Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguồn gốc ít biết của các chợ cầu may chỉ tổ chức trong ngày Tết

Thứ tư, 14:00 25/01/2023 | Xã hội

Ra đời gắn với giai thoại một vùng đất, hoặc một nhân vật lịch sử, các hội chợ Tết này không xuất phát từ nhu cầu mua bán mà từ tâm lý đi hội, vui chơi, cầu may trong ngày Tết

Người dân đội rét, rạng sáng rủ nhau đi phiên chợ Tết mỗi năm chỉ họp một lầnNgười dân đội rét, rạng sáng rủ nhau đi phiên chợ Tết mỗi năm chỉ họp một lần

GĐXH - Đông đảo người dân đã đội mưa rét để đi phiên chợ đêm mùng 2 rạng sáng mùng 3 Tết mỗi năm chỉ họp một lần ở Quảng Trị.

Trong 3 ngày Tết Nguyên đán hầu hết chợ đều nghỉ mua bán để mọi người tổ chức lễ hội, cúng ông bà, thăm hỏi nhau. Tuy nhiên, vẫn có những chợ Tết độc đáo, quanh năm suốt tháng không họp, chỉ họp trong 2-3 ngày Tết, sau đó thì giải tán và chờ đến đầu xuân năm sau thì xuất hiện trở lại. Sách 60 lễ hội truyền thống Việt Nam của Thạch Phương, Lê Trung Vũ cho biết nguồn gốc ít biết của những hội chợ này.

Chợ xuân Gia Lạc từng là nơi vui chơi, giải trí ngày xuân của giới hoàng tộc

Hội chợ xuân Gia Lạc (cách trung tâm thành phố Huế 3 km đi về phía Vĩ Dạ) họp mùng 1 đến mùng 3 Tết (chỉ họp trong 3 ngày này, ngày thường không có chợ). Tương truyền, chợ Gia Lạc do Đinh viễn công Nguyễn Phước Bình, con thứ 4 vua Gia Long lập ra cách đây khoảng 200 năm.

Ban đầu, chợ được lập ra theo ý của ông hoàng để có chỗ tập trung vui chơi, giải trí ngày xuân của giới hoàng tộc và số thị dân, thợ thủ công, quan chức, lính tráng không về ăn Tết ở quê hương.

Dần dần, chợ không những trở thành một tụ điểm vui chơi hấp dẫn, mà còn thành nơi trao đổi, mua bán các sản vật, hàng hóa khác, hay nơi bán một số món ăn đặc sản ngày xuân. Cũng có người đi chợ bán một vài vật nhỏ cốt để lấy may đầu năm, người mua cũng mang tâm lý đó không ít.

Vào sáng sớm tinh mơ ngày mùng 1 Tết, người từ các nơi nườm nượp đổ về mảnh đất trống, với những ngôi lều dựng tạm bợ bên cạnh bờ sông Hương. Kẻ bán, người mua, lẫn người đi xem đi chơi chợ (thành phần đông nhất) rất nhộn nhịp.

Hàng hóa bày ra đủ loại, từ đồ gia dụng hàng ngày như chén bát, cơi trầu, bộ ấm chén cũ, quần áo may sẵn đến đồ chơi trẻ em, bánh trái, hoa quả, giống như một dạng “chợ trời” ngày nay. Một số quán ăn kịp thời xuất hiện, bán bún, phở, đặc biệt là món thịt heo quay, thịt bê thui nổi tiếng. Cạnh đó là nơi tổ chức bài chòi, và các trò chơi khác.

Phần lớn khách đến hội chợ xuân Gia Lạc không phải vì nhu cầu trao đổi kinh tế mà vì thói quen, vì một tập tục lâu đời, lấy vui, lấy việc cầu may trong không khí ngày Tết là chính. Chính vì thế, mọi người đều ăn mặc chỉnh tề, đi lại, nói năng trao đổi lịch thiệp, không ồn ào, to tiếng với nhau, không tranh mua, tranh bán xô bồ như phiên chợ ngày thường.

