Những chứng nhân huyền thoại: Họ đã xuống tàu như thế
GiadinhNet - Từ biệt cha mẹ và người thân, họ ra đi mà không thể tự hào nói rằng "con là lính tàu không số".
Trong căn gác nhỏ ở số 282 Giếng Đồn (TP Hạ Long, Quảng Ninh), tôi vinh dự được ngồi cùng 4 cựu chiến binh "tàu không số" là các ông: Vũ Đăng Khoa (tàu 67), Lưu Quang Phú (tàu 142), Vũ Văn Đức (tàu Nhật Lệ 604) và Triệu Xuân Hoãn (tàu 609). Trong số họ, người "trẻ" nhất là ông Đức (58 tuổi) hiện đang công tác trong ngành bảo hiểm xã hội, còn lại đã nghỉ hưu hết, thậm chí ở tuổi "xưa nay hiếm". Thế nhưng, những ký ức về một thời hào hùng của lữ đoàn 125 đối với họ thì vẫn như mới diễn ra ngày hôm qua...
Năm 1971, Trường cấp III Hòn Gai nơi chàng thanh niên Vũ Văn Đức đang theo học có đợt khám tuyển quân cho đặc công nước của đoàn 126 Hải quân. Cán bộ, chiến sĩ về tận nơi tuyên truyền và kiểm tra sức khỏe. Đám trai tráng đất mỏ khi ấy thuộc nằm lòng những câu nói của Anh hùng Lê Mã Lương: "Nước còn giặc, còn đi đánh giặc. Chiến trường giục giã bước hành quân. Tuổi trẻ đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù". Chưa đầy 17 tuổi, ông Đức đã khao khát được một ngày ra mặt trận, hòa mình vào khí thế chung của cả đất nước. "Nhưng không hiểu tại sao ngày xưa tôi không phải đi bộ đội. Thế là tôi cùng với 3 học sinh khác đã xuống tàu khách trốn ra đảo Cát Hải (Hải Phòng). Lúc ấy đơn vị hải quân tại đó đang thiếu người nên chúng tôi được nhận", ông Vũ Văn Đức nhớ lại cơ duyên trở thành lính "tàu không số".
![]() Cựu chiến binh "tàu không số" Vũ Văn Đức (ngoài cùng bên phải) và đồng đội tàu không số qua các thời kỳ chụp ảnh lưu niệm trong ngày kỷ niệm chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam, 5/8/1964.
Ảnh: Việt Nguyễn |
Tháng 10/1972, sau 3 tháng huấn luyện "đặc công khô", đúng vào thời điểm Mỹ chuẩn bị ký hiệp định Paris với ta, ông Đức và nhiều đồng đội khác được điều về đoàn 125 (tức đoàn "tàu không số"). Nhưng Hiệp định Paris đã lùi đến đầu năm 1973, nên một tháng sau "tân binh" Vũ Văn Đức được đưa sang căn cứ A2 của đoàn 125 và biên chế xuống tàu Nhật Lệ 604. Tháng 12/1972, ông Đức cùng các chiến sĩ của tàu 604 bắt đầu chuyến đi đầu tiên đến cảng Trạm Giang (Trung Quốc) thực hiện nhiệm vụ. Vào thời kỳ không quân Mỹ đang oanh tạc dữ dội miền Bắc, chuyến đi quan trọng này của ông Đức bị thiệt hại nặng nhất dù đã về đất liền.
Dù đã ở tuổi 69 nhưng giọng nói của cựu lính "tàu không số" Vũ Đăng Khoa vẫn sang sảng, ào ào như gió biển. Ban đầu ông bảo đang bị ốm, nói nhiều hay mệt, vậy mà càng kể càng háo hức, say mê, ngỡ không dừng lại được. Ông và ông Lưu Quang Phú thuộc "thế hệ thứ hai" của lính tàu không số, nghĩa là đi biển trong giai đoạn khốc liệt nhất (từ 1964 đến 1972). Trước 1964, các chiến sĩ làm nhiệm vụ vận tải đặc biệt này chủ yếu là người miền Nam. Giai đoạn từ 1973 trở đi, sau khi có Hiệp định Paris, hoạt động của tàu không số bớt nguy hiểm hơn, đồng thời cũng hiệu quả hơn, đóng vai trò quan trọng cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn đều có những nhiệm vụ, khó khăn riêng. Với những người lính như ông Khoa, ông Phú, đã xuống tàu là xác định sẵn sàng chết vì tổ quốc.
