Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những "đại kỵ" cần tránh khi ăn lẩu, người Việt cần biết để tránh rước họa vào thân

Thứ bảy, 07:30 28/01/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Nó không tự gây ra bệnh mà là do cách ăn, cách sử dụng các nguyên liệu của người dùng mới tạo ra bệnh

Ăn Tết xong, nếu có dấu hiệu này chứng tỏ gan đang 'kêu cứu', hãy tránh xa 5 thói quen hủy hoại gan của bạnĂn Tết xong, nếu có dấu hiệu này chứng tỏ gan đang "kêu cứu", hãy tránh xa 5 thói quen hủy hoại gan của bạn

GĐXH - Có rất nhiều biểu hiện chứng tỏ gan của bạn không ổn, trong đó luôn cảm thấy mệt mỏi là một trong những dấu hiệu cần chú ý nhất để bảo vệ gan.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, lẩu chỉ là món ăn bình thường như mọi món ăn khác. Nó không tự gây ra bệnh mà là do cách ăn, cách sử dụng các nguyên liệu của người dùng mới tạo ra bệnh.

Những "đại kỵ" cần tránh khi ăn lẩu, người Việt cần biết để tránh rước họa vào thân - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thực tế, món lẩu giống như một món canh hỗn hợp được đun sôi, lẩu chỉ an toàn khi mọi nguyên liệu được lựa chọn cẩn thận và đảm bảo khi được nấu chín. Tuy nhiên, hiện nay nhiều hàng quán thay vì sử dụng nước hầm xương đã thay thế bằng gói gia vị hay sử dụng chất tạo ngọt có chất bảo quản. Thậm chí nhiều gia đình cũng dựa vào gói lẩu có sẵn bởi sự tiện lợi, gia vị đầy đủ.

Hơn nữa, lẩu thường có vị cay nóng, sử dụng nhiều gia vị, nhiều loại thịt, đôi khi chỉ nhúng qua đồ ăn là đã vội gắp ra ăn nóng. Không những thế, việc chọn rau xanh cũng được nhiều người tùy hứng, chọn theo khẩu vị mà không biết có những loại rau không nên phối hợp với nhau trong cùng một nồi, vì nó có thể sản sinh ra các chất độc gây nguy hiểm cho sức khỏe.

3 loại lẩu và rau phổ biến dưới đây được khuyến cáo không ăn cùng nhau:

Lẩu gà kỵ rau kinh giới

Những "đại kỵ" cần tránh khi ăn lẩu, người Việt cần biết để tránh rước họa vào thân - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Gà được khuyến cáo không nên ăn cùng rau kinh giới vì theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới lại có vị cay tính ấm phá kết khí. Kết hợp hai thứ này sẽ gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não. Vì vậy, nếu ăn lẩu gà thì nên tránh xa rau kinh giới.

Lẩu gà hợp nhất là rau ngải cứu, cải xanh, rau đắng, rau muống, bắp chuối…

Lẩu hải sản kỵ cà chua

Những "đại kỵ" cần tránh khi ăn lẩu, người Việt cần biết để tránh rước họa vào thân - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Lẩu hải sản có đặc tính là tanh, rất hợp với các loại rau như rau muống, rau cần, cải ngồng, hành tươi, các loại rau thơm, dứa… nhưng được khuyên không nên kết hợp với cà chua bởi vì khi kết hợp với loại rau quả giàu vitamin C như cà chua thì asen pentavenlent có trong hải sản sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), ăn vào có thể gây ngộ độc cho cơ thể.

Lẩu riêu cua bắp bò kỵ rau mồng tơi

Những "đại kỵ" cần tránh khi ăn lẩu, người Việt cần biết để tránh rước họa vào thân - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Lẩu riêu cua bắp bò không thể thiếu rau cải thảo, rau cải xanh, khế chua và một số loại nấm... nhưng được khuyên không nên kết hợp với rau mồng tơi vì sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn.

Ngoài ra, lẩu riêu cua bắp bò cũng được khuyên không kết hợp với cần tây, khoai lang và khoai tây. Vì cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.

