Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều “nằm lòng” để tránh ngộ độc nấm mùa xuân

Thứ tư, 15:00 15/02/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - “Mùa xuân với thời tiết ấm, ẩm rất thuận lợi cho các loại nấm phát triển và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm. Có đến khoảng 50% bệnh nhân cấp cứu do ngộ độc nấm tử vong, nhiều trường hợp cả gia đình cùng bị ngộ độc nấm phải nhập viện”, ThS. BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết.

Một trường hợp ngộ độc nấm điều trị tại Trung tâm (ảnh BSCC).
Một trường hợp ngộ độc nấm điều trị tại Trung tâm (ảnh BSCC).

Nhiều gia đình ngộ độc nấm

ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên cho biết, tiết trời xuân là lúc các loại nấm rừng phát triển mạnh và như mọi năm, sau Tết số người nhập viện vì ngộ độc nấm tăng cao. Mỗi năm cả nước có hàng trăm ca ngộ độc nấm, hàng chục ca tử vong. Các trường hợp ngộ độc đã chuyển về Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đều là những ca ngộ độc nặng.

Ngộ độc nấm rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong nhiều nhất so với các loại rau độc do nấm chứa các độc tố muscarin, phallatoxin, amatoxin… có tác dụng tiêu hủy hồng cầu, bạch cầu, tế bào thần kinh. Chỉ cần vài cây nấm độc trong món ăn cũng có thể gây độc, thậm chí làm chết nhiều người. Điều đáng nói, các ca ngộ độc thường là “chùm” cả gia đình với tỷ lệ 50% tử vong, xảy ra ở các tỉnh miền núi như: Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Thái Nguyên…

TS Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, chỉ riêng với tỉnh Cao Bằng, từ năm 2003 đến năm 2009, Trung tâm đã tiếp nhận 81 ca ngộ độc nấm, trong đó có 17 người tử vong. Đau lòng nhất là trường hợp một gia đình ở Cao Bằng gồm 9 người bị ngộ độc nấm sau bữa cơm mừng tân gia, duy nhất chỉ một người sống sót.

Một số vụ ngộ độc điển hình khác như ngày 22/4/2014, ở tỉnh Tây Ninh, một gia đình 13 người ngộ độc do ăn cháo nấu với nấm lạ và thịt phải nhập viện. Ngày 1/11/2014, ở xã biên giới Sin Xúi Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu xảy ra ngộ độc 19 người do cùng ăn cơm với canh nấu với nấm rừng. Năm 2015 tại Hà Giang xảy ra ngộ độc 20 người do cùng ăn cơm và canh nấu với nấm rừng… may được đưa đi cấp cứu kịp thời nên không có người tử vong. Các vụ ngộ độc lớn này như hồi chuông cảnh báo với nhiều người dân khi sử dụng các loại nấm hoang, nấm dại ở trong rừng.

“Giai đoạn tháng 4, tháng 5 hàng năm thường có nhiều người ngộ độc nấm nhập viện cấp cứu. Người dân hãy hết sức thận trọng với các loại nấm mọc dại trong rừng sau mỗi đợt mưa xuân vì rất dễ hái phải nấm độc. Nấm có rất nhiều chủng loại, nhiều loại có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon. Nhưng cũng không ít loài nấm độc gây chết người nếu ăn phải. Trong khi để phân biệt nấm lành hay nấm độc là điều rất khó”, TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo.

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, nhiều người hiện vẫn nghĩ rằng, nấm độc có màu sắc sặc sỡ là không đúng. Trung tâm đã từng cấp cứu nhiều người ăn loại nấm trắng rất ngọt, mềm nhưng lại là nấm cực độc. Người dân còn tuyên truyền sai lầm rằng, nấm bị côn trùng ăn, người cũng có thể ăn được. Đã có trường hợp vào rừng thấy những đám nấm đã bị kiến ăn dở, tưởng đó là nấm ăn được nên đem về chế biến. Ăn xong một nửa số người trong gia đình đó tử vong.

