Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều xóm làng miền Trung vắng hoe sau Tết

Thứ sáu, 09:15 19/02/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Sau Tết, nhiều người dân thuộc các tỉnh miền Trung lại rời quê hương đổ về các thành phố lớn làm việc. Điều này khiến nhiều làng trở nên vắng vẻ, hiu hắt.

 

Cảnh không hiếm gặp sau Tết ở quốc lộ 1A dọc miền Trung. Ảnh: H.Phú
Cảnh không hiếm gặp sau Tết ở quốc lộ 1A dọc miền Trung. Ảnh: H.Phú

Cuộc “di cư” lớn sau Tết

Những ngày này, hai bên đường quốc lộ 1A, khu vực dọc các tỉnh miền Trung, không khó để bắt gặp cảnh nhiều người khoác ba lô, mang hành lý bắt xe khách vào Nam hoặc ra Bắc. Họ chủ yếu là những lao động phổ thông, vừa ăn Tết ở quê xong đang đón xe trở lại nơi làm việc. Tại các ngã ba dọc tuyến đường từ thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, mỗi tốp vài ba chục người đứng chờ xe khách.

Chị Nguyễn Thị Lài (huyện Diễn Châu, Nghệ An làm công nhân tại tỉnh Bình Dương) ngậm ngùi chia sẻ: "Phải vào Nam làm mới có tiền, ở nhà bám ruộng không đủ ăn, lấy đâu tiền nuôi con học hành và trăm thứ phải chi tiêu". Trong cái rét đậm của những ngày đầu năm, từng đoàn người vẫn nườm nượp dắt díu nhau hướng ra QL 1A để bắt xe trở lại các thành phố lớn. Hầu hết, người trong số họ phải mòn mỏi, kiên nhẫn đợi chờ vì không đón được xe.

Anh Hồ Hướng quê ở Quỳnh Lưu (Nghệ An), tuy tuổi đời chưa đến 30 nhưng đã có "thâm niên" 10 năm làm thuê ở TPHCM. Hướng tâm sự: "Ở nhà, có vài sào ruộng. Mỗi vụ chỉ thu được trung bình 250 kg lúa/sào, trừ chi phí nông dân chỉ còn 100 kg. Nếu giá lúa 5.000 đồng/kg, thì 1 sào lúa cũng chỉ thu được 500.000 đồng. Số tiền đó không đủ để trang trải cuộc sống trong 6 tháng. Để bố mẹ làm, mình còn sức khỏe vào nam phụ hồ kiếm sống. Ở nhà, có sức mà không có việc để làm, ngồi nhìn nhau mà chết đói".

Hướng bảo: "Cứ vào Nam là có việc". Hướng bật mí thêm rằng, trong làng gia đình anh có nhiều người quen trong Nam nên chuyện xin được việc khá dễ dàng. Ăn Tết xong bắt ô tô vào ở nhà người quen rồi tính, xin việc nhanh lắm. Ai vào sớm thường chọn được công việc ngon lành đúng với sở trường của mình. Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu, các vùng nông thôn miền Trung, ăn Tết xong, lên đường đi làm thuê mà chưa biết sẽ làm gì, ở đâu như trường hợp của Hướng là khá phổ biến.

Chị Hoàng Thanh Huyền, bí thư chi đoàn thôn 4 (xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho biết: “3 ngày Tết Nguyên đán, những làng quê miền Trung lại đông vui nhộn nhịp như trẩy hội. Nhưng không khí đó nhanh chóng biến mất, nhà nhà vắng người, đường sá ít người đi lại, làng xã vắng bóng thanh niên do người trở lại các trường học, kẻ đi làm. Cả thôn hiện chỉ có ba đoàn viên hoạt động. Cả ba đồng chí này, đều là nữ”.

Anh Hồ Đức Vĩ, Bí thư đoàn xã Quỳnh Đôi cũng cho hay, số đoàn viên thanh niên hoạt động sở tại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mọi hoạt động liên quan đến đoàn buộc phải phối hợp với chi đoàn của 3 trường, mầm non, tiểu học, THCS đóng trên địa bàn xã.

Dù không muốn vẫn phải rời làng

Vật vã trở lại thành phố.
Vật vã trở lại thành phố.

Sau Tết, làng Phước Khánh (xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) như bao nhiêu ngôi làng quê khác chỉ còn người già và trẻ em. Nhiều gia đình, bao nhiêu người trong độ tuổi lao động thì bấy nhiêu đều rời làng vào các tỉnh, thành phía Nam tìm việc.

Tại vùng quê này, đời sống người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết không có nghề phụ. Nghề nông chỉ giúp người dân đủ ăn và đa số thanh niên sau khi học xong phổ thông không có điều kiện học lên đều chọn con đường vào các khu công nghiệp ở miền Nam để kiếm sống. Rất nhiều em học sinh vì điều kiện gia đình quá khó khăn cũng đã phải bỏ học giữa chừng để theo chân các anh chị.

Đa số thanh niên đã rời làng, chị Lê Thị Đủ (xã Hòa Trị) thì vẫn đắn đo, nửa muốn đi, nửa không. Cha chị bị tai biến cần người chăm sóc, bản thân chị Đủ chẳng bao giờ muốn đi làm thuê. Nhưng không đi làm thêm lấy đâu tiền trang trải cho gia đình. Trong xã cũng khá nhiều hoàn cảnh như chị rồi gần như tất cả họ đều rời làng, con cái gửi lại ông bà. “Đi làm thuê thì khổ, nhưng vẫn phải đi”, chị Đủ bộc bạch.

Chen lấn trong đám đông bắt xe vào Nam, vợ chồng cùng con gái anh Hồ Đình Trường cũng đợi để đón xe vào Bình Dương. Anh Trường cho biết: "Tết nhất phải về cho con biết ông bà, biết quê hương. Tuy rất muốn sống ở quê, nhưng không có nghề nghiệp gì lại phải đi. Ra đi mà lòng rối bời, bố mẹ đã già không biết thế nào, lỡ có chuyện gì ai lo", anh Trường tâm sự.

Nghề nông không bảo đảo cho cuộc sống nên đa số thanh niên thôn đã chọn con đường "ly hương" để lập nghiệp. Có một tâm lý chung của những lao động trẻ xa quê mưu sinh ai cũng mong có lưng vốn kha khá thì về quê.

Song, bài toán "ly hương" được giải theo nhiều cách và đáp số cũng rất khác nhau. Có người trở về có thể mua sắm ti vi, tủ lạnh, xe máy, nhưng cũng có nhiều người trở về không đồng xu dính túi. Chưa kể ở “miền đất hứa”, người lao động còn phải đối diện với nhiều thiệt thòi, cực nhọc, cạm bẫy không được báo trước, thậm chí rơi vào bi kịch.

Những chuyến xe khách đỗ đón khách rồi đi mất hút, người đi lòng se sắt, người ở nhà dõi theo mà lòng cũng buồn rười rượi. Nhưng đến thời điểm này chưa có sự “hấp dẫn khác” để ngăn những người buộc phải “li hương” khi không biết mình sẽ làm gì nơi đất khách để kiếm sống.

Bà Phạm Thị Tương Lai, nguyên Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Phú Yên cho biết: “Không có công việc ổn định, bất đắc dĩ lắm người dân mới phải đi tha hương kiếm sống. Trong tương lai, các địa phương nếu có một chiến lược phát triển các cơ sở sản xuất vệ tinh đưa về các vùng quê thì mới giải quyết được thực trạng này”.

Hà Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 4 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 6 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 6 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 6 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 7 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top