7 sai lầm phổ biến cần tránh khi ăn lẩu

Không ăn quá nóng

Khi ăn lẩu rất dễ khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị bỏng. Nguyên nhân là do khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày của con người rất "mỏng manh". Thông thường chúng chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 50 – 60 độ C.

Nếu thực phẩm quá nóng sẽ gây tổn thương tới niêm mạc đường tiêu hóa dẫn tới viêm thực quản. Vì vậy, khi gắp thực phẩm đang được nấu sôi từ trong nồi ra tuyệt đối không được ăn ngay. Tốt nhất nên để ra bát chờ cho nguội bớt rồi mới ăn.

Không ăn thịt trước

Thông thường thực phẩm chính trong các món lẩu là các loại thịt. Nhưng xét từ góc độ sức khỏe nếu có khoai tây, khoai lang hoặc rau thì ăn trước, sau đó mới ăn đến thịt. Lý do là trong khoai tây và khoai lang có chứa lượng lớn tinh bột có thể hình thành lớp bảo vệ trong dạ dày giúp tránh những thành phần gây kích thích như cay nóng trong lẩu gây tổn hại tới dạ dày.

Mặt khác trong khoai tây và khoai lang còn chứa rất nhiều chất xơ có thể giúp cơ thể giảm hấp thụ các chất béo và cholesterol.

Những "đại kỵ" cần tránh khi ăn lẩu, người Việt cần biết để tránh rước họa vào thân - Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Không kéo dài thời gian ăn

Thường thì có thời gian bạn mới chọn ăn lẩu. Có những mâm lẩu thời gian ăn kéo dài đến vài tiếng. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người ăn.

Thời gian ăn kéo dài sẽ khiến dịch tiêu hóa như dịch dạ dày, dịch mật, dịch tụy phải tiết ra liên tục khiến các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý dẫn đến chức năng dạ dày bị xáo trộn gây ra đau bụng, tiêu chảy. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến các bệnh như viêm túi mật, viêm tuyến tụy.

Không dùng đũa chung để gắp thức ăn sống, chín

Nếu bạn chỉ dùng một đôi đũa để gắp thức ăn sống cho vào nồi lẩu, rồi dùng đôi đũa ấy để gắp thức ăn chín cho vào miệng. Việc này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn trong thức ăn sống xâm nhập vào khoang miệng của bạn. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị hai đôi đũa để dùng gắp thức ăn sống và chín riêng khi ăn.

Không nên ăn đồ nhúng còn tái, đỏ

Nhiều người sẽ thích vị tươi mềm, nên khi thả thịt sống vào nồi đã nhanh chóng gắp ra ăn ngay dù chỉ tái bên ngoài mà chưa xem kỹ bên trong đã chín hay chưa. Khi bạn ăn thịt nhúng còn tái, đỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng xâm nhập vào đường tiêu hóa của bạn. Do đó, bạn cần đợi thịt chín kỹ hoàn toàn rồi mới ăn. Trước đó bạn hãy đợi nước lẩu sôi cao rồi mới để thức ăn vào nồi lẩu, để đảm bảo thức ăn của bạn được làm nóng và chín kỹ.

Không ăn lẩu và uống đồ lạnh cùng lúc

Nếu bạn ăn lẩu chua cay thường dễ toát mồ hôi khi ăn, nhiều người thường uống nước đá lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người. Tuy nhiên, bạn có biết cách ăn này sẽ dễ gây hại cho đường ruột và dạ dày của ta. Bởi khi bạn ăn lẩu và uống nước đá sẽ kích thích dạ dày co bóp, gây giảm tiết dịch tiêu hóa đồng thời sẽ làm giảm lượng men tiêu hóa. Từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa của bạn.

Cần thay nước lẩu nếu bạn ăn lâu

Khi nước lẩu nấu càng lâu, càng về cuối sẽ càng mặn. Nồi lẩu sôi đi, sôi lại sẽ khiến các hàm lượng vitamin và các chất có lợi trong thức ăn bị giảm đi. Thay vào đó là hàm lượng chất béo bão hòa, natri, purine và các thành phần khác gây hại cho cơ thể của bạn tăng cao. Chúng sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh gút (gout), tiểu đường hoặc một số bệnh khác cho ta.

