Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những ai nên tránh xa đồ nếp?

Chủ nhật, 11:00 02/04/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Gạo nếp là loại thực phẩm quen thuộc với hầu hết mọi người. Các món ăn chế biến từ gạo nếp như xôi, bánh chưng, bánh nếp, các loại chè… cũng là món “khoái khẩu” của nhiều người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù gạo nếp chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều để tránh gây hại, nhất là đối với những người bị bệnh đau dạ dày hoặc người đang có vết thương hở.

Các chuyên gia khuyến cáo, gạo nếp có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không nên lạm dụng để tránh gây hại cho cơ thể. Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyến cáo, gạo nếp có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không nên lạm dụng để tránh gây hại cho cơ thể. Ảnh minh họa

Mưng mủ vết thương khi ăn đồ nếp

Hàng năm, cứ đến dịp Tết Thanh minh (3/3 âm lịch), chị Trần Thị Tươi (trú tại Quế Võ, Bắc Ninh) thường rất hào hứng với việc làm bánh trôi, bánh chay. Một phần là do chị thích ăn những loại bánh này, nhất là bánh trôi, phần khác là làm cho có “không khí” ngày lễ. Tuy nhiên, năm nay, chị đành ngậm ngùi tạm gác việc này lại. Thắc mắc về lý do, chị Tươi cho biết, mình mới bị tai nạn xe máy trước đó vài ngày và hiện tại, một bên đùi vẫn phải băng bó.

Theo lời chị Tươi, chị đang trong giai đoạn cần kiêng khem một số loại đồ ăn để vết thương nhanh lành. Do đó, dù rất thèm món bánh trôi nhưng chị đành phải “nhịn mồm, nhịn miệng”. “Người ta nói cần kiêng tuyệt đối các loại đồ nếp trong thời gian này vì nếu ăn sẽ làm vết thương bị mưng mủ, lâu khỏi hơn. Không những thế, tôi đang phải kiêng cả thịt gà, thịt chó vì sợ gây nhức phần xương bị tổn thương. Nói chung, tôi sẽ cố kiêng, qua giai đoạn này sẽ mua về ăn bù”, chị Tươi cho biết.

Cũng từng được dặn phải kiêng đồ nếp khi đang có vết thương hở nhưng anh Nguyễn Văn Ba (công nhân xây dựng tại Hà Nội) vẫn vô tư ăn xôi vào mỗi buổi sáng. Theo anh Ba, cách đây hơn một năm, do bất cẩn, anh bị đinh đâm vào lòng bàn chân khi đang ngoài công trường. Rất may, chiếc đinh cắm không sâu, anh chỉ phải hạn chế đi lại một vài ngày. Tuy nhiên, do có thói quen ăn xôi sáng nên anh vẫn mua xôi về ăn dù đã được vài chị em cùng làm nhắc nhở. Hậu quả, sau 2 sáng ăn xôi nếp, bàn chân của anh bắt đầu tấy đỏ rồi chuyển sang nhức về ban đêm. Sau đó, vết thương của anh bị mưng mủ và nhiễm trùng.

“Chuyện tưởng nhỏ mà hóa ra không nhỏ chút nào. Lần đó, tôi phải xin nghỉ làm để đi viện hút mủ và xử lý nhiễm trùng. Nếu nghe mọi người không nên ăn đồ nếp, có lẽ đã chẳng có chuyện gì xảy ra”, anh Ba thở dài.

Liên quan đến việc tại sao người đang có vết thương hở phải kiêng ăn đồ nếp, lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) lý giải: Gạo nếp có vị ngọt, tính ấm, được dùng làm vị thuốc trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, do đặc tính có độ dẻo cao gây khó tiêu khi vào dạ dày nên nếu ăn nhiều sẽ làm nóng trong. Do đó, với những người đang có vết thương hở, ăn gạo nếp hoặc các món ăn từ gạo nếp, tính nóng sẽ phát ra ngoài, dễ gây sưng, mưng mủ và làm vết thương lâu lành.

Những người nên tránh ăn đồ nếp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo nếp chứa nhiều protein và chất béo, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể (trong 100g gạo nếp cung cấp 344 kcal, gần tương đương với gạo tẻ). Bên cạnh đó, do thành phần có độ dẻo cao nên khi cùng ăn một bát cơm nếp và một bát cơm tẻ, người ăn sẽ có cảm giác no lâu hơn. Do đó, gạo nếp thường được sử dụng để làm các loại bánh có độ kết dính cao như bánh chưng, bánh dầy, xôi, chè và làm đồ ăn để dự trữ khi đi xa.

Trong Đông y, bên cạnh công dụng là thực phẩm thông thường, gạo nếp còn được dùng để chữa các chứng suy nhược cơ thể; đi ngoài phân lỏng; rối loạn bài tiết mồ hôi; lợm giọng, nôn mửa, viêm loét dạ dày, tá tràng… Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện Trung ương quân đội 108), y học cổ truyền đã từng áp dụng rất thành công các bài thuốc từ gạo nếp. Chẳng hạn, cơm nếp nóng được dùng để chườm làm thông tắc tia sữa cho sản phụ; cơm nếp nguội giã nhuyễn trộn với bột thuốc để bó gãy xương và bong gân; uống trà gạo nếp rang để chữa chứng phiền khát; ủ men chế cơm rượu hoặc cất rượu nếp cái hoa vàng để ngâm rượu trứng và rượu thuốc để bồi bổ sức khỏe…

Tuy nhiên, BS Hoàng Khánh Toàn lưu ý, vì trong gạo nếp có chứa nhiều amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng của cơm nếp nhưng lại rất khó tiêu, nên trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược không nên ăn nhiều đồ nếp. Nếu muốn ăn thì tốt nhất nên nấu thành cháo. Mặt khác, vì gạo nếp lại kèm thêm tính ôn, ấm nên những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng cũng không nên dùng đồ nếp.

