Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhạc sỹ Huy Thục với những kỷ niệm về ngày giải phóng

Thứ ba, 08:00 30/04/2013 | Giải trí

GiadinhNet - Chúng tôi đến thăm nhạc sỹ Huy Thục tại nhà riêng ở dãy B2, khu tập thể quân đội Mai Dịch (Hà Nội) vào thời điểm cả dân tộc đang hướng về ngày kỷ niệm thống nhất đất nước. Gần 40 năm đã trôi qua, khói lửa đạn bom của chiến tranh lùi xa, đất nước đã có nhiều đổi mới… nhưng trong kí ức của vị nhạc sỹ già, mọi thứ của ngày “hôm qua” vẫn còn rất rõ nét.

Nhạc sỹ Huy Thục với những kỷ niệm về ngày giải phóng 1
Nhạc sỹ Huy Thục với cây đàn đã từng theo ông đi khắp các chiến trường để phục vụ các chiến sỹ trong những năm chống Mỹ.     
Ảnh: K.T.
Kỷ niệm giải phóng thành Huế

Bao nhiêu năm qua, dù tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng hàng năm, nhạc sỹ Huy Thục vẫn cùng vợ tranh thủ vào thăm lại các chiến trường xưa. Vừa rồi, nhân dịp kỷ niệm 45 năm Tổng tiến công Mậu Thân (1968), vợ chồng nhạc sỹ được đích thân ông Hồ Văn Tranh - Chủ tịch UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đưa xe ra TP. Huế đón lên thăm A Lưới. Về đây, ông được dân làng đón tiếp như một người thân đi xa về. Cũng vì những ân nghĩa ấy mà dù đã hơn 80 tuổi nhưng nhạc sỹ Huy Thục vẫn không ngừng sáng tác về quê hương, về cách mạng.

Trước khi bước vào câu chuyện ông hồ hởi khoe: “Tớ vừa hoàn thành một ca khúc để kỷ niệm 45 năm giải phóng Khe Sanh (Quảng Trị) – mảnh đất tớ có rất nhiều kỷ niệm buồn vui cùng đồng chí, đồng đội vào sinh ra tử trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Vào những ngày này không hiểu sao cảm hứng bỗng tuôn trào, không viết không được, dẫu biết rằng, viết rồi cũng chỉ để làm kỷ niệm mà thôi vì không có tiền thu âm ca khúc. Đó là nỗi đau của một lão nhạc sỹ vừa tròn 80 như tớ trong nhiều năm qua”.

Ông còn nghẹn ngào chia sẻ: “Chúng ta kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng đất nước, đó cũng là dịp chúng ta cùng hướng lòng về những người đồng chí, đồng đội đã nằm lại dưới lòng đất mẹ vì hạnh phúc đất nước hôm nay. Nhiều chiến sỹ, lúc ra đi có tên tuổi họ hàng, quê quán rõ ràng, ấy vậy mà nay trên mộ họ đề là “Chiến sỹ vô danh”. Chúng ta phải thấy mắc nợ họ, mắc nợ gia đình họ và phải nghĩ đến việc xây dựng đất nước này giàu mạnh hơn để họ ở bên kia thế giới cảm thấy được an ủi khi đã không tiếc tuổi xuân và sự sống...”.

Nói đoạn, ông hướng dòng ký ức của mình về những ngày tháng xưa cũ và kể: Năm 1966, văn nghệ sỹ miền Bắc được lệnh lên đường vào chiến trường B để thâm nhập thực tế viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong vòng 5 năm (từ 1966 đến 1971), ông cùng các văn nghệ sỹ khác lăn lộn trên khắp các tuyến lửa của vùng Bình Trị Thiên để biểu diễn cổ vũ tinh thần chiến đấu của các chiến sỹ, đồng thời sáng tác nhiều tác phẩm để nói về sự ác liệt của chiến tranh, sự dũng cảm của nhân dân Việt Nam. Những tác phẩm lớn của ông như: “Tiếng hát trên miền quê hương”, “Tiếng đàn Ta Lư”, “Dòng suối La La”, “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”… đã ra đời trong hoàn cảnh đó và được ký với bút danh Lê Anh Chiến.

