Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những “kỳ nhân Việt” ở xứ Bạch dương

Thứ hai, 16:30 08/02/2016 | Giải trí

GiadinhNet - Sau sự kiện Liên Xô tan rã, bên cạnh những người Việt phải đứt gánh giữa đường, vẫn còn rất nhiều những gương mặt trụ lại được qua sóng gió và làm nên bản sắc văn hóa Việt rực rõ ở xứ Bạch dương.

Người giữ lửa văn hóa Việt tại Nga

Nhắc đến Nguyễn Huy Hoàng ở Matxcova thì không ai không biết đó là một người điềm đạm, chân thành, hết lòng vì bạn bè và là “Ông đồ xứ Nghệ có một bồ chữ”, không bao giờ vắng mặt trong các đêm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Anh sinh ra trong một gia tộc có truyền thống khoa cử, văn chương tại Can Lộc, Hà Tĩnh. Gia tộc anh có tới năm nhà chính trị, quân sự, nhà thơ nổi tiếng lịch sử Việt Nam là: Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ, Nguyễn Huy Quỳnh, Nguyễn Huy Vịnh.

Người Nga thường nói TS. Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng là “người giữ lửa văn hóa Việt trên xứ sở Bạch dương”. Đó những ấn tượng sâu sắc với tác phẩm “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” được dịch sang tiếng Nga do anh chủ biên. Đó là “Truyện Kiều” dịch sang tiếng Nga, do anh là chủ biên dịch thuật và hiệu đính. Hiện nay anh là hội viên duy nhất của Hội nhà văn Việt Nam còn lại ở Nga.

Sau gần 14 năm giảng dạy văn học Nga, Nguyễn Huy Hoàng đi làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học tổng hợp Lomonoxov. Con đường công danh đang rộng mở khi bảo vệ xong luận án nhưng tai họa ập xuống, đứa con gái xinh xắn mà vợ chồng anh rất mực yêu thương mất tích ở nước Nga. Với Nguyễn Huy Hoàng đó là “cú sốc đời người” và anh đã vứt bỏ mọi tương lai hứa hẹn đang chờ sẵn để ở lại Nga tìm con. Những năm lăn lộn tìm con khắp nơi với mái tóc bạc và trái tim ứa máu, anh đã cho ra đời 9 tập thơ, hai tập truyện ngắn, hai tập sách nghiên cứu và hàng trăm bài báo.

Thơ anh ghi lại nỗi nhớ thương vô hạn dành cho con gái, về những số phận bất hạnh của những người nghèo khó, là tiếng lòng của người Việt xa xứ… Suốt hơn hai chục năm tham gia vào các hoạt động cộng đồng, anh là người đầu tiên tổ chức Ngày nhà giáo Việt Nam tại Nga, cùng với lãnh đạo Công ty Bến Thành, khởi đầu các cuộc gặp mặt cựu chiến binh Nga từng công tác tại Việt Nam, tổ chức các hoạt động giúp đỡ đồng bào trong nước bị thiên tai. Đặc biệt anh là người xin phép được thành lập một góc Bảo tàng Việt Nam tại quận Đông Bắc Matxcova.

Một trong 55 người được LHQ tặng huân chương cao quý

GS. VS Ngô Xuân Bính (phải) và tác giả. Ảnh: K.T
GS. VS Ngô Xuân Bính (phải) và tác giả. Ảnh: K.T

Nhắc đến Giáo sư, Viện sĩ Ngô Xuân Bính người ta không biết gọi và xếp thứ tự các biệt tài của anh như thế nào cho đúng.  Anh là võ sư sáng lập môn phái Nhất Nam, mở mang võ thuật Việt ở nước Nga và châu Âu. Anh cũng là người chữa bệnh cho nhiều quan chức cao cấp của Nga và Lào. Anh là người nhận kỷ lục vì bộ sách châm cứu và kỷ lục về tập thơ dài nhất Việt Nam. Anh còn là họa sĩ tài danh - Viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga.

Ngô Xuân Bính sinh năm 1957 tại TP Vinh - Nghệ An trong một gia đình có truyền thống võ học. Ngay từ nhỏ, anh được các trưởng bối trong hai dòng họ Ngô và Trần truyền dạy võ công và y học phương Đông. Trong thời gian học đại học và làm giảng viên Trường đại học sư phạm nhạc họa, anh đã sáng lập môn võ Nhất Nam và hoàn thành bộ sách 2 tập “Nhất Nam căn bản” với các nét vẽ chuyên nghiệp, các thế võ biến hóa ảo diệu. Bộ sách này của anh đã đạt giải “Sách thể thao giá trị nhất và hay nhất”  tại triển lãm sách Thể dục Thể thao quốc tế được tổ chức tại Ba Lan.

