Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều đàn ông bị sưng ngứa “cậu bé” vì thuốc diệt muỗi

Thứ hai, 07:00 21/08/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều đàn ông và các bé trai đã bị sưng, mẩn ngứa “cậu nhỏ” sau khi nhà phun thuốc diệt muỗi.

phun thuốc diệt muỗi đáng ghét

Chị Hương (Xuân Đỉnh, Hà Nội) đọc trên mạng và gọi điện, hẹn người phun thuốc diệt muỗi thuê gần nhà đến giúp. Sau khi hỏi diện tích nhà, số tiền phải trả, anh ta vác cái bình phun đại tướng, vòi to như máy hút bụi tới nhà. Chị Hương đã dọn gầm giường, gầm tủ… đưa đồ lên cao, nhưng vòi phun quá mạnh, thổi bay bụi, giấy, túi nilon chuột tha vào gầm tốc lên cao.

Vì không được báo trước, nên chị chưa kịp che phủ đồ đạc trên cao nên hối hả tìm vải, nilon phủ lên. Nhưng gã “thợ phun” đáng ghét quá sốt ruột, nhân lúc chị không để ý phun tất cả nơi chưa che phủ. Tới bếp trên tầng 3 thì gã phun hết cả vào rổ bát đũa, quần áo phơi phóng ngoài sân thượng, mặc chị la oai oái.

Nghe lời gã “thợ phun”, chị đóng các cửa và ra khỏi nhà. Tới chiều mới về gấp gáp rửa lại bát đũa, giặt lại quần áo, kê dọn lại đồ đạc… chưa xong thì chồng con đã về. Ăn cơm xong con trai chị kêu ngứa, gãi đỏ hết mặt, cả người. Tới đêm thì chồng chị nhăn nhó không hiểu sao “cậu nhỏ” bị ngứa và sưng!


Ảnh minh họa không liên quan tới bài viết.

Ảnh minh họa không liên quan tới bài viết.

Chị Hải Hà (Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ, cậu con trai 7 tuổi đi học hè về bị dị ứng đầy mặt, ngứa cả “con cúc cu”. Hỏi ra mới biết con bị ngứa từ khi lau khăn mặt ở lớp, mà trường thì vừa phun thuốc diệt muỗi đề phòng sốt xuất huyết, còn có mấy bạn ở lớp cũng bị mẩn đỏ mặt và da như con chị. Sau khi tắm rửa, đi ngủ thì con đỡ ngứa và da dẻ đã bình thường. Chị dặn con dùng khăn ướt chị mua, không dùng khăn mặt ở lớp nữa thì con hết bị nổi mẩn.

Anh Lê Văn Tịnh (Hà Nam) sau 2 ngày đi phun thuốc diệt muỗi thuê cho phường, về nhà thấy bị ngứa “cậu nhỏ”. Anh lẳng lặng “tự xử”, nhưng rồi ngứa quá, và có xu hướng lan ra xung quanh mới đi khám. Bác sĩ bảo do anh dùng ngón tay gõ đầu vòi phun thuốc diệt muỗi cho khỏi tắc, dù đã đeo găng tay, nhưng là găng vải không có lớp chống thấm nên có thể thuốc diệt muỗi ngấm qua vải, dính vào các ngón tay. Quá trình đi phun khi đi tiểu cầm “cậu nhỏ”, thuốc dính vào cậu nhỏ gây dị ứng.

Ai vào nhà ngay cũng bị dị ứng

Hà Nội và nhiều địa phương tiến hành phun thuốc diệt muỗi để phòng chống dịch sốt xuất huyết. Một số người đi phun thuốc thuê, hoặc tự phun thuốc diệt muỗi ở nhà đã bị dị ứng, nóng rát mặt, phải dùng nước đá bọc vào khăn vải chườm 15-20 phút mới bớt thuốc bám trên da và đỡ ngứa. Nguyên nhân gây dị ứng thuốc phun muỗi có thể do:

- Dùng phải thuốc nhái, kém chất lượng gây dị ứng.

- Phía cung cấp dịch vụ không hướng dẫn chủ nhà các vấn đề an toàn, che phủ đồ trước khi phun.

