Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những người vô gia cư đặc biệt sau ánh điện thành phố trong cái lạnh cắt thịt cắt da

Thứ ba, 17:35 12/01/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Họ là những người vô gia cư đặc biệt. Điều khiến họ có thể mạnh mẽ vượt qua giá lạnh, vất vả,... là con cái. Những đứa con như những đốm lửa của hy vọng, là trách nhiệm họ không thể vứt bỏ và đương nhiên quan trọng hơn cả sự sống của họ.

"Trùm kín mặt con để khỏi bạn nhìn thấy!"

Chúng tôi đến phố Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Dưới ánh đèn trắng trước một ngôi nhà đã "ngủ say", chị Lê Thị Thúy (42 tuổi) quê ở Nam Định ngồi bên hè, tay ôm con, bên cạnh còn có một bé gái đang mân mê hộp sữa. Chị đã "nhập khẩu" vào xóm vô gia cư được 5 năm.

Chồng mất do tai nạn nghề nghiệp, chị Thúy một mình ôm hai con lên Hà Nội kiếm sống bằng nghề nhặt ve chai, giúp việc thuê. Chị Thúy tâm sự: "Không có nghề gì để làm thì mới làm công việc này thôi chứ cũng chẳng kiếm được bao nhiêu. Sáng tôi đi nhặt ve chai rồi đem bán cũng chỉ được vài chục nghìn, không mong đủ tiền ăn, đủ tiền học cho hai con là tôi hạnh phúc lắm rồi".

Những phận người nép sau ánh điện thành phố trong cái lạnh cắt thịt cắt da (3) - Ảnh 2.

Ba mẹ con chị Thúy bên một góc của vỉa hè phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Vậy là hai con gái của chị Thúy vẫn được đi học. Bé lớn đang học tiểu học ở một ngôi trường gần đây, còn em nhỏ thì đang học mẫu giáo, lớp 2 tuổi. Chúng tôi phần nào thấy nhẹ nhõm. 

Chị Thúy nghẹn lại một chút rồi nói tiếp: "Có khó khăn mấy cũng phải cho hai đứa đi học đàng hoàng. Nhịn ăn vài bữa cũng được, nhưng phải đóng tiền học cho con đúng hạn, tôi không muốn con bị bạn bè trêu chọc, chê cười. Tôi không hi vọng con tôi sau này phải sống khổ như bây giờ, dù gì cũng phải có được công việc ổn định, rồi lập gia đình. Sinh ra là phận đàn bà đã thiệt thòi, sống như này lại càng khổ hơn".

Chúng tôi thấy hai mắt chị rưng rưng. Chị nhìn bé gái đang ngủ say trong vòng tay mình, rồi lại quay sang nhìn bé gái đang mở to mắt nhìn về phía mẹ. Hai bé gái ngây thơ, vô lo vô nghĩ, ở cái độ tuổi được ăn, được chơi, được học hành nhưng lại phải sống trong hoàn cảnh này.

Những phận người nép sau ánh điện thành phố trong cái lạnh cắt thịt cắt da (3) - Ảnh 3.

Những ngày không phải đi học, hai con gái được chị Thúy cho ra ngồi cùng mẹ một lúc rồi về ngủ.

Thấy xung quanh chỗ chị Thúy ngồi không có chăn gối gì, chúng tôi thắc mắc buổi tối ba mẹ con nghỉ ngơi như thế nào. Chị Thúy nói: "Ba mẹ con có thuê phòng trọ gần đây, đêm xuống lạnh lắm, làm sao để hai con ngủ ngoài đường được, ốm rồi lại phải nghỉ học. Hôm nào các con không phải đi học, tôi mới đưa ra đây ngồi cùng, còn ngày thường thì tôi ra đây một mình, tầm 3-4 giờ sáng về phòng trọ. Mỗi lần ra đây là phải bịt kín, tôi sợ bị các bạn của con nhìn thấy, làm sao con dám đi học nữa".

Vô gia cư cũng có luật riêng của vô gia cư. Chị Thúy và những người còn khỏe mạnh thì không được ngồi ở những cung đường có nhiều người đến từ thiện. Thỉnh thoảng mới có người cho, bữa được bữa không. Cũng may nhà trường của bé lớn biết chuyện, nên mỗi tháng hỗ trợ cho ba mẹ con 200.000 đồng, còn giảm học phí cho bé nữa.

