Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người phụ nữ Mã Liềng gửi tâm sự qua tiếng đờn ống

Thứ năm, 09:05 03/11/2022 | Xã hội

GiadinhNet - Từ những loại cây thân thuộc trên dãy Trường Sơn, đồng bào Mã Liềng đã chế tác ra loại nhạc cụ đặc biệt. Tiếng đàn kèm tiếng hát chính là cách những người phụ nữ Mã Liềng gửi gắm tâm sự của cuộc đời.

Video: Người phụ nữ Mã Liềng chơi đờn ống và hát bằng tiếng đồng bào.

Trong chuyến công tác tại vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Bình, phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống có dịp tới thăm các bản làng của người Mã Liềng (thuộc dân tộc Chứt) tại xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa.

Theo chia sẻ của những bậc cao niên tại đây, thì gần 30 năm về trước, người Mã Liềng chủ yếu sống trong các hang đá, hoặc trong những túp nhà nhỏ cheo leo trên dãy núi Giăng Màn. Cứ khoảng 2 đến 3 mùa rẫy, khi đất đai nghèo kiệt, bà con lại kéo nhau đi tìm mảnh đất màu mỡ mới để khai hoang trồng lúa, trồng ngô và săn bắn, hái lượm. Cuộc sống nghèo đói, bệnh tật và nạn hôn nhân cận huyết khiến tộc người này đối diện với nguy cơ tuyệt chủng.

Người phụ nữ Mã Liềng gửi tâm sự qua tiếng đờn ống - Ảnh 2.

Từ những hang đá, túp lều nhỏ triền núi, người Mã Liềng đã quần tụ và định cư ở các bản làng.

Năm 1993, khi Nhà nước triển khai thực hiện Chương trình định canh, định cư, xây nhà ở, trường học, trạm y tế, kiên trì vận động người Mã Liềng rời núi ra định cư ở các thôn bản. Sau những cố gắng của bà con cùng với sự hỗ trợ của chính quyền và các tổ chức, hiện nay đời sống của đồng bào Mã Liềng đã ổn định và từng bước phát triển.

Tới thăm bản Cáo (xã Lâm Hóa) chúng tôi bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ trung tuổi đang ngồi ở bậu cửa nhà dùng một loại nhạc cụ lạ đàn và hát bằng tiếng của người Mã Liềng.

Hỏi ra mới biết đó là chiếc đàn ống (người địa phương hay gọi là đờn ống), một "báu vật" của những người phụ nữ nơi đây. Loại đàn ấy đã được sáng tạo và truyền qua nhiều thế hệ, giữ nguyên dáng vẻ thủa sơ khai. Thường thì những người phụ nữ Mã Liềng sẽ truyền lại cho con gái của mình cách làm, cách đàn và hát với cây đàn ống từ đời này qua đời khác. Cũng có số ít đàn ông Mã Liềng biết chơi loại đàn truyền thống này, nhưng kỹ thuật và nghệ thuật thì khó mà bằng người phụ nữ.

Người phụ nữ Mã Liềng gửi tâm sự qua tiếng đờn ống - Ảnh 3.

Người đàn bà Mã Liềng ngồi chơi đờn ống và hát những bài hát thể hiện tâm tình bằng tiếng đồng bào.

Dù đang còn sống len lỏi khắp núi rừng hay khi đã quần tụ và định cư ở các bản làng thì chiếc đàn ống trở thành vật "bất ly thân". Đây không chỉ là nhạc cụ mà còn là nơi gửi gắm tình cảm, nỗi niềm chân thành mộc mạc và thể hiện đời sống tâm linh của họ.

Bà Phạm Thị Lưu, trú tại bản Cáo, xã Lâm Hóa, người đã gắn bó với cây đàn ống từ tuổi trăng tròn cho biết, từ nhỏ bà cùng những người con gái Mã Liềng khác đã được mẹ dạy cách chế tác và chơi đàn. Bà đã quen thuộc với âm thanh và những cảm xúc gửi gắm trong giai điệu từ cây đàn ống.

Những lúc vui buồn trong cuộc sống họ đều dùng tiếng đàn để trút bầu tâm sự. Đến tuổi cập kê, khi cô gái thương một chàng trai nào đó, họ sẽ chơi đàn ống và hát cho chàng trai đó nghe. Khi người yêu đi săn bắn ở xa, họ mượn tiếng đàn gửi gắm nỗi nhớ nhung...

Người phụ nữ Mã Liềng gửi tâm sự qua tiếng đờn ống - Ảnh 4.

Chiếc đờn ống dường như là "báu vật" chỉ dành riêng cho phụ nữ Mã Liềng.

Bên cạnh đó, đàn ống còn được người Mã Liềng dùng trong các lễ hội, dịp cưới xin, ma chay, lễ cúng thần rừng… tùy thuộc vào những hoàn cảnh khác nhau, họ đánh theo nhịp điệu khác nhau.

Chia sẻ về cách chế tạo loại đàn truyền thống này, bà Lưu chẳng chút giấu diếm. Đầu tiên, người Mã Liềng vào rừng tìm cây tre, nứa già, có đốt to, có thành mỏng và dẹt. Sau đó chọn đốt dưới cùng và cắt dài khoảng 70 cm (thường theo chiều dài của đốt tre, nứa) rồi treo ở gác bếp, hong khô để làm thân đàn. Tiếp đến là công đoạn chuẩn bị dây đàn, là dây thân leo, được tách lấy vỏ xoắn lại và hơ qua lửa nhiều lần. Ngày nay, dây đàn có thể được làm bằng dây cước nhỏ.

Sau khi có đủ nguyên, vật liệu, người nghệ nhân dùng dao chẻ một đầu ống tre, nứa ra thành nhiều phần bằng nhau, đầu còn lại thì đục một lỗ nhỏ và căng hai sợi dây dọc thân, một sợi căng và một sợi chùng, giúp tạo nên thứ âm thanh lạ tai, mang nét riêng của người dân tộc Mã Liềng. Cách làm tưởng như đơn giản nhưng để chế tác ra được cây đàn ống đạt chuẩn là cả một sự kỳ công, đòi hỏi sự khéo léo mà không phải ai cũng làm được.

Người phụ nữ Mã Liềng gửi tâm sự qua tiếng đờn ống - Ảnh 5.

Cách làm đờn ống tưởng như đơn giản nhưng để chế tác ra được cây đàn đạt chuẩn là cả một sự kỳ công.

"Ngày nay, đời sống của bà con người Mã Liềng đã được nâng cao và hòa nhịp với cuộc sống xã hội hiện đại. Khoảng cách giữa vùng xuôi và vùng ngược cũng theo đó được thu hẹp dần, giúp bà con tiếp cận nhiều hơn với các tiến bộ của xã hội. Tuy vậy, nét phong tục xưa vẫn được người dân Mã Liềng lưu giữ, như một nét văn hóa độc đáo riêng, tạo dấu ấn cho bà con đồng bào nơi đây", ông Lê Văn Phúc, Bí thư Đảng ủy xã Lâm Hóa chia sẻ.

Hùng Trần
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Đời sống - 16 phút trước

GĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Thời sự - 38 phút trước

Người chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Pháp luật - 4 giờ trước

Cặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Top