Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những bữa cơm “có thịt” từ Chương trình Bảo vệ, phát triển dân tộc thiểu số ít người

Thứ bảy, 07:06 19/12/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Hơn 2 năm qua, nhờ canh tác và sản xuất chè hữu cơ, cuộc sống của hơn 300 nhân khẩu ở thôn Khuổi Hóp, xã Linh Phú, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang cải thiện hơn rất nhiều...

Những bữa cơm “có thịt” từ Chương trình Bảo vệ, phát triển dân tộc thiểu số ít người - Ảnh 1.

Phụ nữ Pà Thẻn ở Linh Phú (Chiêm Hoá, Tuyên Quang) thu hoạch chè. Ảnh: V.Linh - H.Nhung

Từ những bữa cơm có thịt…

Một ngày cuối năm 2020, chúng tôi có mặt tại vùng đất miền núi xa xôi Linh Phú (thuộc huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang). Đây là nơi sinh sống của hơn 300 nhân khẩu là người dân tộc Pà Thẻn - một cộng đồng dân tộc rất ít người đang sinh sống và phát triển tại Tuyên Quang.

Những vệt nắng chiều bắt đầu yếu ớt, cũng là lúc làn khói trắng toả ra từ những nếp nhà mái lá đơn sơ. Những nếp nhà ấy được bao quanh bởi những luống chè xanh mướt, dài thăm thẳm. Nhiều năm trước, những luống chè tươi tốt của gia đình anh Tái Văn Cát (SN 1964) chỉ là một khu đất bỏ hoang có nhiều cây dại và một vài cây chè cằn cỗi phục vụ nhu cầu hàng ngày.

Thế nhưng, từ Chương trình Bảo vệ và phát triển dân tộc thiểu số rất ít người, những gốc chè già cằn cỗi của gia đình anh Cát, chị Vững (vợ anh) đã được mở rộng quy mô, kinh tế gia đình cũng từ đó được cải thiện.

Trò chuyện với PV, chị Vững trải lòng: "Cuộc sống của gia đình tôi nói riêng và người dân tộc Pà Thẻn tại xã Linh Phú nói chung rất khó khăn. Khó khăn bởi 4 người con cùng ở độ tuổi đến trường, trong khi, thu nhập chính của gia đình chủ yếu trông chờ từ những vụ lúa, vụ ngô và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Từ chính những khó khăn đó, nhiều con em dân tộc Pà Thẻn lập gia đình từ rất sớm.Thế nhưng, từ khi được hướng dẫn về giống chè mới, hai vợ chồng tôi đã quyết định canh tác hơn 5.000m2 chè. Đến nay, gia đình tôi thu hoạch mỗi tháng 2 lứa chè".

Cũng theo chị Vững: "Muốn có được những búp chè hữu cơ đúng nghĩa thì phải chăm sóc hoàn toàn bằng phân hữu cơ. Chúng tôi tuyệt đối không dùng phân hoá học để bón vào gốc chè, cũng không phun thuốc diệt cỏ. Ngoài ra, ở khâu thu, sao chè, chúng tôi thực hiện hoàn toàn thủ công".

"Thấy lợi nhuận từ cây chè mang lại có tính ổn định, bền vững, chồng tôi đã vận động các anh em trong dòng họ và người dân trong thôn Khuổi Hóp mở rộng diện tích trồng chè. Ban đầu ai cũng hoài nghi và lo lắng về nguồn ra, về tính hiệu quả kinh tế… Bởi nhiều năm qua, người Pà Thẻn tại Linh Phú chỉ trồng vài cây chè để phục vụ nhu cầu gia đình hàng ngày. Thế nhưng, với sự quyết tâm của chồng tôi, bây giờ, cuộc sống của nhiều gia đình trong khu vực đã rất cải thiện", chị Vững cho hay.

Gia đình anh Dương Văn Tiệu (SN 1966, thôn Khuổi Hóp) là một trong những hộ gia đình điển hình phát triển kinh tế từ mô hình trồng chè của anh Tái Văn Cát. Đến nay, với hơn 30ha diện tích trồng chè, mức thu nhập của anh Tiệu nói riêng và 41 hộ gia đình dân tộc Pà Thẻn tại thôn Khuổi Hóp nói chung đạt khoảng 1,8 triệu đồng/người.