Ông Khoa nhập ngũ ngày 29/2/1964 trong một đợt tuyển quân của đoàn 125. Khi đó, trên phạm vi cả nước, chỉ lựa chọn ra 35 người. Quảng Ninh có 2 chiến sĩ là Vũ Đăng Khoa và Nguyễn Tài Lộc. Ông Khoa được điều ra K35 Đồ Sơn huấn luyện xạ kích tân binh của đoàn 125 để bổ sung xuống tàu. Lăn lộn trên thao trường suốt 3 tháng, ông Khoa được phân công xuống tàu 100 tấn mang mật danh 67. Gọi là "tàu không số" chứ thực tế tất cả các tàu đều có phiên hiệu cụ thể, thậm chí mang... nhiều số để ngụy trang mỗi lần qua các vùng hải phận khác nhau.
Khuôn mặt người cựu chiến binh sắp ở tuổi thất thập rạng rỡ lạ kỳ khi thuật lại cảm xúc đầu tiên khi đặt chân xuống con tàu vận tải đặc biệt của Hải quân Nhân dân Việt Nam. "Tôi được phát một chiếc chăn chiên, 2 bộ quần áo bà ba, 1 bình tông, 1 áo len, áo mưa, mũ lính ngụy và võng... Lúc ấy mới nhập ngũ, nhìn đống quân trang tươm tất liền nghĩ trong bụng, phát thế này thì sướng quá nhỉ!...", ông Khoa vui vẻ kể.
Trong 4 cựu chiến binh, tôi ấn tượng đặc biệt với vẻ... trẻ trung của ông Lưu Quang Phú. Kinh qua bao chiến trận và mưu sinh thường nhật, mái tóc của người đàn ông 72 tuổi vẫn đen nhánh, nước da sạm đen khỏe mạnh không một nếp nhăn. Tôi cứ ngỡ ông mới gần 50 tuổi. Cựu lính "tàu không số" cho biết, tháng 2/1965, khi đang huấn luyện tại lữ đoàn 70 (Tiên Yên, Quảng Ninh), ông được Bộ Tư lệnh Hải quân chọn lựa vào đoàn 125. Dĩ nhiên, ban đầu ông chỉ được thông báo là để "đi B" chứ không hề biết là mình sẽ vinh dự góp mặt vào đoàn tàu oai hùng trên biển Đông. "Xác định nhiệm vụ là phục vụ tổ quốc, dù làm anh nuôi, đi chiến đấu hay làm bất kỳ việc gì cấp trên giao phó thì người lính cũng sẵn sàng tiếp nhận và hoàn thành", ông Phú nhớ lại.
Đến tháng 6/1965, Lưu Quang Phú chính thức được biên chế xuống tàu 142, đi chuyến đầu tiên. Tuy nhiên, đây là thời kỳ tàu địch đang phong tỏa gắt gao tại một số vị trí trọng yếu trên biển Đông. Sau 18 ngày vượt sóng dữ và ánh mắt dòm ngó của phi công địch, ông Phú và các đồng đội đến khu vực cảng Sihanouk (Campuchia) thì nhận lệnh phải quay về do tình hình quá nguy hiểm. Xin nói thêm, các chiến sĩ ở thời kỳ của ông Vũ Đăng Khoa và Lưu Quang Phú trong thời gian đi "tàu không số" thường chỉ thực hiện được 1-2 chuyến đi thành công vào sâu trong chiến trường miền Nam, còn lại chủ yếu đến vùng Quảng Trị.
"Tàu không số đi trên đường biển do ngụy trang, bảo mật tốt nên ít khi bị địch phát hiện. Nhưng nếu lộ, khả năng sống sót gần như bằng không. Phương châm mà mỗi chiến sĩ quán triệt từ khi mới xuống tàu là quyết không để hàng và người rơi vào tay địch. Chúng tôi nhớ như in lời dạy của đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí Trung ương trong một lần xuống thăm anh em ở K35 Đồ Sơn rằng "Các đồng chí đang chở hàng của Đảng và Bác Hồ gửi tặng đồng bào miền Nam, hãy làm sao hoàn thành thật tốt nhiệm vụ". Nhiều đêm có chiến sĩ trằn trọc không ngủ được, Chính trị viên lại đến hỏi han động viên xem có lo lắng gì không. Từ đó mà chúng tôi vượt qua tất cả", ông Phú tâm sự.
Cũng như mọi con tàu "không số" khác, tàu 142 được gắn bộc phá ở cả hầm hàng 1, hầm hàng 2, khoang máy, khoang neo. Rơ-le kích nổ do máy trưởng phụ trách. Nếu địch phát hiện tàu sẽ tìm mọi cách đánh trả, khi cần thiết sẽ quay ngang để đâm thẳng vào tàu địch rồi cho nổ bộc phá, quyết không để bị địch bắt sống và thu giữ phương tiện, khí tài. (còn nữa...)

