Những lớp học đặc biệt trên quần đảo Trường Sa
GiadinhNet - Tất cả những ngôi trường tiểu học trên các đảo của quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đều đặc biệt bởi một lớp học gồm đủ các cháu từ lớp mẫu giáo đến lớp 5. Khi lên lớp 6, các em sẽ được đưa vào đất liền để tiếp cận với điều kiện giảng dạy tốt hơn.

Thầy giáo Bành Hữu Tình bên các em học sinh trên đảo Trường Sa. Ảnh: Cao Tuân
Viết tâm thư xin ra Trường Sa dạy học
Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đặt chân lên đảo Trường Sa là bóng dáng những em nhỏ xúng xính sắc phục hải quân hớn hở theo bố mẹ đi đón đoàn từ đất liền ra thăm. Trong số các cháu, có những cháu sinh ra ở đất liền rồi theo cha mẹ ra đảo, có những cháu được sinh ra trên đảo. Sau khi được thưởng thức một bài hát của nhóm bạn nhỏ tặng, chúng tôi hỏi ai dạy thì tất cả đồng thanh: "Thầy Tình ạ". Hóa ra, nhóm học sinh từ mẫu giáo đến lớp 5 này đều chung một thầy, một lớp.
Người thầy đó là Bành Hữu Tình, 37 tuổi - từng có 3 năm dạy ở Trường tiểu học Khánh Lâm và 10 năm dạy học ở Trường tiểu học Suốt Cát của Khánh Hòa. Khi biết Sở GD&ĐT tỉnh thông báo tuyển giáo viên đi Trường Sa, thầy Tình đã thức xuyên đêm, viết một bức tâm thư dài gần 5 trang A4.
Trong tâm thư, thầy Tình kể về một lần đến khu tưởng niệm Gạc Ma (ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa): "Tôi có một cảm giác rất đặc biệt, rất thiêng liêng. Đứng trước vòng tròn Gạc Ma bất tử, đọc về lịch sử anh dũng của các chiến sĩ Gạc Ma ngay trên mảnh đất quê hương, lòng tôi cuộn lên những cảm xúc thật lạ kỳ. Tình yêu Tổ quốc, quê hương trỗi dậy. Cảm phục các anh, tôi càng mong muốn được làm điều gì đó cho Trường Sa. Tất cả cứ thôi thúc, thôi thúc".
Rồi thầy Tình tâm sự về quãng đời thiếu niên, về việc mồ côi mẹ từ khi 5 tuổi, thầy đã học tập và rèn luyện gian khổ thế nào: "Tôi không có sự bao bọc của bố mẹ như các bạn, mà sống với anh cả, từ bé đã phải tự lo nhiều việc. Chính điều đó đã rèn luyện tôi thành một con người mạnh mẽ, có ý chí, và tôi tự tin mình xứng đáng đi dạy học ở Trường Sa…".
Đến khi nhận thông báo trúng tuyển, thầy Tình mừng rơi nước mắt. Cả dòng họ, người thân trong gia đình rồi bạn bè, đồng nghiệp đều tự hào về điều anh đã đạt được. Tháng 6/2018, thầy chính thức đến với Trường Sa, bắt đầu một chặng đường công tác đặc biệt trong cuộc đời mình.
Đặt chân lên cầu cảng của đảo Trường Sa cũng là lúc những học sinh ra tận nơi đón. Thầy Tình choàng tay ôm những đứa trẻ chưa biết tên. "Kỷ niệm ấy tôi không bao giờ quên. Được dạy học ở Trường Sa, với tôi đó không chỉ là niềm vinh hạnh, mà còn là sự cống hiến sức trẻ của mình cho Tổ quốc. Dẫu ở Trường Sa còn nhiều khó khăn trở ngại và nỗi nhớ đất liền luôn cháy bỏng ruột gan, song tôi cho đó là thời gian thử sức thời trai trẻ", thầy Tình nói.
Chia sẻ về những khó khăn khi người trẻ đảm nhiệm "các khâu" cho học sinh, thầy Tình cho biết: "Do đặc thù ở Trường Sa học sinh ít nên phải học ghép. Một phòng học có 5 lớp. Trong khi giảng bài cho lớp 5 thì học sinh lớp 3 tự ôn, lớp 1 tập viết. Dạy học nhưng tôi cũng làm "bảo mẫu" luôn. Có em khóc đòi về với ba mẹ thì tôi dỗ dành, các em cãi nhau mình phải phân giải, có khi đang học có em kêu muốn đi vệ sinh, mình cũng dẫn các em đi. Tất cả việc đó lúc đầu thấy hơi ngại, nhưng sau quen và trở nên bình thường…".
Quê em ở Trường Sa…

