Người đàn ông 37 tuổi thoát khỏi chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ nhờ làm việc này
GĐXH - Sau 1 tháng tái khám, bệnh nhân cho biết tình trạng ngủ ngáy đã cải thiện đáng kể, không còn nghẹt mũi hay mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
Theo thông tin từ BVĐK Tâm Anh, bệnh nhân Phong (37 tuổi) bị nghẹt mũi kèm ngủ ngáy kéo dài nhiều tháng nay. Đi khám tại địa phương, anh được kết luận viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, sau 1 tháng dùng thuốc, tình trạng vẫn không cải thiện, mức độ ngáy tăng, tiếng ngáy to hơn, ảnh hưởng tới người xung quanh. Anh phải dùng thuốc co mạch để giảm tình trạng nghẹt mũi và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi sau mỗi sáng thức dậy.
Sau khi đến BVĐK Tâm Anh Hà Nội khám, PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ - Phụ trách chuyên môn Khoa Tai Mũi Họng đã khám và kết luận anh gặp tình trạng quá phát cuốn mũi, amidan quá phát, viêm hốc kèm tình trạng ngưng thở khi ngủ, dẫn tới ngủ ngáy. Phỏng đoán nguyên nhân viêm mũi dị ứng khiến cuốn mũi quá phát, gây ra tình trạng ngạt mũi kéo dài. Lượng khí hít vào bị cản trở dẫn tới tình trạng ngáy.

Ảnh minh họa
Anh Phong được tư vấn phẫu thuật kết hợp nội soi chỉnh hình cuốn mũi dưới, điều trị quá phát cuốn mũi, cắt amidan và chỉnh hình họng màn hầu lưỡi gà điều trị ngủ ngáy. Biện pháp mổ kết hợp 2 mục tiêu điều trị giúp người bệnh hạn chế phải thực hiện phẫu thuật nhiều lần, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.
Ê kíp với sự tham gia của PGS Kỳ lần lượt thực hiện cắt amidan và chỉnh hình màn hầu lưỡi gà bằng công nghệ Coblator giúp cắt, đốt và cầm máu tại chỗ, hạn chế tổn thương mô lành. Sau đó, mổ cắt chỉnh hình cuốn mũi dưới qua nội soi, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và bảo tồn chức năng mũi xoang.
Anh Phong xuất viện sau hai ngày và tái khám sau 1 tháng, đường mổ lành tốt, tình trạng ngủ ngáy đã cải thiện đáng kể, không còn nghẹt mũi hay mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
Ngủ ngáy khi nào cần điều trị?
Nhiều người cho rằng ngủ ngáy không phải bệnh lý, là biểu hiện lành tính. Tuy nhiên, đây có thể là một dấu hiệu của ngưng thở khi ngủ, có thể dẫn tới tình trạng thiếu oxy, kéo theo nhiều bệnh lý tim mạch như suy tim, rung nhĩ và các rối loạn nhịp tim khác, tăng huyết áp, đột quỵ, gia tăng nguy cơ đột tử. Ở mức độ nhẹ, ngưng thở khi ngủ làm gián đoạn giấc ngủ, gây thiếu ngủ, không tỉnh táo, tăng nguy cơ tai nạn, khó tập trung…
Để cải thiện tình trạng ngủ ngáy, người bệnh nhẹ có thể bắt đầu điều trị bằng cách thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng ngáy bằng cách: Giảm cân, ngủ nghiêng, gối cao đầu... kết hợp dùng dụng cụ hỗ trợ gắn miệng đẩy hàm, điều trị viêm mũi dị ứng, bệnh lý tai mũi họng gây hẹp tắc đường thở.
Với những bệnh nhân ở mức độ trung bình hoặc nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định đeo máy thở áp lực dương liên tục CPAP khi ngủ hoặc phẫu thuật chỉnh hình màn hầu - lưỡi gà (UPPP) để điều trị tình trạng ngáy và các biến chứng do ngưng thở khi ngủ gây nên.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.