Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều cần biết về xét nghiệm ADN​

Thứ năm, 16:22 24/09/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Việc xét nghiệm ADN chính xác như thế nào? Khi nào thì giám định ADN cho trẻ nhỏ? Địa chỉ giám định AND tin cậy?….là những câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm.

Ngày nay việc xét nghiệm ADN hay DNA ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết. Dưới đây là một số kiến thức cần biết về xét nghiệm ADN.

ADN, gen là gì?

ADN là chữ viết tắt của Axit DeoxyriboNucleic. ADN tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào, trên các nhiễm sắc thể, lưu trữ thông tin di truyền của sinh vật.

Xét nghiệm ADN hay xét nghiệm DNA là phép xét nghiệm dùng ADN có trong các tế bào của cơ thể để xác định quan hệ huyết thống. Xét nghiệm ADN cho phép chúng ta kiểm tra được mối quan hệ huyết thống một cách chính xác nhất hiện nay.

Một đoạn ADN mang thông tin di truyền còn được gọi là gen. Theo di truyền học, ADN của một cơ thể thừa hưởng một nửa từ bố và một nửa từ mẹ, đó là đặc điểm riêng biệt của từng cá thể.

Xét nghiệm ADN chính xác tới mức nào?

Xét nghiệm huyết thống bằng ADN là cách xét nghiệm chính xác nhất hiện nay. Nếu các mẫu ADN của mẹ, con và bố nghi vấn khớp với nhau trong từng gen thì độ chính xác có quan hệ huyết thống đạt tới 99.999% hoặc cao hơn. Điều đó có nghĩa là trên thực tế người đàn ông được xét nghiệm ở đây chính là bố của người con.

Nếu hai mẫu ADN của người con và bố nghi vấn không khớp với nhau từ hai gen trở lên, thì người đàn ông này phải loại trừ 100% và khả năng để là cha của đứa trẻ là 0%. Tức là: Nếu giữa 2 mẫu so sánh có sự khác biệt thì tuyệt đối 2 mẫu này không có quan hệ huyết thống. Kết quả như vậy là hoàn toàn chắc chắn.

Nếu hai người đàn ông nghi vấn là hai anh em sinh đôi cùng trứng (có bộ gen hoàn toàn giống nhau) thì kết quả xét nghiệm DNA không thể xác định ai là người cung cấp tinh trùng cho đứa trẻ.

xét nghiệm ADN

Ảnh minh họa

Giới hạn về tuổi cho người tham gia xét nghiệm

Vì hệ gen của từng người được thiết lập ngay tại thời điểm thụ thai và thường không thay đổi, nên xét nghiệm huyết thống được tiến hành ở bất kỳ độ tuổi nào, thậm chí trên mẫu vật lấy từ trẻ chưa sinh (nước ối có chứa các tế bào của thai nhi).

Có thể giám định huyết thống ở thai nhi từ 14 đến 20 tuần (khi lấy được 3 - 4 ml nước ối). Trong nước ối có chứa nhiều tế bào của thai nhi, tuy nhiên việc lấy nước ối được thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa sản sau đó chuyển sang cơ quan giám định.

Giám định huyết thống của thai nhi trong các trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục dẫn đến mang thai để xác định ai là cha đứa trẻ, trong các trường hợp nghi ngờ không phải là con của mình…

Thực hiện giám định ADN ở trẻ bằng các phương pháp: lấy một lượng mẫu máu rất nhỏ (1/4 giọt máu), một tăm bông chứa các tế bào trong miệng, một mẩu nhỏ cuống rốn đã rụng..

Người mẹ có cần tham gia vào xét nghiệm hay không?

Giám định ADN để xác định huyết thống có thể thực hiện không cần mẹ. Nếu như các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau thì khả năng người đàn ông là bố của đứa bé bị loại trừ 100%.

Nếu ADN của hai mẫu giám định khớp với nhau hoàn toàn thì khả năng người đàn ông đó là bố đạt tới 99,999% hoặc cao hơn.

Trong trường hợp các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau từ 1 đến 2 gen thì việc yêu cầu phân tích thêm mẫu của người mẹ là cần thiết.