Sau giờ học, hai thầy giáo trẻ Nguyễn Công Qua và Phạm Xuân Dịu lại vui đùa cùng các em học sinh trên đảo Sinh Tồn.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Dung, công dân sinh sống trên đảo Trường Sa kể với chúng tôi về những tình cảm đặc biệt của các thầy giáo với học trò nơi đây. Họ luôn coi học trò như con cái trong gia đình, ngoài dạy dỗ còn chăm sóc, bảo ban các cháu lúc vui chơi, sinh hoạt thường ngày. Tuy điều kiện biển đảo còn thiếu thốn so với đất liền nhưng thứ quý giá nhất mà mỗi công dân nhỏ ở Trường Sa nhận được chính là tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo, ấm nồng bên cạnh một gia đình lớn có bố mẹ, thầy giáo và các chú bộ đội.
Tương tự, ở trường tiểu học trên đảo Sinh Tồn cũng được áp dụng theo kiểu "5 trong 1". Cả trường chỉ có hai thầy giáo quán xuyến đủ 5 lớp bậc tiểu học. Các em học từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần.
Thầy Nguyễn Công Qua cho biết: "Trước khi ra đảo giảng dạy, có nằm mơ rồi mường tượng tôi cũng không thể hình dung ra được cảnh học 5 trong 1 như vậy. Nghĩ thì dễ nhưng việc giảng dạy cho các em không hề đơn giản chút nào. Nhóm này làm bài tập, thì thầy giáo lại ra đề, hoặc tập viết, tập đọc cho nhóm kia".
Thầy Qua cũng tâm sự, do chưa lập gia đình, lại là giáo viên nam, thành ra các thầy giáo càng gặp nhiều khó khăn hơn khi giảng dạy và chăm sóc trẻ. Việc tổ chức ghép lớp, ghép môn được các thầy giáo bố trí sắp xếp phù hợp, bảo đảm mỗi em đều lĩnh hội đầy đủ chương trình học của bản thân, lại không bị ảnh hưởng của chương trình khác. Thường thì những môn: Tập đọc, Nhạc, Họa được ghép học chung. Những môn phân loại trình độ: Toán, Văn, Khoa học được ngồi chung nhưng học theo từng giáo án riêng. Việc học ghép tuy khó khăn nhưng cũng mang lại nhiều thuận lợi cho học sinh. Các em nhỏ học theo anh chị lớn nên chăm ngoan, tiếp thu bài nhanh. Các bạn lớp lớn cũng có thể cùng thầy giáo hướng dẫn các em nhỏ. Có em bộc lộ sớm khả năng đọc viết, mới 4 tuổi đã thuộc lòng nhiều bài thơ, 5 tuổi đã đủ điều kiện đặc cách học lên lớp 1.
"Ở đây mọi người sống rất tình cảm, nhiều hôm các hộ dân cũng đến trường ngồi hàn huyên tâm sự với chúng tôi đến tận khuya mới về. Các gia đình hay mang cà phê, trà lá, bánh kẹo đến trường, còn chúng tôi cũng hay đến khu dân cư ngồi uống nước trò chuyện với bà con. Có hôm vài hộ dân lại thân tình mời tôi dùng cơm tại gia đình cho đầm ấm. Các cán bộ, chiến sĩ cũng thường xuyên lui tới vào ngày nghỉ để chia sẻ hoàn cảnh gia đình, bạn bè. Rồi mọi người kể cho nhau nghe những vui buồn nơi đầu sóng ngọn gió…", thầy giáo Phạm Xuân Dịu (trường tiểu học xã Sinh Tồn) chia sẻ thêm.
"Quê em ở Trường Sa/ Những đảo chìm đảo nổi/ Quê em có biển trời/ Bốn mùa xanh bao la/ Sinh ra ở Trường Sa/ Em là con của biển...", đó là những câu thơ mà khi chia tay chúng tôi được những học sinh ở Trường Sa đọc tặng. Rất nhiều em mạnh dạn bày tỏ mơ ước sau này được trở thành chiến sĩ ngày đêm canh giữ biển trời hoặc gần gũi nhất là được làm người thầy đứng trên bục giảng như thầy giáo của các em đầy yêu thương, tận tụy mỗi ngày.
Song song với học chữ, học sinh Trường Sa còn được bộ đội hải quân ở các đảo huấn luyện thể chất như tập thể dục nâng cao sức khỏe, tổ chức các trò chơi vận động bên bờ sóng, tham gia một số hoạt động quân sự như chào cờ Tổ quốc trước cột mốc chủ quyền, đón khách từ đất liền ra thăm. Những câu chuyện về lòng quả cảm của chiến sĩ hải quân, tinh thần bất khuất kiên cường của ông cha vẫn được kể cho các em nghe như một môn học ngoại khóa không thể thiếu.
Cao Tuân