Năm 1990, Ngô Xuân Bính sang Nga làm chuyên viên võ thuật và y tế tại các nước thuộc Liên Xô cũ. Các trung tâm chữa bệnh và võ đường Nhất Nam có mặt ở hầu hết các thành phố lớn của nước Nga và một số nước thuộc Liên Xô cũ. Do những đóng góp lớn lao cho nền y học thế giới, ngày 24/1/2010, Hiệp hội y học dân gian Nga đã phong tặng anh học hàm “Giáo sư chuyên môn”, Liên Hợp quốc trao tặng anh huân chương cao quý “Nicolai Peregov” mà cả thế giới chỉ có 55 người được tặng.

Không chỉ giành danh hiệu cao quý ở y tế và võ thuật, Ngô Xuân Bính còn đạt giải ARTIADA - giải xuất sắc của triển lãm nghệ thuật tại Liên hoan nghệ thật tổng hợp quốc tế lần thứ 7 tại Matxcova với các bức tranh sơn dầu xuất sắc của mình.

Ngày 24/1/2015, đêm thơ nhạc “Ân khúc giao hòa” được tổ chức hoành tráng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Các ca sĩ hàng đầu như Trọng Tấn, Tùng Dương, Anh Thơ… đã biểu diễn những tác phẩm âm nhạc được 10 nhạc sĩ gạo cội phổ nhạc trên lời thơ của Ngô Xuân Bính.

“Sứ giả” nhạc Việt tại Nga

Nhạc sĩ Phạm Hồng Hà. Ảnh: KT
Nhạc sĩ Phạm Hồng Hà. Ảnh: KT

Đến bây giờ cộng đồng người Việt và bạn bè Nga tại Matxcova vẫn còn ấn tượng với những giai điệu thánh thót, mượt mà của bản nhạc “Người Hà Nội” được nhạc sĩ Phạm Hồng Hà độc tấu bằng ghi ta cho nghệ sĩ Thanh Hằng và nhóm múa biểu diễn trong chương trình “40 năm chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” do Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga và Hội người Việt tại Nga tổ chức. Sau chương trình đó, nhiều người Việt và Nga đã tham gia các lớp học ghi ta do anh giảng dạy.

Vốn là một cán bộ khoa học, năm 1989 anh sang Nga làm nghiên cứu sinh tại Viện hạt nhân Đupna và với năng khiếu âm nhạc, anh tiếp tục theo học tại trường âm nhạc mang tên Xkriabina.

Tham gia hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc nhiều năm, hiện nay anh là Phó Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga. Với mong muốn quảng bá âm nhạc nước nhà trên đất bạn, anh mở nhiều lớp dạy nhạc, ghi ta cho cộng đồng người Việt và những người Nga yêu âm nhạc. Đến Câu lạc bộ ghi ta của anh có thể thấy đầy đủ các khuôn mặt già trẻ, gái trai với các màu da khác nhau. Phạm Hồng Hà mang đến cho họ hồn dân tộc Việt với giai điệu dân ca Việt Nam và những bản nhạc thế giới hiện đại.

Anh cũng là tác giả hai tập bài hát “Em đến” và “Ru lòng” với 56 bài hát do Nhà xuất bản Âm nhạc phát hành được nhiều người yêu thích. Ngoài thời gian chăm chút cho câu lạc bộ, anh là chiếc cầu nối tổ chức những đêm diễn của các ca sĩ trong nước sang Nga.

Cùng với hàng trăm người Việt khác mà chúng tôi chưa có dịp đề cập tới, các anh chính là những sứ giả văn hóa, góp phần giữ gìn hồn thiêng văn hóa Việt tại xứ sở Bạch dương xa xôi này.

 

Giáo sư Tiến sĩ Phạm Đức Dương, Chủ tịch Hội khoa học Đông Nam Á - Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa phương Đông đã cho rằng: “Có thể nói Ngô Xuân Bính đã nổi lên ở nước Nga như một đại diện - một nhà bác học của nền học vấn phương Đông. Anh đã tích hợp nền học vấn của phương Đông và phương Tây, đã dùng phương Tây làm nơi trắc nghiệm những lý thuyết và thực hành của mình, thu phục được nhân dân và chính quyền Nga, đem lại niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam.”

 TS.Nguyễn Đình Lâm/Báo Gia đình & Xã hội

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khoảnh khắc chung khung hình 'gây sốc' của 2 diễn viên VFC Kiều Anh - Thu Quỳnh

Khoảnh khắc chung khung hình 'gây sốc' của 2 diễn viên VFC Kiều Anh - Thu Quỳnh

Giải trí - 2 phút trước

GĐXH - "Xả vai" 2 bà mẹ bỏ con, nhan sắc Kiều Anh U40 và Thu Quỳnh qua 2 lần sinh nở gây chú ý khi chung khung hình.

