Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhà siêu nhỏ, siêu mỏng ở Hà Nội

Thứ ba, 07:15 24/08/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Căn nhà kỳ dị có hình cái búa, móng thì vừa nhỏ lại mỏng, phải gánh cả một căn phòng rộng đến gấp đôi diện tích.

LTS: Theo số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số nhà ở, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, tổng dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, trong đó dân cư khu vực thành thị là 25.347.262 người (chiếm 29,6%).
 
Số liệu điều tra cũng cho thấy Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển kinh tế-xã hội. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được nâng lên. Nhiều ngôi  nhà cao  tầng, khang trang được xây dựng.
 
Tuy nhiên bên cạnh những tích cực đó, không ít người dân vẫn đang phải sống tạm bợ, hoặc thuê mướn trong những ngôi nhà chật hẹp, không có không gian sống cần thiết.
 
Báo GĐ&XH sẽ đưa đến cho độc giả những góc nhìn và chia sẻ của các nhà hoạch định chính sách, các nhà xã hội học về vấn đề này.

Không riêng gì khu phố cổ với những căn nhà chỉ hơn chục mét vuông với 2 đến 3 thế hệ sinh sống mà ngay cả những con đường mới mở thì những loại nhà này cũng không ngừng xuất hiện. Cuộc sống của những gia đình trong ngôi nhà ấy cũng có nhiều điểm đặc biệt.

Căn nhà hình cái búa

Ở phố Nguyễn Phúc Lai, ai cũng biết căn nhà số 56 kỳ quái của gia đình anh Đức. Nhìn từ ngoài, ít ai nghĩ đó là căn nhà của một gia đình đang ở. Chiều rộng của móng chỉ hơn 1m, chiều dài hơn 3m. Lên tầng 2, vợ chồng anh đã nới rộng diện tích theo kiểu chuồng chim. Căn nhà kỳ dị có hình cái búa, móng thì vừa nhỏ lại mỏng, phải gánh cả một căn phòng rộng đến gấp đôi diện tích. Theo thời gian, cái móng nhỏ không trụ được nên đã bị nghiêng hẳn ra phía ngoài đường.
 

Khu trọ tạm bợ này là chỗ trú chân của hàng chục lao động phổ thông mưu sinh ở Hà Nội. Ảnh: Quang Thành

Theo quan sát của chúng tôi, tầng 1 ngôi nhà chỉ đủ "để" một nhà vệ sinh mà ai muốn sử dụng phải đi thụt lùi vào, một cầu thang siêu nhỏ và không gian còn lại đủ kê một chiếc bàn nhỏ để người vợ bày bán bún ốc buổi sáng (tất nhiên khách ngồi ngoài đường). Tầng 2 là buồng "hạnh phúc" của anh chị, không gian chỉ đủ đặt một chiếc đệm.

Ngay ở tuyến phố mới, mang tiếng văn minh sầm uất như Thái Hà cũng có những căn nhà thuộc diện siêu mỏng. Năm 1991, anh Phan Thanh Đặng, đã bỏ ra đến 18 lượng vàng để mua căn nhà 32m². Được một thời gian sau thì thành phố quy hoạch lại phố, đường đi vào tận bếp, số đất còn lại chiều rộng 4m, chiều dài 2,8m, anh đã xây một căn nhà 4 tầng.

Căn nhà của anh bây giờ giống như một tấm bìa các tông dựng lên mỏng manh giữa phố sá sầm uất. Ấy vậy, đó vẫn là mái ấm bao nhiêu năm nay của gia đình 4 người. Trong căn nhà mặt bằng chỉ nhỉnh hơn 10m² đó, tầng 1 vừa đủ để một chiếc xe máy và cầu thang. Tầng 2 kê vừa một cái tủ tường mini, số không gian còn lại làm chỗ ăn uống, tiếp khách, tất nhiên không thể kê bàn ghế. Tầng 3 là nơi bố trí phòng ngủ và nhà vệ sinh. Tầng 4 là nơi để máy giặt, phơi quần áo. Nhà chật đến mức không có chỗ chen chân là vậy nhưng gia đình anh vẫn kiêm luôn nghề giặt khô là hơi, nên lúc nào cũng thấy quần áo phơi kín mít trên tầng 4.
 
