Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người phụ nữ kiên cường qua 67 lần xạ trị: Không ngại đón Tết ở bệnh viện vì biết thể dục tâm hồn

Thứ tư, 07:00 30/01/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Hơn 6 năm sống chung với căn bệnh ung thư vú, chị Trần Thị Cẩm Bào (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã dần quen với những cái Tết trong bệnh viện. Hơn ai hết, chị hiểu và muốn sẻ chia cùng những người bệnh trong giờ khắc thiêng liêng nhất.

Chị Bào (thứ 2 từ trái qua) chụp ảnh lưu niệm cùng CLB “Niềm tin và Hy vọng” vì bệnh nhân ung thư. Ảnh: TL

Chị Bào (thứ 2 từ trái qua) chụp ảnh lưu niệm cùng CLB “Niềm tin và Hy vọng” vì bệnh nhân ung thư. Ảnh: TL

Chia sẻ bí quyết “4 chữ T”

Gặp chúng tôi khi vừa kết thúc đợt xạ trị thứ 67, chị Trần Thị Cẩm Bào vẫn giữ được sự lạc quan khi kể về hành trình chống chọi căn bệnh quái ác. Đến nay, chặng đường đầy gian khổ của chị đã bước sang năm thứ 6.

Cuối tháng 12/2012, trong một lần tình cờ, thấy ở ngực phải của mình có một vết nhỏ màu hồng, chị Bào đã vào viện để thăm khám. Sau khi làm các xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ cho biết chị bị ung thư vú giai đoạn 2 có 10/20 hạt di căn ở thể bộ ba âm tính. Để kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, ngày 3/1/2013, chị đã phải cắt bỏ một bên vú, truyền 6 đợt hóa chất và 25 mũi xạ trị.

Đầu tháng 2/2016, trong một lần thăm khám định kì tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, chỉ số chỉ điểm khối u của chị tăng quá ngưỡng quy định. Sau khi hội thảo chuyên môn, các bác sĩ cho biết chị bị di căn xương chậu phải và cần phải điều trị thường xuyên, liên tục. Vậy là kể từ khi phát hiện bệnh đến nay, chị đã phải vượt qua 67 lần truyền hóa chất.

“Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh gặp muôn vàn khó khăn về sức khỏe, tinh thần, tài chính. Không chỉ bản thân tôi mà tất cả mọi người nghe tin mình mắc bệnh này đều hoang mang, lo sợ. Tuy nhiên, với tôi do theo nghề nghiệp báo chí, được đọc, được viết nhiều đã giúp tôi hòa mình với việc này một cách dễ dàng hơn so với những người đồng bệnh”, chị Bào tâm sự.

Đón nhận tin dữ giữa lúc đang có một công việc ổn định, một mái ấm gia đình vững chãi, hơn ai hết, chị hiểu mình phải cố gắng nhiều như thế nào để không đánh mất đi những điều quý giá. Những tháng năm trôi qua, để chấp nhận và chung sống với căn bệnh ung thư quái ác, chị Cẩm Bào đã tìm ra được bí quyết “4 chữ T” cho chính bản thân mình.

Chữ T thứ nhất là tinh thần. Người bệnh phải biết đón nhận, hòa mình cố gắng vươn lên khắc phục khó khăn. Chữ T thứ hai là thuốc. Chỉ khi người bệnh tuân thủ chặt chẽ phác đồ các bác sĩ đưa ra thì quá trình điều trị mới diễn ra hiệu quả. Chữ T thứ ba là thể dục, thể thao. Người bệnh lấy việc đi bộ, việc nhà làm niềm vui và thiện nguyện làm niềm hạnh phúc. Và chữ T thứ tư là thực phẩm. Nhiều người quan niệm, người bệnh ung thư cần kiêng khem vì sợ ăn vào sẽ làm cho mầm bệnh lớn thêm. Nhưng theo chị Bào, đây là quan niệm sai lầm, bởi người bệnh phải ăn đủ chất như người bình thường, nếu không chưa chết vì bệnh mà đã chết vì kiệt sức.

“Nếu thực hiện được 4 chữ T đấy song hành với nhau, tôi nghĩ rằng với một nền y học hiện đại, đội ngũ y bác sĩ rất giỏi về chuyên môn, cơ sở vật chất tốt thì người bệnh hoàn toàn có thể sống ổn định với căn bệnh ung thư”, người phụ nữ 45 tuổi tâm sự.