1 người tử vong khi dỡ nhà ở TPHCM, cảnh sát phong tỏa hiện trường
Thời sự - 11 phút trướcTrong lúc tháo dỡ, bức tượng của ngồi nhà cũ ở TPHCM bất ngờ sập xuống, vùi lấp một người đàn ông khiến nạn nhân tử vong.

Xe ô tô cháy trơ khung khi đang đỗ trong ngõ ở Hà Nội
Đời sống - 37 phút trướcGĐXH - Sáng 20/4, chiếc xe ô tô con trong lúc dừng đỗ trong ngõ ở quận Đống Đa, TP Hà Nội thì bất ngờ bốc cháy dữ dội.

Thót tim cảnh người đi xe máy gặp tai nạn nghiêm trọng do trái bóng bé trai vô tình làm rơi
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Bé trai trong lúc chơi bóng trên vỉa hè đã vô tình làm lăn bóng xuống đường khiến người đi xe máy cán trúng, gặp tai nạn nghiêm trọng.

3 trường hợp này sẽ bị tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là những trường hợp sẽ bị tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh 2/9 tại Quảng trường Ba Đình
Thời sự - 2 giờ trướcPhó Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Một công an xã bị thương khi bắt đối tượng tàng trữ ma túy
Pháp luật - 3 giờ trướcRạng sáng ngày 19/4, trong quá trình truy bắt đối tượng có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn, lực lượng Công an xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) đã bị đối tượng chống trả quyết liệt, khiến một cán bộ công an xã bị thương.

Vụ phát hiện thi thể nam thanh niên trên đường mòn tại Khánh Hòa: Hiện trường có gì?
Thời sự - 5 giờ trướcNgười dân phát hiện nam thanh niên nằm bất động trên đường mòn gần quốc lộ 1. Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng xác định nam thanh niên đã tử vong từ trước đó.

Nhìn số cuối ngày sinh Âm lịch, biết ngay tương lai phú quý hay bần hàn
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Theo tử vi, ngày sinh có mối quan hệ nhất định đến số mệnh của con người đó. Qua số cuối của ngày sinh Âm lịch, người ta có thể biết phần nào về tài lộc trong vận trình của mình.

Bạn thân của liệt sỹ Nguyễn Đăng Khải: 'Phong bì mừng cưới thành phúng viếng tiễn biệt'
Đời sống - 6 giờ trướcAnh Hoàng Văn Nhật chia sẻ: “Trong nhóm chỉ còn vài người chưa lập gia đình nên khi Khải tâm sự cuối năm sẽ làm đám cưới, ai cũng mừng. Ai ngờ, phong bì cưới chưa kịp trao, bây giờ đã thành phúng viếng tiễn biệt”.

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời TP Hồ Chí Minh
Thời sự - 8 giờ trướcTối 19/4, bầu trời TP Hồ Chí Minh rực sáng bởi màn bắn pháo hoa tầm cao tại công viên bờ sông Sài Gòn.

Các loại giấy tờ sử dụng đất bắt buộc phải có khi làm sổ đỏ 2025
Đời sốngGĐXH - Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất". Khi muốn làm sổ đỏ người dân cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ gì?