 
3 người chia 4m²

Trong căn hộ rộng chưa đầy 25m² trên phố Đại La là nơi trú ngụ của đại gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn với hơn chục nhân khẩu. 3 thế hệ, ông bà, bố mẹ, con cháu hằng ngày quây quần trong tổ ấm chật chội. Bố anh Tuấn làm công nhân, mẹ bán hàng tạp hóa. Nhưng theo bà Hương -  mẹ Tuấn: Không phải mấy ai trong hoàn cảnh như vợ chồng bà đều có được nhà riêng. Trong khu tập thể nhà bà Hương, chuyện gia đình 3 đời phải đi thuê nhà ở trọ không phải là hiếm.

Những kiểu sống tạm bợ phổ biến rất nhiều nơi, như ở chợ Ngã Tư Sở, khu Mỹ Đình. Đặc biệt ở chợ đầu mối Long Biên, cuộc sống tạm bợ còn khổ sở hơn khi mỗi phòng trọ có khi chứa đến 60 người ngủ thuê. Những người không có "điều kiện" hoặc không chịu được cảnh chật chội chỉ còn cách ra chân cầu nằm ngủ.
Khi 3 anh em Tuấn lập gia đình, bà Hương ngăn cho mỗi người một góc. Căn nhà nhỏ lần lượt được chia làm 4. 3 gia đình của 3 người con, mỗi nhà chiếm một khoảnh rộng chưa đầy 4m², phần còn lại là góc của vợ chồng bà Hương vừa là nơi sinh hoạt chung của cả đại gia đình, nơi đặt bàn thờ gia tiên. Mỗi dịp lễ Tết, giỗ chạp, đại gia đình bà Hương phải dọn 2 ngày mới có chỗ đặt bàn để cỗ. Toàn bộ vách ngăn, chăn chiếu, quần áo được nhét vào một góc, tổ ấm của gia đình các con tạm thời bị "giải tỏa".
Tuấn là con út của bà Hương, anh làm công nhân lái xe buýt. Vợ chồng anh Tuấn được bà Hương chia một "căn hộ" với diện tích chưa đầy 4m². Căn phòng như một chiếc hộp bê tông nằm vắt vẻo trên góc gác 2 của căn nhà. Ở đó, vừa là nơi ăn, ngủ, nghỉ, vừa là phòng khách của gia đình 3 nhân khẩu. Trong căn hộ "siêu" mini, rộng, ngang, cao, mỗi bề chừng 2m chỉ có vỏn vẹn một chiếc tủ nhựa đựng quần áo và vài ba chiếc gối nép góc tường. Dù được sự "yểm trợ" của 2 chiếc quạt chạy hết công suất đặt ở hai góc phòng đối diện cửa nhưng cái nóng từ 4 bức tường vẫn như muốn "nướng chín" chủ và khách.
 
Tuấn vuốt mồ hôi nói: "Hôm nay trời mới hơi bức mà đã nóng như thế này, còn những ngày nắng nóng vừa qua vợ chồng em phải đổ cả mấy xô nước ra nền phòng để giải nhiệt. Khổ thân thằng cu con nhà em, đợt nắng nóng vừa rồi nó kén ăn, kén ngủ nên gầy xọp".
 
Tạm bợ
 
Cuộc sống của những người có nhà đã vất vả là vậy, tuy nhiên nó chưa thấm vào đâu so với những người dân lao động tỉnh lẻ tìm về thủ đô mưu sinh.
 
Con ngõ tổ 36 Hoàng Cầu là một sự đối lập. Một bên là những căn nhà cao tầng đẹp đẽ, bên này là một dãy khu ổ chuột xập xệ. Đó là nơi tập kết thu mua đồng nát và là điểm trú chân cho hàng trăm lao động phổ thông, ngày miệt mài đi làm, đêm về ngủ.
 
"Mỗi đêm 10.000 nghìn/người, không giường, không chăn, không gối. Chị em chúng tôi nằm xếp thành hàng với nhau, nhiều đêm chật đến mức không có chỗ để trở mình. Ấy vậy vẫn phải bỏ tiền ra thuê ngủ để ngày mai còn đi làm tiếp" - chị Đỗ Thị Hương, quê ở Mỹ Hào, Hưng Yên ra Hà Nội buôn bán rau cho biết.
 