Nhìn ung thư dưới góc độ “mỹ học”

Bên cạnh việc vẫn tiếp tục điều trị bệnh, chị Trần Thị Cẩm Bào vẫn tích cực hoạt động truyền cảm hứng và nghị lực sống cho những người bệnh giống như mình. Ảnh: Đ.T

Bên cạnh việc vẫn tiếp tục điều trị bệnh, chị Trần Thị Cẩm Bào vẫn tích cực hoạt động truyền cảm hứng và nghị lực sống cho những người bệnh giống như mình. Ảnh: Đ.T

Vốn xuất thân trong một gia đình Nho học, là người gốc Huế với những nét mơ mộng trong tâm hồn, chị Bào luôn cố gắng nhìn mọi vấn đề dưới góc độ tích cực. “Tôi có nói với những người bạn rằng mình luôn phải thể dục tâm hồn. Nếu chỉ chạy bộ hay ăn uống khoa học thôi chưa đủ, cần phải luôn hướng tới những điều tốt đẹp để sống vui, sống khỏe”, chị Bào tâm sự. Và cũng chính từ suy nghĩ ấy, chị đưa ra những thông điệp mạnh mẽ cho cộng đồng người bệnh ung thư, rằng nên nhìn nó dưới góc độ “mỹ học”.

Luôn hết mình với những công việc thiện nguyện, chị Bào là người đưa ra ý tưởng, xây dựng các chương trình như: “Trao xe lăn, nhận nụ cười”, “Thư viện tóc, góc cười cuộc sống”, “Hát cho nhau nghe”... tại nhiều bệnh viện trong cả nước. Cùng chung cảnh ngộ, chị là người thấu hiểu những thiếu thốn, những dằn vặt và cả những đắng cay của bệnh nhân ung thư. Vì lẽ đó, chị quyết tâm làm bằng được những chương trình này để xóa tan những suy nghĩ tiêu cực. Để người bệnh biết rằng bệnh viện không phải một nơi chỉ toàn những buồn tẻ và hay ung thư là dấu chấm hết cho cuộc đời.

Đáng nhớ nhất là chương trình “Một bức tranh, triệu niềm tin hy vọng” với gần 300 bức tranh được treo dọc các khoa của bệnh viện K3 Tân Triều. “Những đêm nằm liệt giường ở viện tôi thấy rất cô đơn và lạnh lẽo. Tôi nhìn ra bức tường màu xanh tuyệt vọng ngoài kia và nghĩ rằng, tại sao lại không treo lên đó những bức tranh thật đẹp, để người bệnh không phải nhìn mãi một sự trống trải vô hồn và kể cả họ có chết đi thì vẫn luôn có ký ức về những sắc màu rực rỡ rồi hiểu rằng: Cái chết chỉ là mở đầu của một sự sống mới”, chị Bào rơm rớm nước mắt kể lại.

“Tôi muốn ở cùng bệnh nhân trong thời khắc thiêng liêng nhất”

Cũng như những năm trước, năm nay chị Cẩm Bào sẽ đón giao thừa với những người chung cảnh ngộ ở bệnh viện. Ảnh: TL

Cũng như những năm trước, năm nay chị Cẩm Bào sẽ đón giao thừa với những người chung cảnh ngộ ở bệnh viện. Ảnh: TL

Chia sẻ về những kế hoạch cuối năm, chị Bào cho biết mình vẫn còn rất nhiều dự định cần phải hoàn thành. Đó là hành trình cũng CLB Hoa Ưu Đàm - Nhịp cầu nhân ái trao hàng trăm chiếc xe lăn đến các bệnh nhân ung thư trên cả nước. Đó là chương trình “Một bức tranh - triệu niềm tin hy vọng” kêu gọi các nhà hảo tâm, các họa sĩ ủng hộ tranh vẽ tới các khoa Ung bướu… “Tôi mong muốn có đủ sức khỏe để đi xa hơn và giúp đỡ nhiều hơn các bệnh nhân ung thư, để những ngày sống còn lại của đời mình thêm ý nghĩa”, chị Bào chia sẻ.

Theo lời chị Bào, từ ngày phát hiện mình bị bệnh hiểm nghèo, hàng năm, chị đều ăn Tết trong bệnh viện để cùng đồng hành, chia sẻ với những người chung cảnh ngộ trong giờ khắc thiêng liêng nhất. Chị Bào cũng cho biết mình luôn cảm thấy may mắn vì có người chồng và người con luôn yêu thương mình hết mực, luôn đồng hành cùng chị trong các chương trình thiện nguyện nên việc ăn Tết trong bệnh viện không có gì là quá khó khăn mà luôn vui vẻ cùng rất nhiều gia đình khác đang cùng chiến đấu với căn bệnh ung thư như mình.

