Những chiêu trốn nóng của sinh viên
GiadinhNet - Lau nhà liên tục, dội nước lên tường, dấp chăn trải lên nền nhà để ngủ… đó là những cách chống nóng của giới sinh viên trong những ngày Hà Nội nắng nóng này.
Dấp nước vào chăn, ngủ hành lang
7h tối, căn phòng cấp 4, rộng khoảng 12m2 của Nguyễn Thị Thơm (sinh viên năm thứ tư, Học viện Hành chính Quốc gia) ngùn ngụt hơi nóng. Chiếc quạt con trên giường quay vù vù như phả hơi lửa vào mặt. Phía trên, mái tôn nóng như chảo rang. Thơm cho biết, do nóng quá, chủ nhà trọ đã lắp trần nhựa nhưng do phòng quá thấp, chật hẹp, lại lợp mái tôn xi măng nên mấy hôm nay nóng đến phát điên. Được biết, khu trọ cấp 4 này có 5 phòng nhưng do chật hẹp, mùa đông ẩm thấp, mùa hè nóng như chảo rang nên nhiều người đã chuyển đi. Thơm cùng hai bạn nữa do hoàn cảnh khó khăn nên vẫn cố gắng bám trụ đến lúc ra trường.
Thơm cho biết, phòng đã chật, lại còn nấu ăn trong phòng nên càng thấy ngột ngạt, cảm giác như không có không khí để thở. “Mấy hôm nắng nóng, lại đang giai đoạn ôn thi nên buổi trưa chúng em toàn ra bóng cây ngồi. Ngồi ngoài trời nắng còn có không khí để thở hơn. Ban đêm, chúng em toàn mang ghế ra sân ngồi đến hơn 12h mới ngủ. Mà nào có ngủ được đâu ạ. Chúng em làm đủ cách, mua nước đá về để trước quạt, lau nhà 5-6 lần/ngày nhưng không ăn thua. Ba đứa tụi em lăn ra sàn nằm nhưng không ngủ nổi”, Thơm kể.
Cũng là sinh viên thuê trọ, căn phòng rộng rãi hơn của Thơm nhưng Hoàng Thị Quyên (sinh viên Trường ĐH Công nghiệp) cũng rạc cả người vì đợt nắng nóng này. Trước chiếc quạt con, một chậu nước được Quyên đặt trên giường để có tí mát. Căn phòng của Quyên nằm áp mái, hướng Tây nên tắt nắng rồi mà sờ tường nhà vẫn thấy nóng hổi. Mang nước dội lên tường cho hạ nhiệt thì đường điện trong tường ngấm nước, rò ra làm Quyên bị điện giật, may mà không làm sao.
Hồng Anh, một người bạn của Quyên vừa mới ra trường và đi làm thì cho biết, đợt em ở nhà cũ, nóng quá, toàn mang quạt ra hành lang ngồi rồi đêm nằm hành lang ngủ luôn cho đỡ oi bức. “Nói chung, cái giường chỉ để vứt sách vở, chăn chiếu chứ không hề nằm vì đặt lưng lên cứ như vào chảo, mồ hôi vã ra như tắm. Các anh của em thì nóng quá, toàn đổ nước ra sàn nhà. Chán chê, các anh mang chăn nhúng nước, trải ra sàn và nằm lên. Ngày nào cũng vạ vật, người rạc đi. Đến cơ quan có điều hòa, em gục xuống bàn ngủ bù. Khiếp quá nên đợt này tụi em phải chuyển nhà có hướng mát mát hơn một chút”, Hồng Anh cho biết.
Cẩn trọng với “siêu phẩm” điều hòa tự chế
Theo tìm hiểu của PV Báo GĐ&XH, hầu hết phòng trọ cho người lao động nghèo và sinh viên không có điều kiện thường chỉ là các căn nhà cấp 4, lợp mái tôn xi măng, không “khép kín” và vô cùng nóng bức ngột ngạt.
Với căn phòng khoảng 12m2 của Thơm/3 người ở, tính ra mỗi người chỉ được 4m2 dành cho sinh hoạt, nấu nướng, để đồ đạc và học tập. Hỏi Thơm rằng: “Sao không tá túc ở nhà người quen cho qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm này” thì em chia sẻ là nhà người quen ở xa lắm mà nhờ vả cũng phiền phức nên thôi. “Tụi em đều ở quê ra, bố mẹ làm nông, không có điều kiện nên ở đây cho rẻ. Ba đứa bảo nhau góp tiền mua cái quạt phun sương nhưng tằn tiện mãi vẫn chưa đủ nên em cố gắng ở đây vì cũng gần ra trường rồi. Ở được những mấy năm, giờ còn vài tháng nữa, em cố nốt”, Thơm nói.
Một số nam sinh viên chống nóng bằng cách tự chế tạo những “siêu phẩm” điều hòa. Loại “điều hòa” này được xem là đơn giản đang “làm mưa làm gió” trên mạng trong vài ngày qua. Chỉ cần chiếc thùng xốp cũ, đoạn ống nước hình chữ L (hoặc vỏ lon beer), quạt điện mini, ít đá lạnh và một vài công đoạn chế tạo hết sức đơn giản là đã có thể sở hữu chiếc “điều hòa” handmade rất độc đáo có công dụng làm mát. Nam - một bạn trẻ quê Tuyên Hóa (Quảng Bình) cho biết, em đọc trên mạng thấy có sản phẩm này và nắng nóng quá nên làm theo. Mỗi ngày, em mua khoảng 20.000 đồng đá lạnh cho vào thùng. Thế là đã có một ngày mát mẻ, “không thua gì các máy điều hòa xịn”.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, cần cẩn trọng với “siêu phẩm” tự chế này bởi nó rất dễ chập điện và nguy cơ mất an toàn rất cao. Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải cũng cho rằng, khi luồng mát từ chiếc máy này phả ra và tan hết, cơ thể sẽ phải chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến sức đề kháng của cơ thể bị bào mòn rất nhanh nên dễ bị mắc bệnh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ 2-4/6, nắng nóng gia tăng trở lại với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 35-38 độ C, một số nơi trên 38 độ C. Từ ngày 5- 7/6, cường độ nắng nóng mới giảm. Từ 5-11/6 sẽ thường xuyên xuất hiện mưa dông kèm theo tố, lốc và gió giật mạnh vào chiều tối đến đêm, đặc biệt là ở khu vực vùng núi, trung du. Riêng khu vực miền Trung, từ 2-11/6, nắng nóng tiếp tục duy trì trên diện rộng ở Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 40 độ C.
Sinh viên tình nguyện cấp cứu vì nắng nóng
Tại điểm thi ĐH Quốc gia Hà Nội vừa qua, một sinh viên tình nguyện phải nhập viện khi đang chỉ đường cho thí sinh. Đó là em Khắc Cương, đang học năm 3 Khoa Y dược, ĐH Quốc gia Hà Nội. Cương cho biết, trước đó, em đã dậy từ 3h sáng vì nóng quá không ngủ được. Do không ăn sáng và đến thẳng điểm thi lúc 6h, tiếp sức cho thí sinh nên em bị nôn, hoa mắt, chóng mặt và phải đưa đi cấp cứu.
Hạnh Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Hà Nội tiếp tục phân làn ô tô, xe máy trên đường Phạm Văn Đồng, từ 4/7
Thời sự - 45 phút trướcGĐXH - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có thông báo về việc điều chỉnh tổ chức giao thông, phân làn cho các phương tiện trên đường Phạm Văn Đồng, bắt đầu từ ngày 4/7, với đoạn từ nút giao với đường Hoàng Quốc Việt đến khu đô thị Ciputra.

