Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những chứng nhân huyền thoại

Thứ sáu, 16:18 02/09/2011 | Gia đình

GiadinhNet-Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đường HCM trên biển, chúng tôi gặp lại những chứng nhân lịch sử của Đoàn tàu không số huyền thoại.

Cách đây 50 năm, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào thời kỳ ác liệt, yêu cầu về nhân lực, vũ khí, thuốc men cho chiến trường miền Nam ngày càng cấp bách. Ngày 23/10/1961, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã quyết định thành lập Đoàn 759 (tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân ngày nay), với tên gọi Đoàn tàu không số để đáp ứng nhiệm vụ này. Cũng từ đây, đường Hồ Chí Minh trên biển được hình thành. Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đường Hồ Chí Minh trên biển, chúng tôi đã gặp lại những chứng nhân lịch sử của Đoàn tàu không số huyền thoại. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
 
BÀI 1: CẢM TỬ QUÂN TRÊN TÀU 56

Đối diện với chúng tôi là cụ già đầu bạc trắng, dáng người nhỏ nhắn,  nụ cười dễ mến. Gần 50 năm trước, cụ là Chính trị viên kiêm Bí thư chi bộ của 3 con tàu trong Đoàn tàu không số huyền thoại. Tên của cụ là Trần Ngọc Tuấn.

Lễ "truy điệu sống"?

Nhìn ông Tuấn, ít người có thể hình dung ông từng có thời là "cảm tử quân" trên những con tàu không số, chuyên chở vũ khí chi viện cho miền Nam. Khi đó ông Tuấn mang cấp bậc Trung úy, là Chính trị viên kiêm Bí thư chi bộ tàu 55, 56 và 43.

Gặp ông Tuấn tại nhà riêng (phường Vĩnh Hải - TP. Nha Trang), chúng tôi khá bất ngờ bởi đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn rất nhanh nhẹn, giữ nguyên tác phong quân đội.
 

Ông Tuấn hào hứng kể chuyện tàu 56.

Lưu giữ trong trí nhớ cả một "kho tàng" chuyện tàu không số, vị cựu Chính trị viên chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Ông cười hỏi chúng tôi: "Giờ sao, muốn biết cái gì đây?". "Chúng tôi nghe nhiều người nhắc đến lễ "truy điệu sống" trước lúc tàu khởi hành, bắt đầu bằng chuyện này được không ạ?", tôi đề nghị. Vậy là ông Tuấn cười rung cả người bảo, chuyện đó là có thực nhưng không ai gọi là "truy điệu sống" cả. Mỗi lần tàu không số khởi hành là một lần xác định "cảm tử" nên tổ chức mới bày tiệc liên hoan. Ai cũng hiểu ra đi chưa chắc có ngày trở về nên liên hoan được làm trịnh trọng lắm. Các cấp chỉ huy đến dặn dò rồi đồng đội chia tay. Trong bữa liên hoan này, đồ ăn thức uống nhiều lắm, nào là thuốc lá Thăng Long, rượu đế Đồng Tháp... "Mỗi lần bước xuống tàu là anh em đã chấp nhận hy sinh rồi. Từ người lên tàu đến người tiễn đưa đều hiểu ngầm với nhau rằng đó là "truy điệu sống", nhưng không ai dùng từ đó để nói với nhau cả", ông Tuấn thủng thẳng nói.

Con tàu không số đầu tiên mà ông Tuấn đi là tàu 56. Chuyến tàu cập bến thành công đã cung cấp cho miền Nam 44 tấn vũ khí, góp phần làm nên chiến thắng Bình Giã vang rền, chiến thắng đầu tiên ở cấp trung đoàn. Ông Tuấn cho biết: "Tháng 11/1964, chúng tôi nhận tàu 56 với nhiệm vụ chở 44 tấn vũ khí vào bến Lộc An (nay thuộc xã Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Tàu 56 là tàu sắt, trọng tải hơn 50 tấn. Lúc đó tôi là Chính trị viên kiêm Bí thư chi bộ, anh Lê Quốc Thân làm Thuyền trưởng. Nhận nhiệm vụ mà lo lắm vì trước đó 1 năm, tàu gỗ của ta vận chuyển có 11 tấn vũ khí vào bến Lộc An đã bị mắc cạn cồn cát, giờ phải đưa tàu sắt vào bến hẹp này thiệt không dễ chút nào".