Không những kiên cường để chiến thắng bệnh tật mà chị Bào còn luôn đấu tranh để cải thiện suy nghĩ của cộng đồng về căn bệnh ấy. Theo chị Bào, xã hội hiện nay vẫn nhìn người bệnh ung thư với rất nhiều vấn đề, bởi họ chưa hiểu hết những nỗi nhọc nhằn của người bệnh. Khi họ chưa hiểu thì họ khó có thể sẻ chia với mình. Bên cạnh đó, chính các bệnh nhân cũng không được trang bị những kiến thức chính thống về căn bệnh này nên nhiều người lâm vào cảnh “tiền mất tật mang”, trốn viện đi chữa linh tinh trên mạng.

Chị Bào tâm sự: “Tôi mong muốn làm sao các bệnh viện nên có các CLB, nên có sân chơi cho bệnh nhân sinh hoạt. Đó là điều rất tốt khi bệnh nhân đến đó được lắng nghe những điều hay lẽ phải, họ học được kiến thức chính thống về bệnh của mình”.

Hơn nửa thập niên đồng hành cùng vợ đi chữa ung thư

Hơn nửa thập niên đồng hành cùng vợ đi khắp các bệnh viện chữa ung thư, năm nào cũng phải ăn Tết trong bệnh viện, nhưng anh Phạm Trung Tâm (chồng chị Trần Thị Cẩm Bào) không hề tỏ ra buồn chán. Anh Tâm cho biết, cách đây 6 năm khi nhận tin vợ bị ung thư vú, anh không khỏi bàng hoàng và suy sụp. Nhưng anh chợt nghĩ, nếu tâm trạng mình còn tồi tệ như vậy thì vợ mình sẽ ra sao. Vì thế, chỉ sau 1 ngày lấy lại tinh thần, anh đã quyết tâm động viên vợ để hai vợ chồng cùng vượt qua thử thách này. “Tôi đã phải động viên và trấn tĩnh lại tinh thần của vợ. Tôi đã nói với vợ tôi rằng: Em hãy mạnh mẽ lên. Anh và con sẽ đồng hành cùng em đi tới hết cuộc đời này. Và không có gì cản trở chúng ta cả!”, anh Tâm nghẹn ngào chia sẻ.

Cuộc sống bi đát của cặp vợ chồng cứ ăn cơm trưa xong là chia tay nhau đi chạy thận và xạ trị Cuộc sống bi đát của cặp vợ chồng cứ ăn cơm trưa xong là chia tay nhau đi chạy thận và xạ trị

GiadinhNet – “Từ ngày tôi bị bệnh, cứ ăn cơm trưa xong là chồng đi đằng chồng (xạ trị tại Bệnh viện K ), vợ đi đằng vợ (chạy thận tại Bệnh viện Bưu Điện) đến tối về lại mới được gặp nhau”, ông Chiên nghẹn ngào cho biết.

Cao Tuân - Đình Trường

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến thì cá nhân, tổ chức có thể sẽ phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện một số hành vi như lấn, chiếm đất, hủy hoại đất.

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

Pháp luật - 4 giờ trước

Trong thời gian chữa bệnh bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, "trùm" lừa đảo Trần Thị Mỹ Hiền đã bỏ trốn.

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Đến nay, 26 quận, huyện có phường, xã phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri và thống nhất phương án sáp nhập. Trong đó, nhiều địa phương cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ về chi phí, miễn lệ phí cho công dân thay đổi giấy tờ tùy thân, thủ tục hành chính... sau sáp nhập.

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Cùng với biểu tượng quốc kỳ Việt Nam, miếng dán có ký hiệu khác nhau trên vai áo lực lượng cảnh sát cơ động trong buổi diễu binh, diễu hành nhân 50 năm ngày Truyền thống Lực lượng Cảnh sát cơ động thu hút sự chú ý của nhiều người.

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Đời sống - 4 giờ trước

16 điểm bắn pháo hoa gồm 10 điểm dọc tuyến sông Sài Gòn (1 điểm tầm cao và 9 điểm tầm thấp) và 6 điểm tại các quận, huyện.

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Nhà sách Tiến Thọ tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn tiếp tục mở cửa hoạt động, không tuân thủ văn bản chỉ đạo của cơ quan chức năng.

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày 15/5/2022, tại sâu trong khu vực rừng quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Một nhân viên bảo vệ rừng đã bị một người quen dùng dao đâm tử vong. Phải mất tới gần 2 năm truy đuổi, công an mới tìm ra manh mối về tên giết người "máu lạnh" này.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 16/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Dù anh trai đã bị tuyên án tử hình vì sát hại một lái xe ôm công nghệ để cướp, nhưng Tuân vẫn không sợ mà tiếp tục “nối gót” anh.

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Giáo dục - 7 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 20 năm sử dụng, Trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều học sinh phải học tập trong căn phòng tạm ẩm thấp, không đảm bảo an toàn.

Top