Cuối năm 1971, do bị chảy máu dạ dày nặng nên ông buộc phải trở về miền Bắc để điều trị. Sau khi phải cắt 1/3 dạ dày và được chăm sóc theo chế độ đặc biệt để sớm hồi phục sức khỏe, ông lại tiếp tục trở lại chiến trường Bình Trị  Thiên. Đầu tháng 3/1975, ông cùng nhạc sỹ Trọng Loan, nhạc sỹ Lê Lan, nhà viết kịch Nguyễn Vượng, biên đạo múa Kim Tiến... và một số văn nghệ sỹ khác được lệnh tiến vào Tây Nguyên với khí thế giải phóng Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, đang trên đường đi thì đoàn lại nhận được lệnh phải quay trở lại Huế gấp. “Xúc động nhất khi đặt chân đến Huế trong ngày giải phóng là lá cờ Tổ quốc bay phấp phới trên cột cờ thành Huế. Và khi qua bờ Nam cầu Tràng Tiền (vị trí của khách sạn Morin hiện nay) thì chúng tôi chứng kiến cảnh các sinh viên, thanh niên tình nguyện và chiến sỹ… cùng góp gạo thổi cơm chung. Trong những giờ giải lao họ hát vang những bài ca cách mạng. Tôi thấy lạ mới hỏi một sinh viên: “Tại sao các em thuộc bài này?”. Các em thưa: “Chúng em vẫn hay nghe lén đài miền Bắc nên thuộc lòng những bài ca này”. Cũng tại Huế, chúng tôi gặp đoàn của nhà văn Nguyễn Khải, Lê Lựu, nhà thơ Xuân Sách… Và tất cả thống nhất với nhau tổ chức một buổi tọa đàm giữa các văn nghệ sỹ với với học sinh – sinh viên thành phố Huế.

Tôi còn nhớ, trong buổi tọa đàm đó có nhiều sinh viên đứng dậy hỏi Lê Lựu: “Tại sao trong thời điểm chiến tranh ác liệt như thế mà ông có thể sáng tác được “Người về đồng cói” – một tác phẩm nói về tình yêu rất lãng mạn?”. Nhà văn hỏi lại: “Tại sao các em biết đến tác phẩm của tôi?”. Họ trả lời rằng: “Chúng em nghe lén chuyên mục “Đọc chuyện đêm khuya” trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Thế để thấy được rằng, dù địch tìm mọi cách bắn phá, tàn sát… nhưng lòng yêu nước vẫn luôn cháy trong lòng nhân dân bất kể lứa tuổi nào”.

Nhạc sỹ Huy Thục với những kỷ niệm về ngày giải phóng 2

Nhạc sỹ Huy Thục (bên phải) với nhạc sỹ Lê Lan chụp tại mặt trận Bình Trị Thiên năm 1974. Ảnh: Tư liệu.

Rơi nước mắt trước tình quân dân

Rời thành Huế ngày 29/3, đoàn của nhạc sỹ lại lên đường vào Đà Nẵng. Trên đà thắng lợi, đoàn lại vào giải phóng Chu Lai (Quảng Ngãi), trong phút giây hân hoan của những ngày đại thắng, nhạc sỹ đã được chứng kiến những cảnh tượng hết sức đẹp đẽ về tình quân dân. “Quay trở lại Đà Nẵng, tôi đã hết sức xúc động khi chứng kiến dọc hai bên quốc lộ 1A, có rất nhiều quán quân nhân mọc lên. Những quán này do người dân lập nên để đón chào các chiến sĩ giải phóng quân trở lại thành phố. Trong quán bày rất nhiều nước chè, bánh kẹo và dưa hấu… Một số anh giải phóng quân nhìn thấy dưa hấu thì rất thèm vì lâu lắm rồi họ không được ăn loại quả này. Muốn ăn lắm nhưng theo điều lệ của quân đội là “không được tơ hào đến cây kim, sợi chỉ của dân”, mà mua thì không ai có tiền. Một vài người nghĩ ra cách lấy lương khô được phát theo tiêu chuẩn để đổi lấy một miếng dưa hấu. Nhưng bất ngờ là người dân nằng nặc mời từng người vào ăn không lấy tiền. Họ nói: “Những thứ này chúng tôi chuẩn bị để đón tiếp các đồng chí chứ không phải bán”. Một số đoàn xe nhận được lệnh thần tốc nên không thể dừng xe, người dân  lại chuẩn bị sẵn những gói quà trao vội qua xe cho các chiến sỹ. Trao tay không hết thì họ dùng sức ném lên xe để ai cũng có quà. Chứng kiến cảnh tượng tôi không thể cầm được nước mắt. Tình quân dân thật là cao quý, thắm thiết”, nhạc sỹ Huy Thục nói.

