Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những nghề tay trái 'hái' tiền của du học sinh

Thứ năm, 19:00 17/12/2015 | Xã hội

Trợ giảng, gia sư hay phiên dịch đã trở thành những nghề tay trái phổ biến của nhiều du học sinh. Đây là những việc nhẹ nhàng, có thu nhập hơn hẳn so với công việc khác.

Có trình độ ngoại ngữ tốt, Cao Bảo Ngọc, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Ngôn ngữ tại University of Giessen, Đức, thường làm thêm công việc phiên dịch cho các đoàn ngoại giao, doanh nghiệp của Việt Nam.

Phòng cabin nơi Ngọc đọc phiên dịch cho buổi hội thảo. Ảnh: NVCC.
Phòng cabin nơi Ngọc đọc phiên dịch cho buổi hội thảo. Ảnh: NVCC.

 

Ngọc vẫn chưa quên cảm giác hào hứng khi được mời phiên dịch cho đoàn doanh nghiệp cấp cao của Việt Nam trong chuyến thăm Đức tháng 11/2015. Vào phòng cabin với trang thiết bị chuyên nghiệp, nữ sinh có dịp vận dụng hết vốn từ vựng về kinh tế, xã hội của mình để cùng lúc phiên dịch cho cả 2 phía.

Cô cho biết, ở Frankfurt hay có hội chợ quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam sang đây tìm đối tác thường thuê sinh viên người Việt phiên dịch và trợ giúp đoàn.

Trong khi đó, Châu Thanh Vũ, cựu sinh viên Đại học Princeton, Mỹ chọn trợ giảng và chấm bài cho sinh viên. Đây vốn là công việc dành cho nghiên cứu sinh tiến sĩ, nhờ thành tích học tập xuất sắc nên Vũ được đặc cách nhận việc từ khi là sinh viên.

"Làm phục vụ ở quán ăn, lương chỉ khoảng 8 USD/giờ, còn giảng hay chấm bài như mình thường được trả 80 USD mỗi tuần, trong khi thời gian làm việc thực sự chỉ 2 đến 4 tiếng", Vũ chia sẻ về công việc thời sinh viên của mình.

Cũng dạy học như Châu Thanh Vũ, nhưng thay vì giảng bài ở các lớp đại học, Võ Túc Ngân (du học sinh Pháp) lại tìm đến từng gia đình người bản xứ làm gia sư. Ngân chia sẻ, đây là công việc đòi hỏi sự khéo léo và khả năng truyền đạt tốt.

Công việc gia sư và trông trẻ gắn bó với Túc Ngân suốt những năm tháng sinh viên ở Pháp. Ảnh: NVCC.
Công việc gia sư và trông trẻ gắn bó với Túc Ngân suốt những năm tháng sinh viên ở Pháp. Ảnh: NVCC.

 

"Mình từng làm gia sư cho một bé người Pháp học lớp 5. Tiền lương mỗi buổi 25 euro. Nhiệm vụ chủ yếu là hướng dẫn em hoàn thành phiếu bài tập về nhà, gồm mục chính tả, ngữ pháp và toán; cũng như giúp học sinh này tập đọc diễn cảm hơn", Túc Ngân chia sẻ.

Nghề trông ký túc xá

Dành 12 tiếng mỗi tuần cho việc trợ giảng, Nguyễn Linh Chi (sinh viên Đại học Colgate, Mỹ) còn làm thêm quản lý ký túc xá sinh viên. Công việc giúp Chi được miễn phí tiền ăn, ở, tiết kiệm cả nghìn USD mỗi năm.

Trong vai "tổ trưởng dân phố", nhiệm vụ của Chi là trông nom cơ sở vật chất của nhà trường, đảm bảo sinh viên trong khu vực không vi phạm nội quy.

"Công việc có vẻ đơn giản nhưng cần nhiều kỹ năng. Mình phải chú ý đến sức khỏe, điều kiện sống của mọi thành viên trong ký túc xá, ví dụ vấn đề tâm lý bất ổn, mâu thuẫn giữa bạn cùng phòng...", Chi chia sẻ.

Một trong những nghề khác ít người lựa chọn là lập trình phần mềm. Nguyễn Đức Minh, sinh viên Đại học quốc gia Irkutsk, Nga, đã "sắm" được 4 chiếc máy vi tính nhờ công việc này, trong đó có 1 chiếc gửi về Việt Nam cho người thân.

Minh kể, một lần trường cử đi thực tập ở công ty phần mềm Forus, cậu được trưởng nhóm lập trình mời cộng tác. Từ đó, nam sinh say sưa với công việc làm thêm này, mỗi tháng kiếm được khoảng 4.000 rúp.

"Cộng với tiền học bổng, mỗi tháng mình tiết kiệm được 9.000 rúp. đến hết học kỳ, mình lại dùng tiền tiết kiệm để mua máy vi tính phục vụ công việc", Minh chia sẻ.

Làm thêm để tranh thủ học

Bên cạnh kiếm thêm thu nhập, những sinh viên giỏi như Cao Bảo Ngọc, Châu Thanh Vũ còn cố gắng lựa chọn công việc liên quan ngành học của mình để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

Ngoài việc giảng bài, Thanh Vũ còn soạn giáo án, tự nghĩ bài tập, tạo đề thi thử... Công việc trợ giảng mang lại cho cậu nhiều niềm vui, nhất là khi nghe sinh viên nhận xét cách giảng của cậu dễ hiểu. Đôi khi thi cử xong, sinh viên còn gửi thư cho Vũ để cảm ơn.

