Nhiêu Lộc hồi sinh
GiadnhNet - Mấy chục năm trước, nhắc đến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, người ta không chỉ rùng mình bởi hàng trăm ngàn căn nhà lụp xụp, rác nổi lềnh bềnh, mà còn bởi đây là nơi dân giang hồ tứ phương tụ họp, tệ nạn xã hội nhiều như nấm sau mưa. Vậy nhưng giờ đây, tất cả đã thay đổi…
Chiều 18/8/2012, tại quận Phú Nhuận,UBND TP HCM đã tổ chức Lễ khánh thành Công trình cải tạo, xây dựng Kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè (giai đoạn 1) và đường Hoàng Sa,Trường Sa. Ảnh: Đỗ Bá |
“Cái ao ước cháy bỏng của tui là thoát khỏi căn chòi chật chội, nắng nóng, mưa dột, để con cháu ngẩng mặt với mọi người đã thành, giờ tui đã có thể nhẹ lòng về với ông bà, tổ tiên được rồi”,
Cụ Lê Thị Hiền, 75 tuổi, ngụ tại phường 22, quận Bình Thạnh. |
Bác Lê Ngọc Sang, 72 tuổi, ngụ tại phường 2, Phú Nhuận, đứng bên bờ kênh Nhiêu Lộc lộng gió, bồi hồi nhớ lại: “Từ thập niên 60 của thế kỷ trước, lúc đó người tứ xứ đổ về đây nhiều vô kể. Bất cứ khoảng trống nào ở ven kênh là họ nhào vô xây nhà. Gọi là nhà cho nó…oai chứ đó là những túp lều bằng ván, nhựa, giấy carton…được dựng trên những cây cọc cắm xuống lòng kênh. Con kênh rất hôi hám bởi bao nhiêu chất thải sinh hoạt hàng ngày họ cứ xả thẳng xuống. Lâu ngày, rác kết thành từng đám, làm tắc nghẽn dòng chảy, hôi thối không thể nào chịu nổi. Cứ thế, con kênh ngày càng teo tóp lại, đến khoảng những năm 1980 thì nó “chết” hẳn”.
Bùn ở dưới kênh đen như hắc ín, đặc quánh đến nỗi nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà, người sống thâm niên bên dòng kênh đã kẻ vào biển số chiếc xe máy cà tàng của mình ba chữ đầy tính trào lộng “Phù sa đen”, như để mọi người nhận dạng xuất xứ của mình. “Ăn theo” cái chết của con kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè là tình trạng ngập úng triền miên, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và bao thứ tệ nạn như hút chích, mại dâm, đâm chém giang hồ…ung dung tồn tại ngay giữa lòng thành phố.
Rạch Thị Nghè năm 1970. |
Kênh Nhiêu Lộc năm 1970. |
Kênh Nhiêu Lộc năm 2013. Ảnh: Đỗ Bá |
Ước mơ thành hiện thực
Cái lo của chính quyền thành phố khi hạ quyết tâm giải quyết các vấn đề liên quan đến dòng kênh Nhiêu Lộc không chỉ là về số vốn khổng lồ phải bỏ ra mà còn là sự xáo trộn dân cư rất lớn. Việc phải phá bỏ hàng trăm ngàn căn nhà lụp xụp, di dời, bố trí tái định cư cho hàng triệu người từng sinh ra, lớn lên bên dòng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè là điều không dễ. Đi thì người dân đồng ý cái rụp, nhưng đi đâu, làm ăn sinh sống, học hành ra sao thì đó là bài toán khó.
Tuy vậy, vào những năm đầu thập niên 1990, dự án di dời, cải tạo, chỉnh trang đô thị, trong đó có dòng kênh Nhiêu Lộc đã ra đời. Chẳng bao lâu sau, khu chung cư Miếu Nổi 10 tầng gồm 6 khối nhà đã mọc lên ven con kênh Nhiêu Lộc, đoạn thuộc địa bàn Phú Nhuận và Bình Thạnh. Đó là một trong những chung cư đẹp nhất thành phố vào thời đó, đủ sức tái định cư cho hàng ngàn hộ dân xung quanh. Đến năm 1998, thành phố đã di dời gần 90 ngàn túp lều ven hai bờ kênh, để chuẩn bị làm hai tuyến đường song song, bây giờ là đường Hoàng Sa, Trường Sa, rộng tới 16m, cảnh quan hữu tình.
Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè giờ đã trong xanh. Theo phân tích mới nhất của Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP HCM thì chất lượng nước hai con kênh này đủ điều kiện cho các loại tôm cá sinh sống. Với người dân thành phố, giờ họ đã có thêm thú tiêu khiển mới, đó là chiều chiều nhàn tản ngồi thả câu ven hai bờ kênh.
Nhìn đứa cháu nội của mình chạy nhảy tung tăng trên vỉa hè dọc đường Hoàng Sa, cụ Lê Thị Hiền (75 tuổi), ngụ tại phường 22, quận Bình Thạnh, xúc động nói: “Thiệt có mơ tui cũng không tưởng tượng nổi cái cảnh này. Tuổi trẻ của tui gắn liền với chiếc ghe nhỏ, ngày ngày luồn lách trong đám rác ken đặc trên mặt kênh để kiếm bao nilon, đổi gạo độ nhật. Vậy mà giờ đây, dòng kênh đẹp quá, kỳ diệu quá...”.
Cụ Hiền cho hay, từ năm 1995, gia đình ba thế hệ nhà cụ đã rời căn chòi ven kênh, chuyển lên sinh sống tại căn hộ 60m2, tầng 4 chung cư Miếu Nổi. Tuy vẫn phải bươn chải với nghề ve chai, vẫn một nắng hai sương, nhưng cụ thanh thản vì không còn phải lo cảnh chen chúc, khốn khổ khi trời mưa bão. An cư lạc nghiệp, các con của cụ Hiền dần lớn khôn, đi làm rồi có gia đình riêng. Giờ cụ Hiền đã “về hưu”, hàng ngày vui vầy với đàn cháu nội, ngoại…“Cái ao ước cháy bỏng của tui là thoát khỏi căn chòi chật chội, nắng nóng, mưa dột, để con cháu ngẩng mặt với mọi người đã thành, giờ tui đã có thể nhẹ lòng về với ông bà, tổ tiên được rồi”, cụ Hiền nói như trút cõi lòng.
Nghe cụ Hiền tâm sự, tôi cũng vui lây, tôi bảo rằng cụ còn khỏe lắm, chưa “về” được đâu, phải ở với con cháu dăm chục năm nữa…Cụ nhìn tôi, cười hiền từ rồi bảo: “Giời cho, cũng chẳng biết thế nào, nhưng có thế nào thì cũng mãn nguyện rồi!”.
Nghĩa cử phải trả Vào ngày 18/8/2012, thời điểm khánh thành giai đoạn 1 Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè và nâng cấp đường Hoàng Sa, Trường Sa, ông Lê Hoàng Quân-Chủ tịch UBND TPHCM đã nói rằng, việc hoàn thành dự án này không chỉ thể hiện sự quyết tâm mà còn giải tỏa phần nào trách nhiệm luôn canh cánh bên lòng của nhiều thế hệ lãnh đạo thành phố. Dự án là một nghĩa cử mà lãnh đạo thành phố phải trả với hàng triệu con người, thuộc nhiều thế hệ người dân Thành phố HCM. Và để “trả cho hết”, thành phố vẫn đang ráo riết thực hiện giai đoạn 2 của dự án, qua việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại quận 2, để xử lý dứt điểm nguồn nước ô nhiễm trong tương lai. Được biết, giai đoạn 1 của Dự án đã hoàn thành được hơn 9 km tuyến cống bao cùng 36 giếng chính, 59 thiết bị tách dòng để thu nước dọc kênh, gia cố 16 cây cầu dọc kênh…Đường Trường Sa, Hoàng Sa với chiều dài toàn tuyến là 15,7 km (vỉa hè rộng 1,5 m) cũng được hoàn thiện. Tổng kinh phí cho Dự án giai đoạn 1, nếu tính cả việc nâng cấp hai con đường, vào khoảng 9.600 tỷ đồng. Việc thực hiện thành công dự án đã cải thiện đáng kể tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe, từng bước nâng cao điều kiện, môi trường sống cho 1,2 triệu dân các quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp. |
Nguyên Quốc
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 29 phút trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 38 phút trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 1 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 1 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 3 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 3 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 3 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 4 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.