Hành vi tàn độc của kẻ nghiện ma túy tại nghĩa trang thôn Bầu
Pháp luật - 1 giờ trướcNgày 1/4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên xét xử và tuyên mức án tử hình đối với bị cáo Lê Văn Công (SN 1990, trú tại Đông Anh, Hà Nội) về các tội giết người và cướp tài sản.

Cháy nhà lúc rạng sáng ở TPHCM, 3 người tử vong
Thời sự - 1 giờ trướcĐám cháy bùng phát tại căn nhà ở quận 8, TPHCM vào lúc rạng sáng khiến 3 người tử vong, 5 người thoát nạn.

Miền Bắc nắng liên tục rồi lại sắp đón đợt không khí lạnh mới
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, Bắc Bộ chủ yếu rét về đêm và sáng, ban ngày trời nắng ấm, mức nhiệt tăng dần. Khoảng ngày 5-6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ.

Tin sáng 2/4: Dùng tài khoản ngân hàng cần lưu ý hành vi này, có thể bị phạt đến 100 triệu đồng; Sau sắp xếp bộ máy, lịch chi trả lương hưu tháng 4 thay đổi thế nào?
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Hành vi sử dụng sai tài khoản ngân hàng có thể khiến chủ tài khoản ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro pháp lý, thậm chí bị xử lý hình sự.

TPHCM sẽ tuyển hơn 71.000 học sinh vào lớp 10 công lập
Giáo dục - 2 giờ trướcCác trường THPT tại TPHCM sẽ tuyển hơn 71.000 học sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026.

Hai xác cá voi trôi dạt vào bờ biển Hà Tĩnh
Xã hội - 14 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ra biển đánh bắt hải sản người dân Hà Tĩnh phát hiện 2 xác cá voi nặng khoảng 100kg, dài cỡ 1,2m dạt vào bờ biển.

Thanh Hóa: Giăng lưới, lập nick giả người thân để lừa tiền
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Hai đối tượng lên mạng tìm hiểu, học cách lừa đảo bằng cách lập Facebook ảo, giả mạo liên lạc với người thân đề nghị chuyển tiền Việt Nam để đổi tiền nước ngoài.

Bé gái sơ sinh bị bỏ lại bên đường giữa đêm
Xã hội - 15 giờ trướcGĐXH - Trong đêm người dân phát hiện bé gái sơ sinh bị bỏ lại bên vệ đường. Chính quyền địa phương thông báo tìm thân nhân cho cháu bé.

Danh mục 17 phương thức xét tuyển đại học năm 2025
Giáo dục - 16 giờ trướcGĐXH - Theo Bộ GD&ĐT, dự kiến có 17 phương thức xét tuyển đại học trong năm 2025.

Xưởng sản xuất 1,4 tấn ma túy ketamin bị triệt phá: Lộ diện chủ cho thuê đất
Pháp luật - 16 giờ trướcThông qua những 'cò đất', nhóm tội phạm đã thuê hàng nghìn m2 đất rừng sản xuất gần nghĩa trang ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) với giá 100 triệu/năm để lập xưởng sản xuất 1,4 tấn ma túy ketamin quy mô cực lớn vừa bị công an triệt phá.

Vợ ngất lịm, tử vong khi đưa tang chồng
Xã hộiGĐXH - Trong lúc đưa tang chồng, bà N. khóc lớn rồi ngất lịm, tử vong sau đó.