Gian lận trong hồ sơ, Công ty Cổ phần Trí Việt Investcons bị cấm thầu
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Ông Lê Trọng Thụ, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa (cũ) mới ký Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với Công ty Cổ phần Trí Việt Investcons trong thời hạn 3 năm trên địa bàn TP Thanh Hóa do gian lận hồ sơ đấu thầu.

Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID từ tháng 7/2025?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - VNeID là công cụ số quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho mọi mặt trong đời sống của người dân. Từ ngày 1/7/2025, người dân cần lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID?

Miền Bắc lại sắp thay đổi thời tiết?
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, mưa lớn ở Bắc Bộ còn kéo dài đến đêm 2/7. Sau đó thời tiết có sự chuyển biến, ban ngày trời nắng, mưa dông chỉ xuất hiện vài nơi vào chiều tối và đêm.

Sắp công bố điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội
Giáo dục - 4 giờ trướcSở GD&ĐT Hà Nội đang rà soát các công đoạn cuối cùng để công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 THPT, dự kiến vào ngày 4/7 tới.

Tin sáng 2/7: Khi nào miền Bắc hết mưa, chuyển sang nắng nóng?; Cảnh báo trào lưu khoe ảnh căn cước trên VNeID sau khi cập nhật địa chỉ mới
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Các chuyên gia dự báo, từ ngày 3/7, tình trạng mưa lớn diện rộng tại Bắc Bộ sẽ giảm dần; Việc chia sẻ thông tin VNeID tràn lan lên mạng xã hội của người dùng sẽ ẩn chứa nhiều nguy hiểm, đặc biệt trong bối cảnh lừa đảo trực tuyến đang gia tăng với tốc độ báo động.

Vụ cháy ở Hưng Yên khiến 6 người tử vong: Bắt tạm giam 2 đối tượng
Pháp luật - 4 giờ trước2 đối tượng bị bắt là chủ hộ kinh doanh xưởng tái chế bị cháy ở Hưng Yên khiến 6 người tử vong.

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa
Thời sự - 13 giờ trướcNạn nhân cuối cùng trong vụ cháy xưởng tái chế phế liệu ở Hưng Yên vừa được lực lượng chức năng tìm thấy.

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh
Pháp luật - 14 giờ trướcCông an phường Nam Sơn, Bắc Ninh đã triệu tập những người liên quan vụ hành hung một cô gái ở công viên Lãm Làng ngày 28/6.

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sốngGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.