Đúng 30/4, ông cùng các đồng chí, đồng đội có mặt ở Sài Gòn. Ấn tượng nhất trong giờ phút thiêng liêng ấy chính là cảnh lá cờ Tổ quốc tung tay khắp các đường phố. Ở những lô cốt, trụ sở lớn…quân và dân ta đã làm chủ. Tuy nhiên, có một điều khiến ông và rất nhiều chiến sỹ giải phóng quân cảm thấy ngạc nhiên đó là một số người dân tỏ ra e ngại mỗi lần trông thấy chiến sỹ giải phóng quân. Tìm hiểu ra mới hay, chính quyền cũ từng tuyên truyền với người dân rằng “quân giải phóng là những người nhỏ bé, xấu xí, gầy gò, trèo lên cành đu đủ cũng không gãy”. Thế nên, khi đoàn nhạc sỹ gồm Trọng Loan, Lê Lan, nhà viết kịch Nguyễn Vượng… và ông bước vào một cửa hàng nhạc cụ ở quận 1, chủ tiệm đàn đã rất đỗi ngạc nhiên vì không ngờ quân giải phóng lại biết chơi đàn.

“Đến 15/5, cả Sài Gòn đón mừng ngày Nam – Bắc một nhà. Khắp nơi đều tổ chức mít tinh, chào mừng ngày trọng đại này. Đoàn nghệ sỹ chúng tôi may mắn được xem một buổi hòa nhạc ở Nhạc viện Quốc gia (nay là Học viện Âm nhạc TP. Hồ Chí Minh). Tôi không ngờ, trong buổi hòa nhạc đó, bài “Tiếng đàn Ta Lư” của tôi đã được ca sĩ Họa My thể hiện rất xuất sắc và bài “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” cũng được dàn đồng ca sinh viên Nhạc viện vang lên đầy xúc động. Tôi lúc đó vừa sung sướng, vừa xúc động, vừa bối rối, không biết làm thế nào... thì được anh Sang (người tiếp quản Học viện Âm nhạc lúc đó – PV) giục lên tặng hoa. Khi tôi mang hoa lên sân khấu tặng cho các nghệ sỹ biểu diễn trong chương trình, thì không hiểu sao người dẫn chương trình lại biết tôi là nhạc sỹ Huy Thục liền giới thiệu trước toàn thể hội trường. Vậy là các nghệ sỹ chạy đến bên tôi ôm hôn thắm thiết, người ngồi dưới khán phòng vỗ tay rào rạt”, nhạc sỹ chia sẻ thêm.
Khánh Toàn
hatrangthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Á hậu tuổi Ngọ sau 12 năm đăng quang: 4h30 dạy học tiếng Anh, tự nhận được gia đình nuôi ăn ngày 3 bữa

Á hậu tuổi Ngọ sau 12 năm đăng quang: 4h30 dạy học tiếng Anh, tự nhận được gia đình nuôi ăn ngày 3 bữa

Giải trí - 9 giờ trước

GĐXH - Á hậu Nguyễn Thị Loan là người đẹp tuổi Ngọ có nhiều thành tích trong các cuộc thi nhan sắc nhưng dường như hào quang vương miện không đủ sức níu chân người đẹp trong làng giải trí.

Hoa hậu Việt Nam quê Đắk Lắk gây chú ý khi tiết lộ chuyện bạn trai

Hoa hậu Việt Nam quê Đắk Lắk gây chú ý khi tiết lộ chuyện bạn trai

Giải trí - 10 giờ trước

GĐXH - Hoa hậu Việt Nam 2024 Hà Trúc Linh cho biết từng bị bố mẹ cấm yêu nhưng đến giờ lại giục "sao mãi không có bạn trai".