Bên cạnh đó, dù đồ nếp có tác dụng giúp phụ nữ mang thai giảm cảm giác buồn nôn khó chịu trong thời kỳ thai nghén nhưng lại chứa hàm lượng tinh bột cao. Do đó, nếu bà bầu lạm dụng ăn quá nhiều đồ nếp sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ.

Ngoài ra, những người đang bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc những người bị nóng trong, hay bị nổi mụn cũng được khuyên hạn chế sử dụng đồ nếp. Nguyên nhân cũng xuất phát từ cấu tạo hàm lượng tinh bột của gạo nếp. Khác với gạo tẻ có cấu tạo tinh bột dạng sợi, gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh nên tinh bột thường chắc và khó chia cắt nên khi ăn nhiều cảm thấy no lâu, khó tiêu, ợ nóng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của những bệnh trên.

Các bài thuốc chữa bệnh từ gạo nếp

Gạo nếp hấp rượu vang: Gạo nếp 250g, rượu vang 500ml, trứng gà hai quả. Tất cả cho vào bát to, đem hấp cách thuỷ cho chín, chia ăn vài lần. Dùng để bồi bổ cho người suy nhược cơ thể sau khi bị bệnh nặng.

Gạo nếp mật ong: Gạo nếp 30g tán ra bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, chế thêm 30g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày để dùng cho người miệng khát muốn uống nhiều nước, ăn kém, hay nôn và buồn nôn. Phương thuốc này còn có tác dụng lợi mật, giảm đau, dùng cho các trường hợp có cơn đau quặn gan do giun chui lên đường mật.

Cháo gạo nếp hạt sen: Người bệnh mới khỏi, cơ thể suy nhược, lấy gạo nếp, hạt sen lượng vừa đủ, đem nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn sáng và tối.

Cháo gạo nếp đậu đen: Gạo nếp 100g, đậu đen 30g, hồng táo 30g, đun thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 lần, trị thiếu máu do thiếu sắt.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.

5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt

5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt. Hãy kiểm soát lượng đường ngay từ bây giờ.

Những cách chữa bệnh xương khớp khiến bác sĩ phải 'lắc đầu' ngao ngán

Những cách chữa bệnh xương khớp khiến bác sĩ phải 'lắc đầu' ngao ngán

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH – Gần đây, liên tiếp những trường hợp phải nhập viện điều trị, thậm chí nguy kịch do sai lầm khi chữa các bệnh về xương khớp đã khiến nhiều người lo ngại. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho người dân khi mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, không nên tự ý điều trị để tránh rước thêm họa vào người.

Người đàn ông 53 tuổi nhập viện vì suy thận sau đột quỵ thừa nhận sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 53 tuổi nhập viện vì suy thận sau đột quỵ thừa nhận sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông suy thận cho biết thường phải thức đêm làm việc lệch múi giờ nên ăn uống thất thường. Ông cũng thường tham gia các buổi tiệc thâu đêm, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá...

Tìm hiểu loại sữa công thức đang được nhiều mẹ 'lùng sục' giúp trẻ khỏe mạnh, ít ốm vặt

Tìm hiểu loại sữa công thức đang được nhiều mẹ 'lùng sục' giúp trẻ khỏe mạnh, ít ốm vặt

Sống khỏe - 16 giờ trước

Trên nhiều diễn đàn nuôi con, ngày càng nhiều phụ huynh chia sẻ kinh nghiệm tăng đề kháng cho trẻ bằng sữa công thức chứa Lactoferrin. Xu hướng này xuất phát từ nhu cầu thực tế khi trẻ nhỏ thường xuyên mắc các bệnh vặt như ho, cảm, tiêu chảy do sức đề kháng yếu, đặc biệt vào thời điểm giao mùa.

6 thời điểm không nên uống nước cam để tránh gây hại sức khỏe

6 thời điểm không nên uống nước cam để tránh gây hại sức khỏe

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Nhiều người cho rằng uống nước cam thường không gây hại cho sức khỏe. Điều đó chỉ đúng khi bạn uống nước cam đúng cách.

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu

Y tế - 21 giờ trước

Mắc chứng phì đại tuyến vú khiến ngực to như nữ giới, nam thanh niên phải nịt chặt, giấu kín hơn 10 năm, không dám yêu.

Loại rau dân dã chứa đầy canxi tự nhiên, người Việt nên ăn để xương chắc khỏe, kéo dài tuổi thọ

Loại rau dân dã chứa đầy canxi tự nhiên, người Việt nên ăn để xương chắc khỏe, kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Ít ai ngờ rằng loại rau diếp thơm dân dã này lại sở hữu hàm lượng canxi cao, cùng nhiều dưỡng chất quý giúp hỗ trợ xương chắc khỏe, cải thiện tiêu hóa và tăng cường đề kháng.

Chuối xanh cực tốt cho sức khỏe, nằm trong danh sách những thực phẩm tốt nhất cho người tiểu đường

Chuối xanh cực tốt cho sức khỏe, nằm trong danh sách những thực phẩm tốt nhất cho người tiểu đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Với hàm lượng tinh bột kháng và chất xơ cao, chuối xanh mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường.

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Y tế - 1 ngày trước

Một ca vi phẫu kéo dài từ 19h đến 1h sáng đã giúp giữ lại hai bàn tay của Tiktoker Hà List. Bác sĩ Ngọc Sơn Tùng chia sẻ đây là trường hợp đa chấn thương cực kỳ phức tạp, đòi hỏi tính toán khẩn cấp và chính xác.

Top