- Sau phun thuốc diệt muỗi người dân vào nhà ngay, hoặc phun xong đóng kín cửa cho muỗi chết… khi vào nhà rất dễ bị dị ứng, với biểu hiện cay mắt, hắt hơi, sổ mũi, nôn ọe…

- Pha thuốc không đúng tỉ lệ (đúng tỉ lệ là 1:5), bởi sợ thừa, nên nhiều người tự pha 1 chai thuốc với 2-3 lít nước – khiến hàm lượng thuốc cao gấp đôi so công thức, nên phun quá đậm đặc…

Vì vậy, những người da quá mẫn cảm đã bị dị ứng với thuốc diệt muỗi. Nếu đàn ông, trẻ trai sờ hoặc chạm tay vào tường, cầm, chạm vào đồ vật dính thuốc diệt muỗi, rồi lại tiếp xúc với bộ phận sinh dục khi đi tiểu sẽ bị ngứa rát vùng đó.


Cần mặc đò bảo hộ để tránh thuốc diệt muỗi dính vào người, gây dị ứng. Ảnh minh họa.

Cần mặc đò bảo hộ để tránh thuốc diệt muỗi dính vào người, gây dị ứng. Ảnh minh họa.

Để thuốc diệt muỗi không gây mẩn ngứa cho người

Dị ứng không nguy hại tới sức khỏe, nhưng rất khó chịu, đặc biệt là vào mùa hè và đối với trẻ nhỏ. Trên Đời sống Y học - Sức khỏe, Giáo sư Trần Văn Sung, Viện Hóa học cho biết, hiện hầu hết sản phẩm thuốc diệt côn trùng đều được nhập khẩu, hàng các hãng lớn đều có thành phần hóa học gốc Pyrethrine – ưu điểm là nồng độ tương đối thấp, an toàn cho người, động vật máu nóng. Đa phần các sản phẩm này đều được kiểm tra, nghiêm ngặt của các quốc gia cho phép sử dụng.

Về cơ chế tác động, các loại thuốc diệt muỗi tác động đến đường tiêu hóa, hệ thần kinh của côn trùng khi chúng đậu (bò, trườn) trên bề mặt phun thuốc, và đưa thuốc vào miệng (vòi).

Dư lượng thuốc tồn lưu trên bề mặt được phun rất nhỏ, chỉ đủ để diệt côn trùng, chứ không gây độc cho người, ngay cả trẻ nhỏ. Thuốc diệt muỗi chỉ gây độc khi người khi uống (nuốt), hoặc bôi trực tiếp trên bề mặt da. Còn người có da mẫn cảm với hóa chất thì dễ bị dị ứng, mẩn ngứa khi tiếp xúc với thuốc dù là lượng rất nhỏ.

Theo tư vấn của Trung tâm xử lý mối và côn trùng Hà Nội:

- Người dân nếu thuê phun thuốc diệt muỗi cần chọn nhà cung cấp dịch vụ uy tín, an toàn. Không tự ý phun, hoặc thuê người phun rong. Chủ nhà yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ có biện pháp che phủ đồ đạc, quần áo, chăn màn…

- Các loại quần áo, khăn mặt, khăn tắm chủ nhà nên thu lại. Che phủ giường chiếu, chạn, kệ đựng bát đĩa… Đặc biệt, đồ dùng của trẻ nhỏ nên mang ra ngoài trước khi phun thuốc.

- Nếu tự phun cần pha thuốc diệt muỗi đúng nồng độ. Mặc đồ bảo hộ, đi găng tay để thuốc diệt muỗi không dính vào người, gây dị ứng.

- Nên đưa trẻ nhỏ ra ngoài trong khi phun thuốc.

- Người phun thuốc diệt muỗi cần trang bị các đồ phòng hộ cẩn thận. Phun cần giật lùi, cách khoảng 0,5 - 1 m để tránh các hạt thuốc bay vào mắt. Tránh để thuốc bắn bẩn, rơi vãi lung tung ra nhà, đồ đạc.

