Nhổ răng khôn: Nên hay không?
Nhổ răng khôn phải tuỳ vào tình trạng của răng, nếu đáng nhổ mà cứ giữ thì sẽ rất nguy hiểm cho sức khoẻ.
Theo nghiên cứu thực hiện tại khoa răng hàm mặt đại học Y dược TP.HCM, răng khôn hàm dưới có tỷ lệ lệch và ngầm cao nhất. Răng mọc lệch và ngầm dễ bị nhồi nhét thức ăn, khó vệ sinh nên thường gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân như sưng, đau, nhiễm trùng, há miệng hạn chế... các răng này cũng ít tham gia vào chức năng nhai. Chính vì vậy, can thiệp kịp thời có ý nghĩa quan trọng và nhổ răng khôn là chỉ định thường gặp.
Trục răng khôn có rất nhiều chiều thế khác nhau, điều này góp phần quan trọng đến độ khó và kỹ thuật nhổ răng khôn. Một số dạng có thể gặp: mọc thẳng, lệch ngoài, lệch trong, lệch gần, lệch xa, nằm ngang, nằm ngược và phối hợp các dạng này với nhau.
Biến chứng thường gặp
Khi răng khôn mọc bất thường sẽ gây ra một số biến chứng sau:
Viêm nướu trùm, viêm mô tế bào: các răng mọc lệch gây nhồi nhét thức ăn (vùng này lại rất khó vệ sinh làm sạch) nên lâu ngày gây hiện tượng viêm nhiễm, sưng đỏ, đau quanh thân răng, viêm nướu trùm, sau đó tạo túi mủ (ápxe), cứng hàm. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ phá huỷ xương xung quanh răng này và các răng bên cạnh. Trong các trường hợp nặng có thể gây viêm xương hàm, nhiễm trùng huyết…
Sâu răng kế bên: khi răng khôn mọc lệch, kẹt nghiêng tựa vào răng kế bên, vị trí này thường bị nhồi nhét thức ăn, viêm nhiễm, rất khó làm sạch. Kết quả là bản thân các răng này và các răng kế cận bị sâu. Cần chú ý răng kế cận răng khôn là răng cối lớn thứ hai, có vai trò rất quan trọng tham gia quá trình nhai.
Nang thân răng: các răng khôn ngầm trong xương có thể tạo nang thân răng tiến triển âm thầm trong xương hàm. Nếu không được điều trị, xương hàm sẽ bị tiêu xương dần dần, làm tăng nguy cơ gãy xương hàm. Ngoài ra, khi răng khôn mọc lệch, làm xô đẩy có thể gây chen chúc các răng trước.
Khi nào nên nhổ răng khôn?
Các trường hợp có chỉ định nhổ răng khôn là răng mọc lệch hoặc ngầm đã gây biến chứng: đau, khít hàm, viêm sưng, sâu răng... Răng mọc lệch ra khỏi cung răng, không tham gia vào việc nhai, gây trở ngại cho vệ sinh răng miệng. Nhổ răng theo yêu cầu của chỉnh hình răng mặt, phục hình. Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia, việc nhổ dự phòng răng khôn hàm dưới mọc ngầm hoặc lệch giúp tránh những tai biến đau nhức về sau và công việc hậu phẫu trở nên đơn giản hơn.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 6 phút trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 17 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 20 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.