…đến chất lượng dân số nâng cao

Những bữa cơm “có thịt” từ Chương trình Bảo vệ, phát triển dân tộc thiểu số ít người - Ảnh 2.

Anh Cát và chị Vững chia sẻ cách xao chè chất lượng.

Chị Vững trải lòng, khi thu nhập kinh tế gia đình dần đi vào ổn định, chị và hơn 100 phụ nữ dân tộc Pà Thẻn sinh sống tại xã Linh Phú được vận động và tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ về bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình. Chị cùng người dân trong bản đã được tiếp cận với các chính sách về kế hoạch hoá gia đình, không kết hôn cận huyết… Thông qua chương trình hữu ích này, chị Vững đã có nhiều kiến thức, hiểu biết và tự tin hơn trong công việc và cuộc sống.

Cũng trong thời gian vừa qua, chị Vững và những người dân còn được tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi nhằm bảo vệ và phát triển các dân tộc ít người. Cùng với đó, địa phương đã được nâng cao năng lực hệ thống y tế vùng dân tộc về cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số. Công tác khám chữa bệnh, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, cấp thuốc miễn phí cho người dân tộc thiểu số cũng thường xuyên được quan tâm.

Khi những chính sách này được triển khai, người dân xã Linh Phú đã được chăm lo giải quyết những khó khăn, bức xúc trong đời sống, sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số. Do phù hợp với tình hình thực tiễn, các chính sách cũng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ổn định dân cư, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, bảo tồn giá trị văn hóa do cha ông truyền lại.

Đặc biệt, khi những công trình cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sản xuất được hỗ trợ, đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá. Điều này không chỉ làm tăng thêm các điều kiện sinh hoạt và sản xuất mà còn góp phần giảm dần khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Tái Văn Mùi - Chủ tịch UBND xã Linh Phú cho biết, hiện nay, trên địa bàn xã Linh Phú có 41 hộ với hơn 300 nhân khẩu là người dân tộc Pà Thẻn. Với Đề án Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người, thời gian qua địa phương đã tập trung tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với dân tộc rất ít người.

Trong đó, địa phương tập trung vào các mặt như dân tộc, tôn giáo; các chính sách về kế hoạch hoá gia đình; bảo tồn bản sắc văn hoá; thực hiện quyền của các dân tộc trong đó có quyền phụ nữ. Đặc biệt là xã Linh Phú đã thành lập câu lạc bộ chống bạo lực gia đình, câu lạc bộ bình đẳng giới.

Theo ông Mùi, thời gian qua, xã Linh Phú đã tiếp tục tập trung thực hiện theo Quyết định số 2086 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cá dân tộc thiểu số rất ít người, giai đoạn 2016 – 2025. Trong đó, xã đã tạo cơ chế, chính sách để cộng đồng dân tộc Pà thẻn thực hiện việc phát triển kinh tế tập trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Bên cạnh đó, xã Linh Phú thành lập Hợp tác xã của dân tộc Pà Thẻn sản xuất chè hữu cơ chất lượng cao mang thương hiệu Chè Pà Thẻn Linh Phú.

"Chè Linh Phú đã được UBND tỉnh Tuyên Quang cấp thương hiệu và giao chương trình mỗi xã một sản phẩm cho các địa phương. Tuy nhiên, do sản lượng không lớn nên chè Pà Thẻn Linh Phú chủ yếu phân phối ở các cơ quan hành chính trên địa bàn huyện, tỉnh để sử dụng và làm quà", ông Mùi thông tin.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tài xế say xỉn trèo lên ô tô chuyên dụng của CSGT châm lửa đốt 4 xe máy

Tài xế say xỉn trèo lên ô tô chuyên dụng của CSGT châm lửa đốt 4 xe máy

Thời sự - 17 phút trước

Bị tạm giữ xe vì vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông liền nhảy lên thùng xe tải của CSGT rồi châm lửa đốt khiến 4 xe máy bị thiêu rụi.