Ai cũng cố gắng giữ một phong cách, thái độ đứng đắn trong giao tiếp ứng xử nhằm biểu hiện chất văn hóa truyền thống của đất cố đô trong dịp đầu xuân. Những trai gái thanh lịch rủ nhau đến chợ xem cảnh, xem người, mua vài món kỷ niệm, tham gia vài trò chơi dân gian, giải trí thưởng thức đôi câu hò, hát đối đáp…

Tồn tại khá lâu qua các giai đoạn lịch sử, hội chợ Gia Lạc có những bước thăng trầm và thay đổi về mặt hình thức buôn bán, trao đổi, vui chơi. Hiện nay, hình thức họp chợ đầu xuân ở đây vẫn còn, nhưng đời sống cũng như tâm lý thưởng ngoạn… đã có nhiều thay đổi, không khí chung của hội không còn vui, sôi động như xưa.

Chợ Gò gắn với giai thoại nhà Tây Sơn

Hội được tổ chức tại chợ Gò Trường Úc, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định vào ngày mùng 1 và mùng 2 Tết, ngày thường không có chợ.

Hội chợ Gò là hội vui xuân của một địa phương nhỏ, nhưng có những nét hấp dẫn riêng và từ lâu đã trở thành một tập tục của đồng bào quanh đây. Chợ họp trên một gò đất rộng và cao nằm dưới chân núi Hàm Long, bên bờ sông Hà Thanh đổ ra Thị Nại. Chợ cách thành phố Quy Nhơn 8 km theo đường quốc lộ 1 cũ…

Cho đến nay, vẫn chưa có ai xác định cụ thể tục vui xuân chợ Gò Trường Úc có từ bao giờ. Theo các bô lão trong vùng, hồi còn tấm bé các cụ đã được chứng kiến cảnh tấp nập, đông vui của hội chợ Gò ngày Tết. Bản thân các cụ cũng đã từng cùng người thân hòa vào đoàn người đi hội, chứng kiến những cuộc vui hấp dẫn, như bài chòi, lô tô, chọi gà… hoặc mua vài món quà làm kỷ niệm.

Cũng theo lời kể của các cụ, có một điều rất lạ là dưới thời nhà Nguyễn, chợ Gò ngày Tết bị cấm. Để ngăn chặn dân chúng đi hội chợ, chính quyền địa phương đã thi hành lệnh cấp trên, dùng tre gai rào kín các ngả vào chợ.

Thậm chí, viên bố chánh tỉnh Bình Định đã có lần sai lính cho 2 con voi đến phá sạch những chòi và căn lều cất lên chuẩn bị cho ngày hội. Tuy nhiên, những biện pháp đó không khiến cho người dân sợ sệt và cản được ngày vui xuân của họ. Hàng năm, đến sáng mùng 1 Tết, đồng bào từ thành phố Quy Nhơn, các vùng lân cận nườm nượp đổ về hội.

Tương truyền nơi đây, xưa là tiền đồn của quân Tây Sơn đóng giữ cảng Thị Nại và thành Hoàng đế (tức thành Đồ Bàn). Tết đến binh sĩ đồn trú tại đây tổ chức xuân bên cạnh bến đò Trường Úc để bà con cùng binh lính mua bán, vui chơi… rồi lâu dần thành nếp.

Lại có ý kiến cho rằng, nơi đây từng là bãi chiến trường đẫm máu giữa quân Tây Sơn và chúa Nguyễn trong quá trình giành giật địa bàn chiến lược này. Dải đất ven chân núi Hoàng Long, kể cả địa điểm họp chợ vốn là bãi tha ma với hàng nghìn ngôi mộ vô danh… Không rõ đây có phải là lý do triều Nguyễn cấm chợ, nhằm mục đích xóa đi tâm tưởng của người dân nơi đây về quân Tây Sơn…

Cũng như chợ Tết ở nhiều vùng quê, chợ Gò bán đủ thứ, từ trái cây, cành hoa mai, hương đèn, rau tươi, đặc sản biển, đồ chơi trẻ con… Việc mua bán ở đây không mặc cả. Dường như tâm lý của người đến chợ không vì chủ đích mua bán mà đi dự hội, vui chơi.

Loại quả thôn quê rẻ bèo, nay ở chợ Tết thành hàng đắt đỏ, kiều bào cũng tìm muaLoại quả thôn quê rẻ bèo, nay ở chợ Tết thành hàng đắt đỏ, kiều bào cũng tìm mua

Nhiều gia đình chọn quả sung để bày trên mâm ngũ quả thờ Tết với hy vọng năm mới sung túc. Thế nên, loại quả thôn quê vốn có giá rẻ bèo, nay xuống chợ Tết thành hàng hot giá đắt đỏ, kiều bào ở nước ngoài cũng tìm mua.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 31 phút trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 15 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Top