'Dịu dàng màu nắng' tập mới nhất: Lan Anh về thăm con, Nghĩa hụt hẫng thấy Xuân chăm sóc sếp Phong

'Dịu dàng màu nắng' tập mới nhất: Lan Anh về thăm con, Nghĩa hụt hẫng thấy Xuân chăm sóc sếp Phong

Xem - nghe - đọc - 13 giờ trước

GĐXH - Trong tập 23 "Dịu dàng màu nắng", Xuân chăm sóc sếp Phong bị đau bụng khiến Nghĩa cảm thấy hụt hẫng lo lắng cho chuyện tình cảm của mình.

'Lộ' hình ảnh bất ngờ của Phương Oanh, khán giả háo hức chờ đợi điều đặc biệt sắp tới

'Lộ' hình ảnh bất ngờ của Phương Oanh, khán giả háo hức chờ đợi điều đặc biệt sắp tới

Giải trí - 14 giờ trước

GĐHXH - Diễn viên Phương Oanh sắp tái xuất trong một dự án phim truyền hình, điều này khiến khán giả tò mò, háo hức chờ đợi.

Ca sĩ nổi đình đám thập niên 90 bỏ hát làm thầy giáo dạy toán, U60 vẫn độc thân

Ca sĩ nổi đình đám thập niên 90 bỏ hát làm thầy giáo dạy toán, U60 vẫn độc thân

Câu chuyện văn hóa - 15 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của "ngôi sao Mưa bụi" - ca sĩ Mai Tuấn từng nổi đình nổi đám thập niên 90 vẫn khiến nhiều người hâm mộ tò mò.

Hoa khôi Hải Phòng - vợ Long Nhật gây sốc với diện mạo trẻ đẹp ở tuổi trung niên

Hoa khôi Hải Phòng - vợ Long Nhật gây sốc với diện mạo trẻ đẹp ở tuổi trung niên

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - Long Nhật mới đây đã tiết lộ rõ thân thế lẫn tên thật của vợ với khán giả. Chị là hoa khôi có đôi mắt đẹp nhất trong cuộc thi Hoa khôi Hải Phòng năm 1998. Sau 27 năm, chị vẫn giữ được sắc vóc 'hack tuổi'.

Nữ diễn viên quê Hải Phòng lấy chồng đại gia trong phim 'Dịu dàng màu nắng', khán giả tiếc nuối một điều

Nữ diễn viên quê Hải Phòng lấy chồng đại gia trong phim 'Dịu dàng màu nắng', khán giả tiếc nuối một điều

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Mai Huê góp mặt và để lại ấn tượng trong bộ phim truyền hình "Dịu dàng màu nắng", tuy nhiên nhân vật về quê lấy chồng khiến khán giả tiếc nuối.

Cặp đôi đẹp nhất 'Em và Trịnh' tái hợp sau 3 năm

Cặp đôi đẹp nhất 'Em và Trịnh' tái hợp sau 3 năm

Xem - nghe - đọc - 20 giờ trước

3 năm sau thành công của "Em và Trịnh", cặp đôi Avin Lu và Hoàng Hà tiếp tục kết hợp trong phim điện ảnh mang tên "Điều ước cuối cùng".

Ánh mắt 'phán xét' siêu đáng yêu của con gái Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh dành cho bố mẹ

Ánh mắt 'phán xét' siêu đáng yêu của con gái Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh dành cho bố mẹ

Giải trí - 21 giờ trước

GĐXH - Bé Tuệ An - con gái Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh lại khiến khán giả mê mẩn với loạt ảnh chào mừng tuổi lên 2 vô cùng đáng yêu. Trong đó, có một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc bố mẹ với ánh mắt 'phán xét'.

Chuyện tình ngọt ngào bên bạn gái kém 36 tuổi của nam NSND nổi tiếng

Chuyện tình ngọt ngào bên bạn gái kém 36 tuổi của nam NSND nổi tiếng

Câu chuyện văn hóa - 22 giờ trước

Ở tuổi U70, NSND Việt Anh đang có cuộc tình hạnh phúc bên bạn gái kém 36 tuổi, cũng là trợ lý của nam diễn viên.

Top