền trả lại để anh Tuấn đi hỗ trợ cho những gia đình khác. Gia đình anh Phạm Hữu Thành mới nhận bò hơn 2 năm mà đã được 4 lứa bò con (lúc trao bò mẹ đã có bầu), giờ mấy con bò con đã vạm vỡ. Nếu tính tổng số bò bán ra thị trường cũng gần được 100 triệu đồng. Nhiều gia đình được Tuấn hỗ trợ vốn, giờ đã có đàn bò 3-4 con.
“Nhờ có anh Tuấn tôi mới có cơ sở như thế này, quả thật đời này gia đình tôi luôn mang ơn, trân trọng tấm lòng anh Tuấn và gia đình”, anh Thành xúc động.
Ông Phạm Trường Giới, Chủ tịch Mặt trận xã Điện Trung chia sẻ: “Địa phương có được tấm lòng như anh Tuấn rất đáng quý. Từ trước đến nay anh giúp hàng tỷ đồng để hỗ trợ cho người nghèo, xây nhà tình thương, hỗ trợ xây dựng công trình phúc lợi…”.
Không chỉ tại Quảng Nam, nhiều năm qua, anh Tuấn còn đi khắp nơi từ các tỉnh miền Trung & Tây Nguyên cho đến các tỉnh miền Nam, đồng bằng sông Cửu Long…để làm từ thiện.
Từ năm 2013 cho đến nay, bình quân mỗi năm anh Tuấn bỏ ra khoảng 1,5 tỷ đồng để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, nghèo khó. Cách đây gần nửa tháng, anh Tuấn vừa hỗ trợ tại Quảng Ngãi gần 100 triệu đồng, giúp đỡ các hoàn cảnh éo le, xây nhà tình thương…
“Mỗi lần làm việc thiện tôi thấy rất vui, hạnh phúc và thấy làm ăn suôn sẻ hơn. Tôi mong có nhiều sức khỏe để tiếp tục làm việc, kiếm nhiều tiền để mình tiếp tục giúp đỡ nhiều mảnh đời bất hạnh, nghèo khổ khác…”, anh Tuấn tâm sự.
Đức Hoàng/Báo Gia đình & Xã hội
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước
Vòng tay nhân ái - 20 giờ trướcGĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân ái - 2 ngày trướcGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.
Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định
Vòng tay nhân ái - 5 ngày trướcGĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.
MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ
Cảnh ngộ - 6 ngày trướcGĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.
Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn
Kết chuyển - 1 tuần trướcGĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật
Vòng tay nhân ái - 1 tuần trướcGĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.
MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.
MS 963: Xót xa hoàn cảnh cô gái trẻ bị suy thận, phải thay khớp háng nhiều lần cần sự giúp đỡ
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Căn bệnh suy thận cùng di chứng sau vụ tai nạn khiến sức khỏe của Trang suy kiệt. Éo le hơn khi hoàn cảnh gia đình em vô cùng khó khăn. Những gì có giá trị trong nhà, bố mẹ em đã cầm cố, bán đi nhưng vẫn không đủ tiền điều trị cho em.
MS 958: Xin cứu giúp hoàn cảnh bé trai mắc tim bẩm sinh cần được phẫu thuật sớm
Cảnh ngộGĐXH – Vợ chồng chị Hương giờ chỉ ước nguyện con sớm được phẫu thuật tim bẩm sinh. Thế nhưng hoàn cảnh khó khăn, việc giành giật sự sống cho cậu con trai nhỏ đang rơi vào bế tắc, họ chỉ biết cầu xin cộng đồng cứu giúp.