Còn đối với Võ Túc Ngân, công việc gia sư và trông trẻ chỉ vì nữ sinh rất quý trẻ con và muốn giao tiếp nhiều hơn với người bản xứ. "Bên cạnh đó, nói chuyện, đọc sách và dạy cho trẻ cũng giúp mình tăng vốn từ vựng tiếng Pháp", nữ sinh nói.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Chiến sĩ nghẹn lòng kể giây phút tìm kiếm nạn nhân bị mắc kẹt trên tàu du lịch bị lật ở Hạ Long

Chiến sĩ nghẹn lòng kể giây phút tìm kiếm nạn nhân bị mắc kẹt trên tàu du lịch bị lật ở Hạ Long

Thời sự - 48 phút trước

GĐXH - Trong đêm tối, những người lính Hải quân mặc nguyên quân phục, lặn sâu xuống làn nước lạnh buốt, len lỏi qua từng ngóc ngách trong khoang tàu bị lật để tìm kiếm nạn nhân còn đang mất tích.

Dự báo thời điểm miền Bắc xuất hiện không khí lạnh gây rét đậm, rét hại mùa Đông 2025 - 2026; tin khẩn cấp về bão số 3

Dự báo thời điểm miền Bắc xuất hiện không khí lạnh gây rét đậm, rét hại mùa Đông 2025 - 2026; tin khẩn cấp về bão số 3

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Miền Bắc có khả năng xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại diện rộng từ nửa cuối tháng 12/2025, mức độ tương đương trung bình nhiều năm.

Cứu người đàn ông nhảy cầu Nhật Tân, chới với giữa sông Hồng

Cứu người đàn ông nhảy cầu Nhật Tân, chới với giữa sông Hồng

Thời sự - 2 giờ trước

Nhận được tin báo có người nhảy cầu Nhật Tân (Hà Nội) xuống sông Hồng, cảnh sát đã huy động lực lượng ứng cứu, đưa nạn nhân lên bờ an toàn.

Vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long: Vợ sống sót, chồng và 2 con tử nạn

Vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long: Vợ sống sót, chồng và 2 con tử nạn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Gia đình 4 người ở tổ dân phố Phố Mới, xã Tân Yên (tỉnh Bắc Ninh) lên tàu Vịnh Xanh 58 đi thăm vịnh Hạ Long. Khi vụ lật tàu xảy ra, chỉ có người vợ may mắn thoát nạn, 3 người còn lại tử vong.

Tàu du lịch chở 34 người bị chìm khi đang câu mực ở Hà Tĩnh

Tàu du lịch chở 34 người bị chìm khi đang câu mực ở Hà Tĩnh

Thời sự - 5 giờ trước

Một tàu du lịch chở 30 du khách và 4 thuyền viên bị sóng đánh chìm khi đang câu mực trên vùng biển Thiên Cầm (xã Thiên Cầm, Hà Tĩnh) vào tối 19/7.

Từ 15/8, hàng triệu người nên biết quy định mới nhất về mức hưởng bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng

Từ 15/8, hàng triệu người nên biết quy định mới nhất về mức hưởng bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Nghị định 188/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2025, trong đó quy định chi tiết về mức hưởng bảo hiểm y tế. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Vụ lật tàu du lịch ở Hạ Long: Người thân khóc nấc, gục ngã trước nỗi đau quá lớn

Vụ lật tàu du lịch ở Hạ Long: Người thân khóc nấc, gục ngã trước nỗi đau quá lớn

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Không khí tang thương bao trùm khi người thân của các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch chiều 19/7 đã có mặt từ rất sớm để thắp hương, cầu nguyện cho những người xấu số.

Chi tiết lịch trình, điểm danh các khối sẽ đi diễu binh, diễu hành trong buổi lễ diễn ra sáng 2/9 tại Hà Nội

Chi tiết lịch trình, điểm danh các khối sẽ đi diễu binh, diễu hành trong buổi lễ diễn ra sáng 2/9 tại Hà Nội

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 diễn ra lúc 6h30 ngày 2/9/2025 tại quảng trường Ba Đình và một số tuyến đường trung tâm thủ đô Hà Nội.

Siêu dông gây lật tàu du lịch ở vịnh Hạ Long mạnh cỡ nào?

Siêu dông gây lật tàu du lịch ở vịnh Hạ Long mạnh cỡ nào?

Thời sự - 7 giờ trước

Nguyên nhân mưa dông mạnh chiều 19/7 là do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Bắc Bộ kết hợp nền nhiệt khu vực tăng cao, tạo thành hệ thống siêu dông.

Khởi tố bị can đầu tiên về tội 'sử dụng trái phép ma tuý' theo quy định mới

Khởi tố bị can đầu tiên về tội 'sử dụng trái phép ma tuý' theo quy định mới

Pháp luật - 8 giờ trước

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định khởi tố Lỳ Lỳ Hừ (37 tuổi, trú tại xã Bum Tở) về tội “Sử dụng trái phép chất ma túy”.

Top