Nhan sắc người đẹp quê Hà Tĩnh thần tượng Đỗ Thị Hà, gây chú ý ở Hoa hậu Việt Nam

Nhan sắc người đẹp quê Hà Tĩnh thần tượng Đỗ Thị Hà, gây chú ý ở Hoa hậu Việt Nam

Giải trí - 19 phút trước

GĐXH - Người đẹp quê Hà Tĩnh - Hồ Ngọc Phương Linh được giám khảo Hoa hậu Việt Nam dành lời khen về nhan sắc.

NSƯT Kim Tuyến bật mí về vai diễn đầy nước mắt

NSƯT Kim Tuyến bật mí về vai diễn đầy nước mắt

Xem - nghe - đọc - 1 giờ trước

"Mẹ biển" kể về làng quê yên bình bỗng chốc tan hoang sau một cơn bão. Người ra đi hay người ở lại đều chịu những tổn thương sâu sắc.

Mono phá vỡ hình tượng

Mono phá vỡ hình tượng

Xem - nghe - đọc - 3 giờ trước

Không đặt trọng tâm vào hình ảnh trẻ trung hay giai điệu sôi nổi, "Ôm em thật lâu" xây dựng như bộ phim ngắn, khai thác chủ đề tình yêu, ký ức và sự mất mát. Đây là bước chuyển mình của Mono khi thể hiện chiều sâu nội tâm trong âm nhạc lẫn hình ảnh.

Nam NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian có đời thực bình yên bên vợ con

Nam NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian có đời thực bình yên bên vợ con

Thế giới showbiz - 4 giờ trước

GĐXH - NSƯT Đăng Thuật là nghệ sĩ quê Hà Tĩnh nổi bật với giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian. Ngoài thành công trong sự nghiệp, đời thực, anh có cuộc sống viên mãn bên vợ con.

Sao Việt làm đại sứ thương hiệu kiếm tiền tỷ nhưng cũng dễ huỷ hoại tên tuổi

Sao Việt làm đại sứ thương hiệu kiếm tiền tỷ nhưng cũng dễ huỷ hoại tên tuổi

Câu chuyện văn hóa - 7 giờ trước

Với sức ảnh hưởng lớn, sao Việt luôn được các thương hiệu săn đón mời làm hình ảnh đại diện với thù lao ngất ngưởng có người thu về tiền tỷ nhưng cũng dễ nhận quả đắng nếu không thận trọng.

Sau khi bị cấm xuất cảnh, Thùy Tiên có thể bị xử phạt thế nào?

Sau khi bị cấm xuất cảnh, Thùy Tiên có thể bị xử phạt thế nào?

Giải trí - 7 giờ trước

GĐXH - Với trường hợp Thùy Tiên, theo luật sư Đặng Văn Cường, điều tra chứng minh những người cùng thực hiện hành vi sản xuất hàng giả, lừa dối thì sẽ đều bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm theo quy định tại điều 17 Bộ luật Hình sự.

Nhà quay phim 'Cánh đồng hoang' hé lộ nhiều bí mật sau 46 năm

Nhà quay phim 'Cánh đồng hoang' hé lộ nhiều bí mật sau 46 năm

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - "Cánh đồng hoang" - bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt được thực hiện với 1 nguồn kinh phí khiêm tốn ở thời điểm lúc bấy giờ là chưa đến 300 nghìn đồng.

Nữ NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca nổi tiếng trong làng nhạc đỏ, tuổi trung niên có cuộc sống bình yên

Nữ NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca nổi tiếng trong làng nhạc đỏ, tuổi trung niên có cuộc sống bình yên

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - NSƯT Tố Nga là nữ nghệ sĩ quê Hà Tĩnh có nhiều đóng góp cho làng nhạc đỏ và nhạc dân gian. Ở tuổi trung niên, sau những sóng gió cuộc đời, chị hiện tại có những khoảng lặng bình yên bên gia đình.

Hình ảnh cuối cùng của hoa hậu Myanmar 28 tuổi qua đời vì động đất

Hình ảnh cuối cùng của hoa hậu Myanmar 28 tuổi qua đời vì động đất

Thế giới showbiz - 19 giờ trước

Sili Mee - Hoa hậu Du lịch Myanmar - qua đời trong động đất ở Mandalay có phong cách sống cân bằng và trái tim hướng thiện.

Top