Cần dùng những loại mẫu nào để giám định ADN?

Xét nghiệm huyết thống cần một trong những loại mẫu sau:

1. Mẫu máu tươi hoặc máu khô

2. Mẫu tóc (có chân)

3. Mẫu tế bào niêm mạc miệng

4. Mẫu móng tay (chân)

5. Mẫu cuống rốn

6. Mẫu tinh trùng

7. Mẫu mô

8. Mẫu xương, răng, vv …

Các xét nghiệm sẽ có cùng độ chính xác như nhau, vì tất cả các tế bào trong cùng một cơ thể đều có cùng một loại ADN.

Xác định hài cốt bằng giám định ADN thì cần lấy những mẫu gì?

Muốn xác định hài cốt bằng giám định ADN cần phải thu được mẫu xương (hoặc răng) của hài cốt nghi ngờ.

Bên cạnh đó lấy mẫu: máu, chân tóc hoặc móng tay của người thân họ hàng bên ngoại (bà ngoại, mẹ đẻ, anh chị em ruột của mẹ, anh chị em ruột của liệt sĩ, anh chị em con bá con dì …) để so sánh.

Nếu hai người cha giả định có quan hệ huyết thống với nhau thì có xác định được ai là người cha thực sự của đứa bé không?

Hoàn toàn được. Dữ liệu ADN của mỗi người là duy nhất, không giống nhau giữa các cá thể riêng biệt (trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng), tuy nhiên, nếu hai người cha giả định có quan hệ huyết thống như anh em ruột hoặc cha và con trai thì họ có thể chia sẻ rất nhiều các chỉ thị ADN (locus) được sử dụng trong xét nghiệm ADN quan hệ cha con.

Điều này có nghĩa rằng nếu không có kinh nghiệm chuyên sâu và quy trình xét nghiệm cũng như xét duyệt kết quả thích hợp thì sẽ kết luận sai (cả hai người cha giả định đều là cha đẻ của đứa trẻ). Xét nghiệm ADN là đủ mạnh để xác định quan hệ cha con trong một trường hợp quan hệ cận huyết, nhưng phòng thí nghiệm phải được biết tình hình trước khi bắt đầu quá trình thử nghiệm.

Xét nghiệm xác định quan hệ huyết thống cha con có thể tiến hành khi người cha giả định đã chết hoặc mất tích không?

Trong trường hợp người cha giả định đã chết hoặc mất tích thì bạn có thể lựa chọn một trong các cách giải quyết sau:

- Trước tiên bạn cần xem xét có thể thu được mẫu từ người mất tích hoặc đã chết hay không? Chẳng hạn như mẫu máu hoặc mẫu mô đã được lưu trữ (đây là loại mẫu thường có thể thu được từ văn phòng giám định y tế). Nếu ADN có thể tìm thấy trong mẫu thì chúng ta có thể tiến hành xét nghiệm xác định quan hệ huyết thống cha con.

- Đối với trường hợp không thu thập được mẫu người cha giả định thì xét nghiệm ông bà nội với cháu.

- Nếu một trong hai hoặc cả hai ông bà nội không thể có mặt trong xét nghiệm thì kiểm tra xét nghiệm mối quan hệ gia đình khác.

Khi nào có kết quả xét nghiệm ADN?

Thủ tục xin giám định ADN rất đơn giản. Thời gian trung bình có kết quả là từ 2-3 ngày, không kể ngày nghỉ, thứ 7, Chủ Nhật. Trong một số trường hợp đặc biệt là 24 giờ.

Địa chỉ giám định ADN

Bạn có thể tham khảo địa chỉ giám định AND sau:

Tại Hà Nội: khoa Y Sinh học, Viện Pháp y Quốc gia, 41 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng- Hà Nội.

Tại TP. Hồ Chí Minh: Phân Viện Pháp y Quốc gia, số 159, Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, TP HCM.

Tại các tỉnh, thành phố: liên hệ với các Trung tâm Pháp y, Phòng Pháp y các tỉnh thành.

Minh Minh (Th)/Báo Gia đình và Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 34 phút trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Top