Để nhận diện nấm độc, có người cho động vật như gà, chó… ăn nấm trước, nếu sau 1-2 giờ không chết hoặc không bị ngộ độc thì kết luận là nấm không độc. Hay áp dụng cách dùng thìa, dây chuyền… bạc, nếu bạc đổi màu xám đen thì nấm độc. Các cách này đều không có giá trị. Thường các chất độc trong nấm phản ứng với cơ thể chậm và nhiều chất độc cũng không gây phản ứng với kim loại nên việc thử bằng các cách này dễ cho kết quả sai. Hậu quả là có thể ăn nhầm các loại nấm độc.

Các chuyên gia cho rằng, khi ăn phải nấm độc thường ít nhất sau khoảng 6h đồng hồ, bệnh nhân mới có những biểu hiện ngộ độc như nôn mửa, đi ngoài liên tục, đau bụng, chân tay co rút… Nhiều trường hợp sau 1-2 ngày điều trị, các biểu hiện nôn, đau bụng, tiêu chảy đỡ, người bệnh (thậm chí có thể cả cán bộ y tế) nghĩ là bệnh đã khỏi. Nhưng trên thực tế, tình trạng ngộ độc vẫn tiếp diễn âm thầm ở các cơ quan khác. Chất độc đã ngấm vào trong người khiến cho sau một thời gian, bệnh nhân sẽ bị các biểu hiện khác như da vàng, mắt vàng, mệt mỏi, ăn kém, tiểu ít dần, phù, chảy máu nhiều nơi, hôn mê và tử vong.

Xử trí ban đầu tránh biến chứng nặng

TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, ngộ độc nấm để càng lâu càng khó cứu. Thực tế, qua theo dõi các bệnh nhân ăn phải nấm độc đều tử vong nếu không được cấp cứu, 80% bệnh nhân tử vong nếu đến cấp cứu muộn. Điều đó cho thấy khâu sơ, cấp cứu các ca ngộ độc nói chung và ngộ độc nấm nói riêng ban đầu rất quan trọng.

Trong khi chờ vận chuyển cấp cứu, bằng mọi biện pháp phải loại nhanh chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn hoặc dùng thuốc giải độc có tác dụng làm giảm hoặc trung hòa chất độc (than hoạt tính). Cụ thể:

Gây nôn bằng cách móc họng hoặc dùng bàn chải đánh răng thọc sâu vào họng cho buồn nôn, nôn cho đến khi ra nước trong mới thôi. Nếu bệnh nhân tiêu chảy nhiều gây mất nước, phải bù nước bằng cách cho uống dung dịch oresol.

Uống than hoạt tính: Uống 30g than hoạt tính (2 thìa canh) với 1-2 cốc nước (có thể cho ít đường trắng cho dễ uống). Than hoạt tính sẽ hấp phụ chất độc, chuyển vào phân để tống ra ngoài. Nếu không có than hoạt tính thì mua viên carbogast hoặc carbophos 400mg/viên để uống. Nếu nạn nhân mê man bất tỉnh, cần đưa đi cấp cứu ngay tại cơ sở y tế gần nhất. Nếu người bệnh hôn mê, co giật phải cho nằm nghiêng. Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở thì hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu tại chỗ.

Lưu ý sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời. Mọi người đừng chủ quan nghĩ sau khi sơ cứu đã hết triệu chứng nôn, đau và tiêu chảy là hết ngộ độc. Cần nằm tại viện để theo dõi thêm vì có thể sau 3-4 ngày, các biểu hiện suy gan thận mới bộc lộ…

“Để tránh bị ngộ độc nấm, khi có nhu cầu ăn nấm, người dân nên tìm mua các loại nấm được trồng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh việc tùy tiện vào rừng hái nấm để nấu ăn. Với một số nấm thường mà ta sử dụng làm thực phẩm cũng có thể trở thành nấm độc khi bị mốc hay làm dập, nát… nên khi bảo quản, chế biến mọi người cũng cần chú ý”.

TS Nguyễn Tiến Dũng

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 10 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 10 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 11 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Top