Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những lưu ý với người cao tuổi bị loãng xương

GiadinhNet - Loãng xương là bệnh phổ biến ở người cao tuổi (NCT) do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Bệnh gây ra các cơn đau, cản trở khả năng vận động và để lại nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và cuộc sống của NCT.

Những lưu ý với người cao tuổi bị loãng xương - Ảnh 1.

Ăn uống hợp lý và tập luyện đều đặn để phòng ngừa loãng xương ở NCT. Ảnh minh họa

Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn

Loãng xương là một rối loạn của hệ xương do mật độ khoáng xương thấp, giảm chức năng vi cấu trúc xương, giảm sức mạnh xương từ đó làm tăng nguy cơ bị gãy xương.

Hàng năm ước tính trên thế giới có 200 triệu người mắc bệnh loãng xương. Bệnh hay xảy ra ở nhóm người lứa tuổi trung niên, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tại Việt Nam, theo số liệụ thống kê chưa đầy đủ, bệnh loãng xương ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương ở NCT phần lớn là do quá trình lão hóa tự nhiên của xương trong cơ thể. Đồng thời, do chế độ ăn uống hàng ngày chưa hợp lý, cơ thể không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết hoặc do NCT mắc các bệnh về nội tiết, chuyển hóa, người bị bệnh thận nặng nên thải mất quá nhiều canxi khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, loãng xương cũng có thể xảy ra ở những người hay dùng nhiều rượu bia, thuốc lá, cà phê dẫn đến giảm hấp thu canxi; người ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời; lạm dụng các loại thuốc như corticoid; stress…

Loãng xương là một bệnh mạn tính kéo dài, có diễn tiến âm thầm, không gây đau ngay nên phần lớn người bệnh không phát hiện được. Hầu hết các trường hợp trong giai đoạn đầu không có triệu chứng gì đặc hiệu ngoài những dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau sự thiếu hụt chất canxi càng tăng làm cho xương xuống cấp nghiêm trọng như loãng, xốp xương thì các triệu chứng đau nhức rõ rệt hơn.

Đau nhức xương hay gặp là đau lưng, đau chân tay, các khớp và mỏi bại hông, đặc biệt là các khớp xương chịu lực mạnh như xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, các xương dài như xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay, đốt sống thắt lưng. Ngoài ra, NCT cũng có thể gặp các triệu chứng toàn thân như có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút, ra mồ hôi.

Trường hợp NCT bị loãng xương nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng phác đồ, hậu quả xấu nhất là rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương. Đặc biệt, tình trạng gãy, lún cột sống, gãy cổ xương đùi, xương cẳng chân, xương cẳng tay rất có thể xảy ra khi bị tác động, kể cả là với lực vừa phải (ngã, gập chân, trượt chân...). Trong khi đó, với NCT, việc bị gãy xương để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Nhiều người sau khi bị ngã gãy xương, nhất là xương hông đã không thể di chuyển lại được, thậm chí, bị liệt vĩnh viễn.

Lưu ý đối với NCT bị loãng xương

Theo các chuyên gia, khi NCT đã được xác định bị bệnh loãng xương thì việc điều trị đòi hỏi phải kiên trì. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh loãng xương là người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị. Các nghiên cứu cho thấy rằng, chỉ cần quên uống một liều thuốc trong vòng một tuần lễ thì hiệu quả điều trị đã giảm xuống đến 64%. Khi uống thuốc, NCT nên biết rõ uống thuốc gì, liều lượng bao nhiêu và trong thời gian bao lâu là do thầy thuốc khám, chữa bệnh có chỉ định cụ thể. Hơn nữa, đã bị loãng xương phải hết sức cẩn thận khi làm các động tác mạnh, đi lại tránh vấp, ngã, nhất là lên cầu thang vì rất dễ gây gãy xương.

Loãng xương là một quá trình tất yếu của cơ thể, tuy nhiên, nếu được phòng ngừa sớm, sẽ làm chậm quá trình loãng xương khi về già và giảm thiểu tối đa những đau đớn cũng như những phiền toái do bệnh gây ra. Vì vậy, một chế độ ăn cân đối, hợp lý, giàu canxi sẽ giúp phòng bệnh loãng xương và làm hạn chế tiến triển của bệnh này.

Các chuyên gia khuyến cáo, ngay từ khi còn trẻ, nên tăng cường bổ sung canxi trong chế độ ăn hàng ngày. Nhu cầu canxi của cơ thể khác nhau theo lứa tuổi. Trẻ em dưới 15 tuổi cần 600 - 700mg canxi/ngày. Người trên 15 tuổi và người lớn cần 1000mg canxi/ngày. Với NCT cần nhiều canxi hơn vì khả năng hấp thu canxi của họ thấp hơn. Do vậy, với người trên 50 tuổi cần 1200mg canxi/ngày.

Canxi có nhiều ở trong một số thực phẩm như: Sữa và các chế phẩm của sữa (bơ, phomat). Đây là những thức ăn thuận tiện, giàu canxi và canxi ở dạng dễ hấp thu. Ngoài ra, các thực phẩm giàu canxi còn có tôm, cua, cá. Tốt nhất là cá, tôm, cua kho nhừ ăn cả xương, đây là nguồn canxi hữu cơ tốt nhất, giúp cơ thể hấp thu và sử dụng được.

Bên cạnh đó, tập thể dục đều đặn, khoa học cũng làm xương chắc khỏe, giảm nguy cơ bị loãng xương. Trên thực tế, những người ít vận động, không tập thể dục thể thao, nhất là những trường hợp bị liệt hay phải nằm điều trị lâu tại giường thì quá trình loãng xương xảy ra nhanh hơn bình thường.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, hoạt động thể dục thể thao vận động cơ bắp làm hạn chế quá trình mất xương và giúp tăng quá trình tạo xương. Khi luyện tập thể dục thể thao, NCT cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây: Vận động cơ bắp nhịp nhàng từ từ ở mức độ vừa phải, cột sống được tập linh hoạt và uyển chuyển.

Trong trường hợp đã bị loãng xương khi tập thể dục thể thao cần tránh những động tác gây hại cho cột sống như: Dốc ngược người vì có thể làm lún xẹp đốt sống; gập người nhanh về phía trước có thể làm gãy nứt đốt sống; nhảy tại chỗ mạnh cũng có thể làm xẹp đốt sống. NCT có thể đi bộ hoặc bơi lội nhẹ nhàng vừa phù hợp vừa tốt cho sức khỏe.

Để hạn chế các biến chứng do loãng xương gây ra, các chuyên gia lưu ý, khi NCT phát hiện có các dấu hiệu đau mỏi ở cột sống, ở hệ thống xương khớp, dọc các xương dài cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ hướng dẫn và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, NCT cũng cần tuân thủ khám sức khỏe định kỳ và theo lịch hẹn của thầy thuốc. Việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu rất có ý nghĩa để phòng bệnh loãng xương và phòng chống gãy xương, giảm biến chứng và hệ lụy về sau.

Anh Khôi

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 4 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Sống khỏe - 8 giờ trước

Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 9 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây ra triệu chứng điển hình nào ở giai đoạn sớm nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Thấy có triệu chứng viêm xoang, anh V nghĩ rằng bệnh không nghiêm trọng nên tự mua kháng sinh tại hiệu thuốc nhưng triệu chứng không chỉ cải thiện mà ngày một nặng lên.

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Sống khỏe - 14 giờ trước

Cho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện rất quan trọng...

Top