Khi đang dùng thuốc
Vì rượu bia có thể gây ra tác dụng phụ khi trộn với nhiều loại thuốc thông thường, tốt nhất là bạn nên tránh uống rượu bia khi đang dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Các loại thuốc an thần, như thuốc hỗ trợ ngủ, hoạt động bằng cách làm suy nhược hệ thần kinh trung ương. Điều này có nghĩa là các chức năng quan trọng như nhịp thở và nhịp tim sẽ chậm lại khi bạn dùng thuốc an thần. Đây là cách thuốc an thần giúp bạn cảm thấy thư thái hoặc buồn ngủ.
Rượu bia cũng là một chất gây suy nhược hệ thần kinh trung ương. Kết hợp thuốc an thần và rượu bia có thể làm tăng tác dụng của cả hai, khiến người bệnh cảm thấy cực kỳ buồn ngủ, mất phương hướng và bối rối. Trong một số trường hợp, tác động có thể đủ mạnh để gây co giật, khó thở, bất tỉnh và tử vong.
Uống rượu bia trước hoặc sau khi dùng các loại thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen hoặc acetaminophen cũng có thể nguy hiểm. Rượu bia có thể tương tác với ibuprofen để gây chảy máu dạ dày. Uống rượu bia trong khi dùng acetaminophen cũng có thể gây tổn thương gan khi uống với lượng lớn.
Khi muốn thụ thai
Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ uống ít nhất hai ly rượu mỗi ngày có nguy cơ vô sinh cao hơn.
Rượu bia có thể có tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của bạn ngay cả khi bạn không phải là người nghiện rượu nặng. Thực tế, khả năng sinh sản của cả nam và nữ đều có thể bị ảnh hưởng bởi rượu bia.
Theo Phòng khám Mayo (Mỹ), những người muốn có em bé nên tránh uống rượu ngay cả trước khi thụ thai. Lý do là vẫn chưa có thông tin về mức rượu an toàn đối với thai nhi. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ uống ít nhất hai ly rượu mỗi ngày có nguy cơ vô sinh cao hơn.
Với nam giới, uống rượu bia có liên quan đến việc giảm chất lượng tinh dịch và khả năng di chuyển của tinh trùng.
Khi đang trên máy bay
Bạn có thể bị hấp dẫn với đồ uống miễn phí trên một chuyến bay dài, nhưng uống rượu bia trên máy bay gây mất nước hơn là uống trên mặt đất.
Theo Phòng khám Cleveland (Mỹ), độ ẩm thấp và không khí lưu thông trong cabin máy bay có thể dẫn đến mất nước nhanh hơn trên đất liền. Rượu là một chất lợi tiểu, có nghĩa là nó làm tăng lượng chất lỏng mà cơ thể bạn thải ra ngoài.
Không khí khô trên máy bay cùng với việc thường xuyên đi vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến say rượu nặng hơn. Mất nước là một trong những lý do chính khiến rượu có thể khiến bạn cảm thấy cồn cào sau khi hết cơn say.
Khi lái xe (kể cả không cảm thấy say)
Uống rượu bia, cho dù lượng thế nào, cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Rượu bia ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn bằng cách làm chậm thời gian phản ứng, giảm kỹ năng phối hợp và sự tập trung, giảm thị lực và khả năng phán đoán. Tại Mỹ, nồng độ cồn trong máu (BAC) 0,08 được coi là không hợp pháp đối với những người trên 21 tuổi. Tuy nhiên, chỉ số BAC ở mức 0,02 đã có thể ngăn cản khả năng phán đoán, phối hợp và khả năng nhìn rõ của bạn. BAC 0,05 có thể làm giảm thêm mức độ tỉnh táo, tỷ lệ phản ứng và khả năng phản ứng với môi trường.
Uống rượu bia, cho dù lượng thế nào, cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi bạn bị trầm cảm
Những người gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm hoặc lo lắng nên tránh sử dụng rượu bia để ứng phó với triệu chứng, theo Đại học Tâm thần Hoàng gia (Anh).
Mặc dù rượu có thể giúp một người cảm thấy tốt hơn hoặc bớt lo lắng trong thời gian ngắn, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng rượu thường xuyên có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn tâm trạng theo thời gian.