Ăn thịt gà ngày Tết cần tránh những điều này nếu không muốn bị tăng cân mất kiểm soátĂn thịt gà ngày Tết cần tránh những điều này nếu không muốn bị tăng cân mất kiểm soát

GĐXH - Thịt gà là món không thể thiếu trong ngày Tết. Thế nhưng nếu ăn thịt gà hằng ngày sẽ đem lại nhiều rủi ro cho cơ thể, biểu hiện rõ nhất là khiến bạn tăng cân nhanh, mất kiểm soát

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông ở Phú Thọ tiểu ra máu, đi khám bất ngờ phát hiện mắc ung thư hiếm gặp

Người đàn ông ở Phú Thọ tiểu ra máu, đi khám bất ngờ phát hiện mắc ung thư hiếm gặp

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Đây là một bệnh lý ác tính hiếm gặp, muốn chẩn đoán cần có những bác sĩ chuyên khoa ở những bệnh viện chuyên biệt.

7 thực phẩm giúp bổ sung nước khi chuyển mùa

7 thực phẩm giúp bổ sung nước khi chuyển mùa

Sống khỏe - 1 giờ trước

Khi thời tiết chuyển sang mùa đông, việc duy trì nước cho cơ thể là rất quan trọng. Các thực phẩm như dưa chuột, dâu tây, cần tây… rất giàu nước và vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh. Sau đây là những thực phẩm chứa lượng nước dồi dào để duy trì hydrat hóa.

Người béo và người gầy, ai dễ mắc loãng xương hơn? Câu trả lời đơn giản nhưng ít ai ngờ tới

Người béo và người gầy, ai dễ mắc loãng xương hơn? Câu trả lời đơn giản nhưng ít ai ngờ tới

Sống khỏe - 4 giờ trước

Nhiều người thường mặc định người béo sẽ có sức khỏe yếu, dễ mắc mọi loại bệnh tật hơn người gầy. Nhưng điều này có đúng với bệnh loãng xương?

4 điểm chung khi ngủ của người tuổi thọ thấp

4 điểm chung khi ngủ của người tuổi thọ thấp

Sống khỏe - 7 giờ trước

Giấc ngủ liên quan mật thiết với sức khỏe, chất lượng giấc ngủ phần nào sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của bạn.

Bất ngờ với 2 loại tinh bột chứa chất "như thuốc giảm cân"

Bất ngờ với 2 loại tinh bột chứa chất "như thuốc giảm cân"

Sống khỏe - 7 giờ trước

Các nhà khoa học Mỹ và Áo đã tìm ra thứ có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm cân, giảm mỡ cực tốt trong 2 nguồn tinh bột quen thuộc.

Người đàn ông 51 tuổi đột quỵ trong đêm làm một việc sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 51 tuổi đột quỵ trong đêm làm một việc sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Trước khi viện cấp cứu vì lên cơn đột quỵ, người đàn ông này đã tắm nước nóng để thư giãn cơ thể vào khoảng 10 giờ tối.

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Mẹ và bé - 22 giờ trước

Sự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (4): Thương người bệnh mà ở lại, lỡ ra đi sẽ quay về

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (4): Thương người bệnh mà ở lại, lỡ ra đi sẽ quay về

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều ca phẫu thuật cho người bệnh ở BVĐK tỉnh Khánh Hòa, nhân viên y tế và phẫu thuật viên chỉ nhận được mức phụ cấp rất thấp.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 13 năm công tác, thu nhập của bác sĩ Thoa bao gồm cả lương và phụ cấp vào khoảng hơn 10 triệu đồng mỗi tháng.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (2): Đứng 12 tiếng ghép tạng 'được' 280.000 đồng; cả tháng trực 'thua' ship hàng 1 ngày

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (2): Đứng 12 tiếng ghép tạng 'được' 280.000 đồng; cả tháng trực 'thua' ship hàng 1 ngày

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - 13 năm qua, phụ cấp cho nhân viên y tế vẫn giữ nguyên nên mới dẫn đến những chuyện khó tin như ca ghép tạng kéo dài 8-12 tiếng, bác sĩ chỉ được 280.000 đồng.

Top