Thông thường sau 30 - 45 phút sau khi kết thúc phun thuốc, người lớn có thể vào nhà. Trẻ dưới 6 tuổi 1 - 2 giờ sau, hoặc hẳn 1 buổi hãy trở về.

Để tránh dị ứng, cần rửa hết nhà cửa, vòi nước, dụng cụ gia đình, hoặc giặt kỹ lại, nhất là đồ chơi của trẻ. Nhắc nhở mọi người, đặc biệt là trẻ em không chạm tay vào tường, cầm đồ vật dính thuốc diệt muỗi. Giặt rửa hết tất cả đồ dùng, quần áo, chăn màn… nghi bị dính thuốc diệt muỗi.

Muốn khử mùi thuốc diệt muỗi không nên dùng nước xịt phòng vì càng làm cay mắt, sổ mũi, hắt hơi, dị ứng mạnh hơn. Hãy dùng Comfort hòa loãng, cho vào bình xịt và xịt vào góc phòng, nơi sinh hoạt chung, phòng ngủ… sẽ đỡ mùi, bớt dị ứng.

Khi bị dị ứng thuốc diệt muỗi cần:

- Dùng nước sạch để rửa, có thể ngâm vùng bị dị ứng trong nước sạch, hoặc tắm kỹ bằng nước mát dưới vòi nước chảy.

- Mở tất cả các cửa nhà, bật quạt, quạt thông gió cho thông thoáng và bay hết mùi thuốc.

- Giặt kỹ khăn tắm, khăn mặt sau khi phun thuốc diệt muỗi.

- Nên uống các loại nước mát, nước hoa quả nếu bị dị ứng.

- Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ. Nếu dị ứng không đỡ cần đi khám ngay.

Không nên:

- Không dùng xà phòng, bột giặt, và các chất tẩy rửa khác để rửa hoặc tắm vì có thể bị nặng hơn. Không dùng chanh, hoa quả, đá lạnh chà xát, chườm vùng bị dị ứng. Không gãi lên vùng da bị dị ứng vì có thể lan rộng.

- Không uống các loại thuốc dị ứng.

Ngọc Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết

Bệnh thường gặp - 6 phút trước

GĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.

Dấu hiệu trái tim cảnh báo nguy hiểm '9 phần tử vong'

Dấu hiệu trái tim cảnh báo nguy hiểm '9 phần tử vong'

Sống khỏe - 55 phút trước

Sốc tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu cho phần còn lại của cơ thể. Bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong lên tới 90%.

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện

Y tế - 13 giờ trước

27 học sinh tại Trường tiểu học Nước Hai (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay trên cơ thể và đã phải nhập viện.

Liên tiếp 4 bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim ở Quảng Ninh đều có dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Liên tiếp 4 bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim ở Quảng Ninh đều có dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết các trường hợp mổ tim hở đợt này đều vào viện trong tình trạng mệt mỏi kéo dài, khó thở nhiều khi gắng sức, đau tức ngực ngày càng tăng...

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng thải độc gan, giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.

Thực đơn tham khảo cho người máu nhiễm mỡ

Thực đơn tham khảo cho người máu nhiễm mỡ

Sống khỏe - 21 giờ trước

Tăng mỡ máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid trong máu bị rối loạn. Để dự phòng và điều trị các rối loạn lipid máu, chế độ ăn uống đóng một vai trò có tính quyết định.

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Tại sao một số người vẫn có thể nói lưu loát, suy nghĩ rõ ràng và có trí nhớ tốt hơn người trẻ khi họ đã ở độ tuổi 70 hoặc 80? Trong khi một số người bắt đầu hay quên và thậm chí không thể gọi tên người quen ngay khi họ bước sang tuổi 60?

Hai trẻ phải mổ cấp cứu vì món đồ chơi yêu thích

Hai trẻ phải mổ cấp cứu vì món đồ chơi yêu thích

Y tế - 23 giờ trước

Hai em nhỏ vào cấp cứu vì đau bụng suốt 3 ngày. Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện một số đoạn ruột của bệnh nhi bị thủng, lấy ra nhiều viên nam châm.

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Top