Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc dựng tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý

Thứ ba, 17:43 28/04/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Mới đây, việc TAND tối cao chọn vua Lý Thái Tông là biểu tượng công lý và dự định dựng tượng trong toàn hệ thống tòa án đang trở thành chủ đề nóng, gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn.

Trước đó vào ngày 20/2, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã thống nhất tôn vua Lý Thái Tông là nhân vật biểu tượng của công lý và hoạt động xét xử. TAND tối cao đang tổ chức lấy ý kiến cán bộ công chức ngành tòa án đối với 3 mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông để đặt tại trụ sở TAND tối cao, trụ sở tòa án quân sự và tòa án các cấp.

Theo thuyết minh của TAND tối cao, vua Lý Thái Tông là người ban hành bộ "Hình thư" - bộ luật chính thức thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Đây là vị vua đã trực tiếp xét xử nhiều vụ án nổi tiếng với tấm lòng bao dung, nhân từ…

Việc lựa chọn nhân vật này là biểu tượng công lý, dựng tượng tại trụ sở tòa án được TAND tối cao kỳ vọng là công trình có ý nghĩa quan trọng về mặt kiến trúc, nghệ thuật; góp phần thể hiện tầm vóc, sự uy nghiêm của cơ quan tư pháp.

Thông tin trên mới đây trở thành chủ đề nóng, gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn.

Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc dựng tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý - Ảnh 1.

Ba mẫu phác thảo tượng Vua Lý Thái Tông đang được TAND Tối cao lấy ý kiến. Ảnh: TL

Với tư cách là một người đang hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) bày tỏ quan điểm: "Vua Lý Thái Tông là một trong các vị vua có công lao lớn trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, ông có công trong việc ban hành ra văn bản pháp luật hình sự thời kỳ đó và quản lý điều hành đất nước đạt được nhiều thành tựu.

Xét về góc độ quyền lực nhà nước thì đó là những công sức, đóng góp, thành tựu trong lĩnh vực lập pháp và hành pháp chứ không phải là lĩnh vực tư pháp mà tòa án là cơ quan đại diện theo hiến pháp của nước ta hiện nay. 

Việt Nam đang xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, khác hẳn chế độ phong kiến xưa. Pháp luật thời kỳ phong kiến nhìn chung rất hà khắc, bất bình đẳng, chưa thể hiện được tính khoan hồng, nhân đạo rõ nét như xã hội hiện nay. Nó không đại diện cho nguyện vọng, ý chí của đại đa số nhân dân lao động. Từ trước tới nay chưa có bất cứ một quốc gia nào lấy một vị vua làm biểu tượng cho công lý.

Dưới góc độ văn hóa, xã hội thì các vị vua là những tiền nhân đáng kính, là những người đã có công lao trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, cần được tôn vinh. Tuy nhiên việc đặt tượng các vị vua đó ở đâu, tôn vinh như thế nào là câu chuyện cần phải suy nghĩ, xem xét một cách thấu đáo".

"Nói chung, việc sử dụng hình ảnh của một vị vua hay một vị quan nào đó trong thời kỳ phong kiến là biểu tượng công lý cho một đất nước theo ý kiến cá nhân tôi là không hợp lý. Văn hóa phương tây từ ngàn năm trước đã cho ra đời các vị thần trong đó có "thần công lý", đó là ước vọng công bằng, bình đẳng của nhân dân. Thần công lý không có thật, không phải là một biểu tượng bằng xương bằng thịt của một cá nhân cụ thể nào cả. 

Công lý là lẽ công bằng vốn có, không phụ thuộc vào việc người ta có thừa nhận nó hay không. Hơn nữa việc lựa chọn hình tượng nào để trưng bày không có ý nghĩa về mặt nhận thức. Cái chúng ta cần quan tâm là vấn đề đạo đức, trí tuệ của người thực thi công lý. Trên thực tế, ngành tòa án xét xử dựa trên chứng cứ khoa học, nên việc đặt tượng một vị vua trong hệ thống tòa án các cấp khiến người ta dễ có cảm giác thần quyền và yếu tố tâm linh…", luật sư Cường nhấn mạnh thêm.

Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc dựng tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý - Ảnh 2.

Luật sư Đặng Văn Cường trao đổi với PV. Ảnh: TL

Trong khi đó luật gia Nguyễn Gia Hải (Hội luật gia Việt Nam) chia sẻ: "Chúng ta cần hiểu rằng khái niệm công lý được xã hội hướng đến, mong muốn không chỉ dành riêng cho tòa án, mà còn ở nhiều phương diện khác trong đời sống.

Việc đưa một nhân vật lịch sử có thật làm biểu tượng cho công lý là khiên cưỡng. Bởi lẽ trên thực tế, khái niệm công lý chưa bao giờ được định nghĩa một cách rõ ràng và đầy đủ.

Ở một khía cạnh khác, đa phần các quốc gia trên thế giới đều lấy hình tượng nữ thần công lý làm biểu tượng cho pháp luật, xét xử công bằng. Tùy vào mỗi quốc gia, nữ thần công lý được khắc họa với ba biểu tượng đặc trưng: Cầm một thanh gươm biểu tượng cho quyền lực cưỡng chế, quyền uy của tòa án; một chiếc cân để phân định cái thiện và cái ác, biểu tượng cho lẽ phải, sự công bằng, chính trực, nghiêm minh, không thiên vị; một chiếc khăn bịt mắt tượng trưng cho ý tưởng công lý "mù lòa", đề kháng, đối lập lại những áp lực, ảnh hưởng từ bên ngoài.

Trên thực tế tại Việt Nam, lâu nay mọi người vẫn luôn xem hình tượng này là biểu tượng cho công lý, lẽ phải. Vì vậy, giờ đây việc tạo ra một biểu tượng công lý mới là chưa thật sự cần thiết".

Trao đổi về vấn đề trên, một bạn đọc có tên Phùng Đức Hiếu Anh (trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, từ trước đến nay, người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã quen thuộc với hình ảnh vị thần công lý là nữ, bị bịt mắt, tay cầm thanh gươm và cán cân công lý. Thói quen này được định hình, trải qua nhiều thế hệ cũng như các cộng đồng. 

Hiện tại, hình tượng thần công lý được nhiều quốc gia chấp nhận và chưa bộc lộ những bất cập. Do đó, việc thay đổi một hình tượng hoàn toàn mới là không cần thiết và khó khả thi. Hơn nữa, nếu hình tượng này được chấp nhận và triển khai xây dựng trong thực tế sẽ gây tốn kém, lãng phí ngân sách Nhà nước, nhất là trong giai đoạn khó khăn như hiện nay…

Chi Lê

Chi Lê
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 3 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 5 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 5 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 5 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 6 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top