Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người trầm cảm có tự khỏi được không?

Thứ năm, 19:06 12/12/2024 | Sống khỏe

Một số trường hợp trầm cảm có thể tự khỏi sau khoảng thời gian nhất định hoặc nhờ thay đổi lối sống, chế độ ăn uống.

Nhiều người nói rằng "thời gian chữa lành mọi vết thương" nhưng điều đó không hoàn toàn đúng khi nói đến chứng trầm cảm . Hết trầm cảm phụ thuộc vào loại, thời gian và mức độ nghiêm trọng cùng một số yếu tố khác.

Loại trầm cảm

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ, một số loại trầm cảm có xu hướng kéo dài hơn những loại khác. Ví dụ, rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) thường chỉ xảy ra trong những tháng mùa đông, giảm dần vào mùa xuân. Ngược lại, rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD) kéo dài từ 2 năm trở lên.

Nguyên nhân tiềm ẩn

Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm cũng ảnh hưởng đến thời gian mang bệnh. Chứng trầm cảm do một tình huống cụ thể hoặc tác nhân gây căng thẳng tạm thời thường sẽ tự khỏi khi tình huống đó chấm dứt.

Một số tình trạng sức khỏe có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm. Ví dụ, phụ nữ bị rối loạn tiền kinh nguyệt hay mới sinh con.

Người trầm cảm có tự khỏi được không? - Ảnh 1.

Một số trường hợp trầm cảm có thể tự khỏi theo thời gian nhưng đa số cần sự tư vấn của chuyên gia. Ảnh minh họa: Indoindians

Mức độ nghiêm trọng

Trầm cảm nhẹ đôi khi tự khỏi mà không cần điều trị. Trong khi đó, trầm cảm vừa hoặc nặng thường cần được chăm sóc y tế. Hình thức điều trị bao gồm thuốc, liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp cả hai. Ngoài ra, các phương pháp bổ sung như thuốc thảo dược, châm cứu, tập thể dục, thiền, massage cũng có tác dụng hỗ trợ.

Dấu hiệu trầm cảm

Rối loạn trầm cảm lâm sàng (MDD) là dạng phổ biến nhất và có thể xuất hiện, biến mất trong suốt cuộc đời của một người. Các triệu chứng kéo dài từ 2 tuần trở lên:

- Tâm trạng chán nản

- Mất hứng thú với các hoạt động mà bạn từng thích

- Thay đổi đáng kể về cân nặng hoặc cảm giác thèm ăn

- Các vấn đề về giấc ngủ

- Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức

- Cảm giác bồn chồn tăng lên

- Khó suy nghĩ, tập trung hoặc đưa ra quyết định.

Theo Hiệp hội Lo âu và Trầm cảm Mỹ, nếu các triệu chứng trên kéo dài hơn 2 năm, bệnh nhân có thể đã bị rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD).

Trầm cảm nhẹ hoặc trầm cảm theo tình huống có thể tự khỏi trong một số trường hợp, nhưng trầm cảm lâm sàng và dai dẳng đòi hỏi và đáp ứng với điều trị.

Nhiều người bị trầm cảm lâm sàng từ chối sự giúp đỡ về mặt tâm lý, hy vọng rằng bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy chẩn đoán và điều trị đúng cách có thể giúp ích, đặc biệt khi bắt đầu điều trị sớm và bao gồm cả liệu pháp tâm lý và thuốc. Theo Hiệp hội Tâm thần Mỹ, 80–90% những người được điều trị đều nhận thấy sự cải thiện.

Cách cải thiện tinh thần không dùng thuốc

Đối với nhiều người mắc chứng trầm cảm, một loại thuốc theo đơn có thể cứu sống họ. Bên cạnh đó, theo Very Well Mind , bạn cũng có thêm một số giải pháp bổ sung một cách tự nhiên:

Ngủ nhiều hơn: Duy trì giờ đi ngủ và thức dậy nhất quán, phòng ngủ yên tĩnh, gọn gàng, thư giãn trước giờ đi ngủ (không ngồi trước màn hình máy tính, sử dụng điện thoại). Dành thời gian ở bên ngoài mỗi ngày ngay cả khi bạn chỉ muốn ở nhà.

Cắt giảm caffeine: Cà phê, trà, soda, chocolate đều chứa caffeine. Bạn có thể tiêu thụ một lượng caffeine vừa phải vào buổi sáng nhưng hãy tránh xa vào chiều muộn để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Bổ sung thêm vitamin D: Một số bằng chứng cho thấy tình trạng thiếu hụt vitamin D đóng vai trò trong chứng trầm cảm. Nếu bạn không nhận đủ vitamin D thông qua chế độ ăn uống và lối sống (như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời), hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên thử dùng thực phẩm bổ sung không.