Bước vào những dãy nhà trọ này, chúng tôi thấy nhà được bố trí như nhà sàn, phía dưới ẩm ướt, mưa xuống mùi ẩm mốc bốc lên khó chịu. Phía trên được bố trí hàng loạt ván kê ngay ngắn, rồi trải chiếu để cho khách thuê ngủ. Có những gian phòng chứa đến 20-30 người. Đêm về đông đúc, sáng sớm ra lại vắng tanh.    
 
(Còn nữa)     
Thúy Quang - Võ Thu
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội: Do bố bị xúc phạm nhiều lần?

Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội: Do bố bị xúc phạm nhiều lần?

Thời sự - 8 phút trước

Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower.

Hàng triệu người Việt cần đáp ứng điều kiện này để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Hàng triệu người Việt cần đáp ứng điều kiện này để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Pháp luật - 23 phút trước

GĐXH - Sở hữu nhà ở là giấc mơ của hàng triệu người Việt. Luật Nhà ở 2023 (sắp có hiệu lực) đã mở ra “cơ hội vàng” cho nhiều đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

5 khoản tiền mà người lao động sẽ được nhận khi nghỉ việc nên biết để đảm bảo quyền lợi của mình

5 khoản tiền mà người lao động sẽ được nhận khi nghỉ việc nên biết để đảm bảo quyền lợi của mình

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Ngoài các thủ tục để hoàn tất quá trình xin nghỉ việc, người lao động cũng cần phải nắm được 5 khoản tiền sẽ được nhận.

Vụ đánh con gái ruột 9 tháng tuổi tử vong: Mức hình phạt cao nhất là tử hình

Vụ đánh con gái ruột 9 tháng tuổi tử vong: Mức hình phạt cao nhất là tử hình

Pháp luật - 1 giờ trước

Với cáo buộc ban đầu của Viện kiểm sát, việc đánh con gái ruột 9 tháng tuổi dẫn đến tử vong, người bố có thể bị xử lý hình sự về tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Bộ luật hình sự với tình tiết định khung là giết người dưới 16 tuổi. Mức hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Hà Nội: Thông xe cầu vượt thép Mai Dịch, các phương tiện di chuyển ra sao?

Hà Nội: Thông xe cầu vượt thép Mai Dịch, các phương tiện di chuyển ra sao?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Cầu vượt thép Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) dự kiến sẽ được thông xe vào ngày 6/5. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội mới đây đã đưa ra phương án phân làn, tổ chức giao thông cho các phương tiện khi đi qua nút giao Mai Dịch.

Công an truy tìm con gái của Lê Tùng Vân, điều tra tội loạn luân

Công an truy tìm con gái của Lê Tùng Vân, điều tra tội loạn luân

Pháp luật - 1 giờ trước

Công an tỉnh Long An phát thông báo truy tìm Lê Thanh Kỳ Duyên, để làm rõ nghi vấn người phụ nữ này liên quan hành vi loạn luân, xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai.

Ô tô mất lái, 5 người trong gia đình rơi xuống vực sâu ở Điện Biên

Ô tô mất lái, 5 người trong gia đình rơi xuống vực sâu ở Điện Biên

Thời sự - 2 giờ trước

Sau khi lao xuống vực sâu hơn 60m, chiếc xe của gia đình anh Đ.V.Đ (37 tuổi) bị biến dạng, bẹp dúm phần đầu.

Nhiều người sập bẫy đường dây lừa đảo bằng app sex

Nhiều người sập bẫy đường dây lừa đảo bằng app sex

Pháp luật - 2 giờ trước

Nhóm đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo nhiều bị hại tại nhiều tỉnh, thành phố với số tiền chiếm đoạt hơn 50 tỉ đồng.

Mượn xe máy người khác tham gia giao thông phải bắt buộc mang theo những giấy tờ gì?

Mượn xe máy người khác tham gia giao thông phải bắt buộc mang theo những giấy tờ gì?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Người dần cần mang theo những loại giấy tờ sau khi mượn xe máy của người khác tham gia giao thông để tránh bị phạt.

Vụ thi thể đôi nam nữ dưới ao ở Bắc Giang: Hoàn cảnh cô gái đặc biệt khó khăn

Vụ thi thể đôi nam nữ dưới ao ở Bắc Giang: Hoàn cảnh cô gái đặc biệt khó khăn

Thời sự - 5 giờ trước

Do gia đình V. luôn có người ốm đau, phải lo tiền thuốc thang và chữa trị nên hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.

Top