Mối liên hệ giữa trầm cảm và rượu bia vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng các chuyên gia đồng ý rằng sử dụng rượu bia để điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần không phải ý tưởng hay và có thể dẫn đến lạm dụng rượu. Cách tốt nhất để giúp bản thân cảm thấy tốt hơn nếu bạn đang vật lộn với chứng trầm cảm hoặc lo lắng là tìm kiếm sự hướng dẫn của chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Nhóm người được khuyến cáo tuyệt đối không nên uống rượu bia:
Người bị mỡ máu cao
Tăng mỡ trong máu là một bệnh mạn tính rất phổ biến trong cuộc sống. Bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ nên chú ý nghiêm ngặt đến sự nhẹ nhàng của chế độ ăn và không nên uống rượu. Rượu kích thích các mạch máu, tăng tốc lưu thông máu và gây gánh nặng cho tim.
Hơn nữa, rượu cũng có thể đẩy nhanh bệnh mạch máu, dẫn đến các bệnh như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não và xuất huyết não. Do đó, bệnh nhân nên tránh uống rượu khi mỡ máu cao, để ngăn ngừa các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong đột ngột.
Người bị huyết áp cao
Người huyết áp cao nên kiêng bia rượu. Bởi chúng có thể làm tăng thêm huyết áp, dễ gây đột quỵ, đe dọa tính mạng và sức khỏe, gây ra những biến chứng đáng sợ.
Người bị viêm loét dạ dày
Như đã nói, bia lạnh có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày, chán ăn, trướng bụng, ợ hơi và trào ngược axit. Nếu bạn bị viêm ruột, đừng nên uống bia nếu không muốn tình trạng bệnh thêm nặng.
Người mắc bệnh gout
Bia rượu, đạm là hai tác nhân lớn khiến bạn dễ mắc bệnh gút. Do đó, nếu đã mắc phải căn "bệnh nhà giàu" này bạn tuyệt đối phải kiêng bia rượu.
Cố tính uống bia, rượu sẽ khiến bệnh nặng thêm lên, đau đớn vô cùng.
Người bị béo phì
Bia chứa rất nhiều calo, uống bia trong một thời gian dài có thể khiến cơ thể tích tụ mỡ và xuất hiện "bụng bia", dẫn đến béo phì. Kết hợp với tác dụng của món ăn, người béo phì không nên uống bia để tránh nguy hiểm cho sức khỏe, mắc các bệnh về huyết áp và tim mạch.
Người bị gan nhiễm mỡ
Tương tự như béo phì, người bị gan nhiễm mỡ uống bia rượu sẽ làm tăng áp lực lên gan. Uống bia sẽ làm tăng gan nhiễm mỡ, dễ dẫn đến xơ gan..., làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe gan. Do đó, những người mắc bệnh gan không nên uống bia.
Người bị tiểu đường
Nếu đã mắc bệnh tiểu đường, uống rượu sẽ giống như tự "rước họa vào thân". Khi cơ thể bệnh nhân tiểu đường tiếp nhận rượu, có thể gây ra sự biến động lượng đường trong máu. Rượu có thể gây kích thích các mạch máu, trong trường hợp lượng đường tăng cao đột ngột sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng ăn thực phẩm nhiều đường và thực phẩm chứa cồn để tránh những thiệt hại về thể chất và nguy cơ rút ngắn tuổi thọ của chính bản thân mình.
Bệnh tim mạch
Khi mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, đặc biệt là bệnh tim mạch vành, bạn không nên uống rượu nữa. Bệnh tim mạch vành là một bệnh tim tương đối nghiêm trọng, các triệu chứng rõ ràng của bệnh nhân thường là đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim và khó thở. Do đó, cần phải kịp thời cải thiện tình trạng hẹp và tắc nghẽn động mạch vành thông qua chế độ điều trị hợp lý và ngăn ngừa bệnh gia tăng.
Nếu có uống rượu vào thời điểm này, các chất cồn sẽ gây kích thích tim và làm tim đập nhanh hơn, điều này làm tình trạng tệ hơn hoặc thậm chí có thể cướp đi mạng sống người bệnh. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành cần hết sức chú ý đến tính hợp lý của chế độ ăn uống và giảm lượng rượu uống vào.
Theo Tiền phong