Thiền định: Theo JAMA , các nghiên cứu chỉ ra thực hành thiền chánh niệm cũng có thể có hiệu quả trong việc điều trị chứng trầm cảm.

Tập thể dục nhiều hơn: Bạn cần dành ra khoảng nửa giờ hoặc lâu hơn để tập luyện cường độ thấp mỗi ngày, tốt nhất là hoạt động ngoài trời. Không khí trong lành và ánh nắng có tác dụng chữa lành với những người bị rối loạn cảm xúc theo mùa.

Tránh uống rượu: Rượu có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và giấc ngủ chất lượng là chìa khóa để chống lại nỗi buồn. Mặc dù rượu có vẻ là cách nhanh chóng để thoát khỏi những gì bạn đang cảm thấy nhưng thực tế có thể khiến nhiều triệu chứng của trầm cảm trở nên tồi tệ hơn.

Ăn thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng: Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm đặc biệt có lợi khi bạn bị trầm cảm bao gồm cá, các loại hạt, sữa chua, kim chi, kombucha…

Ngoài ra, bạn có thể thêm cây xanh trong nhà, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, học hỏi những điều mới.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 67 tuổi ở Thanh Hóa bị hôn mê sâu, nhập viện cấp cứu sau khi uống nhầm loại hạt chứa chất kịch độc chữa viêm dạ dày

Người phụ nữ 67 tuổi ở Thanh Hóa bị hôn mê sâu, nhập viện cấp cứu sau khi uống nhầm loại hạt chứa chất kịch độc chữa viêm dạ dày

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Sau khi uống nhầm hạt mã tiền để chữa viêm dạ dày, người phụ nữ 67 tuổi ở Thanh Hóa ngừng thở, ngừng tim, tổn thương não nghiêm trọng phải nhập viện cấp cứu.

Loại rau Việt cay hơn cả ớt, không trồng vẫn mọc um tùm lại cực tốt cho sức khỏe

Loại rau Việt cay hơn cả ớt, không trồng vẫn mọc um tùm lại cực tốt cho sức khỏe

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Loại rau này không cần trồng vẫn mọc dại ở nhiều nơi, đặc biệt là những nơi ẩm ướt như ven sông, suối, ruộng nước. Mặc dù có vị cây đặc trưng hơn cả ớt nhưng đây lại là một vị thảo dược cực tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết.

Hà Nội: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh?

Hà Nội: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh?

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, ô nhiễm không khí gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe, nhất là đối với những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và người có sức đề kháng kém.

Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh do virus HMPV đang lây lan tại Trung Quốc

Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh do virus HMPV đang lây lan tại Trung Quốc

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã chủ động theo dõi, giám sát và cung cấp thông tin về diễn biến tình hình mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại Trung Quốc.

Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?

Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ là thắc mắc được nhiều người quan tâm, cùng chuyên gia tìm câu trả lời ngay dưới đây.

Thứ quả trước rụng đầy không ai nhặt, giờ thành đặc sản khó mua, nhiều công dụng chữa bệnh có thể nhiều người chưa biết

Thứ quả trước rụng đầy không ai nhặt, giờ thành đặc sản khó mua, nhiều công dụng chữa bệnh có thể nhiều người chưa biết

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Từ một loại quả rụng đầy không ai nhặt nay cọ trở thành đặc sản nổi tiếng. Đặc biệt, quả cọ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe có thể bạn chưa biết.

Phát hiện 'bom hẹn giờ ung thư', liên quan đến gan nhiễm mỡ

Phát hiện 'bom hẹn giờ ung thư', liên quan đến gan nhiễm mỡ

Sống khỏe - 22 giờ trước

Nghiên cứu từ Trường Y khoa - Đại học California ở San Diego (UCSD - Mỹ) đã làm sáng tỏ cách mà bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển thành ung thư gan

Loại rau người Việt nên ăn vào mùa đông để phòng ngừa bệnh xương khớp

Loại rau người Việt nên ăn vào mùa đông để phòng ngừa bệnh xương khớp

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Lá lốt là vị thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp trong mùa lạnh hiệu quả, an toàn, được nhiều người lựa chọn.

3 nhóm người nên hạn chế ăn chuối chín

3 nhóm người nên hạn chế ăn chuối chín

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Chuối chín cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn nhiều. Có người ăn chuối chín tốt nhưng cũng có người nên hạn chế.

Chỉ cần lấy 1 tờ giấy và làm việc này, phát hiện ngay chứng sa sút trí tuệ: Càng biết sớm càng dễ chữa

Chỉ cần lấy 1 tờ giấy và làm việc này, phát hiện ngay chứng sa sút trí tuệ: Càng biết sớm càng dễ chữa

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đừng để tới lúc có triệu chứng mới chữa, mà cần phát hiện sớm để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ não bộ.

Top