Lý lịch tư pháp là gì? Giá trị pháp lý loại giấy tờ này mang lại có thể người dân chưa biết hết

Lý lịch tư pháp là gì? Giá trị pháp lý loại giấy tờ này mang lại có thể người dân chưa biết hết

Đời sống - 50 phút trước

GĐXH - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của mình. Vậy lý lịch tư pháp là gì? Loại giấy tờ này mang giá trị pháp lý gì?

Hà Nội nắng nóng, đường phố vắng vẻ dịp nghỉ lễ

Hà Nội nắng nóng, đường phố vắng vẻ dịp nghỉ lễ

Thời sự - 1 giờ trước

Tại Hà Nội, ngày hôm nay nắng nóng tiếp tục gay gắt, nhiệt độ ngoài trời dự báo lên đến 40 độ C. Do đó, đường phố Hà Nội trở nên thông thoáng cả vào giờ cao điểm.

6 trường hợp sẽ được nhận tiền thay cho đóng BHXH, người lao động cần phải chú ý

6 trường hợp sẽ được nhận tiền thay cho đóng BHXH, người lao động cần phải chú ý

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Hầu hết, người lao động khi đi làm sẽ được tham gia BHXH bắt buộc, tuy nhiên sẽ có 6 trường hợp thay vì đóng BHXH, người lao động sẽ được trả một khoản tiền tương ứng.

Công an Đồng Nai kiểm tra  loạt quán bar, vũ trường, beer club 'trá hình'

Công an Đồng Nai kiểm tra loạt quán bar, vũ trường, beer club 'trá hình'

Pháp luật - 3 giờ trước

300 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Đồng Nai chia làm 9 tổ công tác đồng loạt kiểm tra 9 quán bar, vũ trường, beer club “trá hình”, phát hiện nhiều vi phạm.

Tin sáng 29/4: Tình tiết bất ngờ vụ thi thể nữ ‘khô’ trên ghế sofa ở Hà Nội; khách Tây bức xúc bị 'chặt chém' 500.000 đồng 3 quả dứa tại phố cổ

Tin sáng 29/4: Tình tiết bất ngờ vụ thi thể nữ ‘khô’ trên ghế sofa ở Hà Nội; khách Tây bức xúc bị 'chặt chém' 500.000 đồng 3 quả dứa tại phố cổ

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Vụ thi thể nữ “khô” trên ghế sofa, lực lượng chức năng thông tin thêm một số tình tiết quan trọng; Bị “chặt chém” 3 quả dứa 500.000 đồng tại phố cổ Hà Nội, nữ du khách nước ngoài có phản ứng khá gay gắt, bực tức.

Nam Định: Dự án nhà máy nước sạch Hải Minh hiện ra sao sau 8 năm thi công?

Nam Định: Dự án nhà máy nước sạch Hải Minh hiện ra sao sau 8 năm thi công?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm, dự án xây dựng nhà máy xử lý nước sạch xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định vẫn "dậm chân tại chỗ". Hiện trong bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, người dân xung quanh và trên địa bàn huyện vẫn sử dụng nước giếng khoan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khoẻ.

Cháy cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, nhân viên ôm đồ tháo chạy

Cháy cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, nhân viên ôm đồ tháo chạy

Thời sự - 12 giờ trước

Khói lửa bùng lên tại cửa hàng FPT Shop trên đường Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp khiến nhiều nhân viên hốt hoảng ôm đồ tháo chạy.

Tước bằng lái xe 3 tháng, phạt 15 triệu tài xế limousine đánh võng trên cao tốc

Tước bằng lái xe 3 tháng, phạt 15 triệu tài xế limousine đánh võng trên cao tốc

Pháp luật - 13 giờ trước

Lực lượng chức năng phạt tiền 15 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng với tài xế xe limousine điều khiển ô tô chuyển làn không có tín hiệu báo trước trên đường cao tốc, điều khiển xe lạng lách khi chạy trên đường.

Tin mới nhất về đợt gió mùa Đông Bắc sắp đổ bộ miền Bắc sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’

Tin mới nhất về đợt gió mùa Đông Bắc sắp đổ bộ miền Bắc sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng sau ngày 30/4, trong 1-2 ngày đầu tháng 5 khả năng có không khí lạnh yếu gây ra hiện tượng mưa dông, chấm dứt nắng nóng ở phía Đông Bắc Bộ.

Top