Tàu to vẫn vào được sông hẹp
 

Ông Trần Ngọc Tuấn sinh năm 1933 tại Quế Sơn, Quảng Nam. Năm 20 tuổi, ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở chiến trường Hạ Lào. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, học tại Trường Sĩ quan Lục quân và Trường 45 Hải quân. Từ năm 1963-1971, ông thuộc biên chế Đoàn 759, đảm nhiệm chức vụ Chính trị viên-Bí thư chi bộ các tàu "không số" 43, 55 và 56.

Ngừng một chút, ông Tuấn nói tiếp: "Nhưng khó khăn đó mới thấy anh em ta sáng tạo. Bến Lộc An nằm bên trong sông Ray. Bọn này mới nhờ những anh em từng đánh cá ở khu vực cửa sông Ray hướng dẫn chi tiết vị trí từng cồn cát. Có được các vị trí này xong, anh em mới thống nhất quyết định vượt cồn cát bằng tốc độ của tàu. Trên thực tế, khi vào đến cửa sông Ray, tôi và Thuyền trưởng Thân ở trên khoang lái, ngay mũi tàu bố trí một thủy thủ, mạn trái một thủy thủ và mạn phải một thủy thủ, 3 người này dò độ sâu liên tục. Một thủy thủ khác đứng dưới khoang lái chuyên thông báo tình hình. Tàu 56 vừa nhích từng chút một, bọn tôi trên khoang lái cứ nghe "mạn phải 3,2m, mạn trái 3,4m" liên tục rồi so với hải đồ có đánh dấu các cồn cát để  phán đoán tình hình và ra quyết định. Những lúc nghe đập cái ầm là sắp vướng cồn cát, thuyền trưởng lại la to "tiến 2, tiến 2". Lúc bình thường tàu chạy tốc độ tiến 1, muốn vượt cồn phải chạy tốc độ tiến 2. Khi tàu vào gần đến bến, chúng tôi bắt liên lạc với người bên trong đất liền nhưng chẳng thấy hồi âm. Sợ trời sáng nên chúng tôi cho người vào bên trong thì bị anh em ta "bắt" luôn. Hóa ra họ không thể tưởng tượng anh em ta có thể đưa được tàu to như thế vào bến hẹp nên cho rằng đây là mồi nhử".

Kể đến đây, ông Tuấn bật cười sảng khoái. Để đưa tàu 56 đến cửa sông Ray, Thuyền trưởng Thân và Chính trị viên Trần Ngọc Tuấn phải dựa vào sóng to gió lớn trên biển mà đi. Khi gần đến cửa sông, lại phải dựa vào địa hình các đảo che khuất tầm nhìn của tàu địch. Thời điểm này địch đang huy động lực lượng đặc nhiệm 115, rồi hạm đội 7 nhằm quyết phá cho được "đường mòn trên biển". "Vùng biển tàu 56 vào thuộc cửa ngõ phía Đông Sài Gòn nên địch quần thảo rất rát. Chúng tổ chức phòng thủ kín cả dưới nước, trên cạn, trên không. Thế nhưng khi sóng biển cỡ cấp 6, cấp 7 là chúng cũng "ngán" và lười đi tuần. Vậy là mình cứ lợi dụng lúc đó mà đi", ông Tuấn giải thích thêm. Tháng 2/1965, tàu 56 còn quay lại bến Lộc An lần nữa, chi viện thêm 47 tấn vũ khí cho miền Nam. Chuyến tàu này, ông Trần Ngọc Tuấn vẫn đảm nhiệm Chính trị viên.

“Sau những chuyến hải hành thành công của tàu 56, các đơn vị chủ lực miền Đông, khu 6 được trang bị đầy đủ vũ khí để mở chiến dịch Bình Giã. Tháng 3/1965, chiến dịch thắng lợi giòn giã, đập tan chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của địch. Tàu 56 và tập thể được tặng Huân chương Chiến công hạng I”, ông Tuấn cười vui vẻ.   

(Còn nữa)
 
Đỗ Bá
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bán nhà 3,5 tỷ đồng cho con trai đi du học, ở năm 74 tuổi, cụ bà than thở: Không phải con cái tài giỏi, tuổi già sẽ an nhàn

Bán nhà 3,5 tỷ đồng cho con trai đi du học, ở năm 74 tuổi, cụ bà than thở: Không phải con cái tài giỏi, tuổi già sẽ an nhàn

Nuôi dạy con - 2 giờ trước

Vợ chồng bà Trần hy sinh để con có tương lai sáng lạn. Nhưng đến khi con trai thành tài bà lại chỉ mong con trai là một người bình thường.

"Con thích mẹ nhất, bố nhì, bà nội chỉ xếp thứ 3" - Con trai "lỡ lời", bà mẹ có cách ứng xử tuyệt hay

"Con thích mẹ nhất, bố nhì, bà nội chỉ xếp thứ 3" - Con trai "lỡ lời", bà mẹ có cách ứng xử tuyệt hay

Nuôi dạy con - 2 giờ trước

Câu nói của đứa trẻ khiến bà nội "đứng hình", người mẹ ngay lập tức có cách phản hồi thông minh.

Khi con bạn tức giận, căng thẳng, hãy nói câu này mọi chuyện sẽ được giải quyết ngay lập tức

Khi con bạn tức giận, căng thẳng, hãy nói câu này mọi chuyện sẽ được giải quyết ngay lập tức

Nuôi dạy con - 3 giờ trước

GĐXH - Cha mẹ thường thấy khó khăn khi phải đối phó với cơn tức giận của con cái. Theo các chuyên gia chỉ cần nói vài lời này, trẻ sẽ bình tĩnh lại ngay lập tức, bất kể chúng ở độ tuổi nào.

5 cung hoàng đạo yêu nhưng lại muốn giấu kín, viện đủ lý do để không công khai mối quan hệ

5 cung hoàng đạo yêu nhưng lại muốn giấu kín, viện đủ lý do để không công khai mối quan hệ

Gia đình - 3 giờ trước

GĐXH - Những cung hoàng đạo này thích những mối quan hệ mập mờ, họ khiến bạn không rõ mình là ai trong trái tim họ và chưa sẵn sàng đặt tên cho mối quan hệ của hai người.

Con trai tôi từng không chịu xin lỗi, nhưng rồi một phân cảnh trong Sex Education đã giúp tôi 'gỡ rối'

Con trai tôi từng không chịu xin lỗi, nhưng rồi một phân cảnh trong Sex Education đã giúp tôi 'gỡ rối'

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - Sex Education dạy tôi rằng: Nếu con bạn chưa sẵn sàng nói "xin lỗi", hãy đừng lo. Hãy ở bên con đủ lâu – bằng tình yêu, sự tin tưởng và cả sự kiên nhẫn – rồi con sẽ biết lúc nào cần lên tiếng, và khi ấy, lời xin lỗi ấy sẽ thật sự có ý nghĩa.

Người Nhật dễ thành công và giàu có bởi từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng 5 cách cực hay để dạy về tiền bạc

Người Nhật dễ thành công và giàu có bởi từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng 5 cách cực hay để dạy về tiền bạc

Nuôi dạy con - 20 giờ trước

GĐXH - Hãy xem các gia đình Nhật giáo dục con cái về quản lý tài chính như thế nào.

Nhờ một chi tiết khi xem phim Sex Education, tôi ngừng 'đòi con phải vui vẻ' mọi lúc, và điều kỳ diệu đã xảy ra!

Nhờ một chi tiết khi xem phim Sex Education, tôi ngừng 'đòi con phải vui vẻ' mọi lúc, và điều kỳ diệu đã xảy ra!

Gia đình - 21 giờ trước

GĐXH - Sex Education – dù là một bộ phim nói nhiều về giới tính – nhưng lại dạy tôi điều quan trọng hơn cả: Cảm xúc, nếu không được đối diện, sẽ luôn âm thầm lớn lên thành tổn thương. Và đôi khi, bài học nuôi dạy con không nằm ở việc giúp con vượt qua nỗi buồn thật nhanh, mà nằm ở chỗ cùng con bước qua nỗi buồn ấy một cách chậm rãi và tử tế.

Top