Điều khiến chúng tôi bất ngờ là đề nghị của chị Thúy với nhà trường khi đừng cho ai biết chuyện, đặc biệt là phụ huynh và học sinh trong trường, để con chị có thể vui vẻ học tập, chơi đùa cùng các bạn. Đó là lòng tự trọng ẩn sâu trong trái tim của một người mẹ khốn khổ. 

Kể cả chị Thúy có là người vô gia cư "rởm" đi nữa vì rõ là chị có nhà, có quê, có gia đình nhưng khát vọng của chị là điều chính đáng. Khát vọng những đứa con lớn lên sẽ có học vấn, có công ăn việc làm. Khát vọng đó xứng đáng được sự hỗ trợ của cộng đồng.

"Có chết tôi cũng phải tìm được con!"

Ông Lê Văn Tiến (50 tuổi, quê ở Hưng Yên) là một cảnh ngộ khiến chúng tôi ám ảnh. Suốt gần một tháng qua, ông Tiến đã đi khắp mọi ngóc ngách, phố phường không khác một kẻ điên để tìm đứa con trai bỏ nhà ra đi.

Những phận người nép sau ánh điện thành phố trong cái lạnh cắt thịt cắt da (3) - Ảnh 4.

Ông Tiến co ro, ẩn khuất trong giá lạnh đến thấu xương ở vỉa hè phố Hàng Bài, Hà Nội.

Ông Tiến tâm sự với chúng tôi:  "Con trai tôi mới 12 tuổi, ở nhà nó chẳng bao giờ làm gì trái lời bố mẹ, nhưng không may nó chơi với bạn xấu, cho tiền rồi dụ nó bỏ nhà đi. Bây giờ gia đình hai bên đều đang tìm kiếm hai đứa khắp nơi. Tôi lên Hà Nội tìm, còn họ hàng thì tìm ở Quảng Ninh. Tôi vừa phải lên tận khu vực Hà Tây cũ, rồi lại về Mỹ Đình, đi bộ hơn 70 km, không bỏ sót một chỗ nào nhưng vẫn không thấy bóng dáng con đâu. Tôi đã gửi ảnh của con lên các phường, các quận để công an họ tìm giúp, nhưng đến giờ vẫn chưa có hồi âm gì cả".

Ông Tiến cả đời gắn với nghề xây dựng. Bôn ba khắp xứ, vợ ốm đau quanh năm nên khi nghe tin con đi lạc, ông nhận hết lỗi về phần mình. Lau vội giọt nước mắt lăn dài trong làn hơi phả ra từ những vệt hơi ấm ngày rét buồn, ông ngẫm: "Phải chi tôi gần con nhiều hơn, nghiêm khắc, quả quyết hơn với con từ đầu".

Xung quanh chỗ ngồi của ông Tiến có rất nhiều quần áo, một mình ông mang đống đồ ấy đi khắp nơi tìm con. Ông nói: "Tôi cứ đi tìm nó cả ngày, rồi tối đến tiện chỗ nào ngủ chỗ đấy. Mấy hôm lạnh như thế này cũng khổ lắm, nhưng nghĩ đến việc tìm được con về nhà, lại thấy không lạnh nữa". Phải chi Lê Minh Phong, đứa con trai 12 tuổi của ông đang lạc ở đâu đó nghe được điều này!

Những phận người nép sau ánh điện thành phố trong cái lạnh cắt thịt cắt da (3) - Ảnh 5.

Ông sẽ không về nhà cho đến khi Minh Phong hồi âm.

Con trai lớn của ông Tiến (22 tuổi) đang đi bộ đội ở Thái Bình. Gia đình không dám nói cho anh biết tin, vì sợ anh sẽ lo lắng mà đào ngũ trở về quê, lúc đó còn khổ hơn. "Với tính cách của nó, nếu biết tin chắc chắn nó sẽ bỏ quân ngũ mà về nhà, có can ngăn cũng không được. Lúc đấy lại bị phạt cải tạo, giam giữ thì gia đình không biết phải làm sao", ông Tiến xót xa.

Ông Tiến tìm con như "mò kim đáy bể". Hà Nội có hàng tỷ người, hàng vạn ngõ ngách, tìm sao cho được. Đời vốn lạ mà quen, bởi ai nói cũng hay nhưng chẳng ai nhìn "khúc ruột của mình" thất lạc mà ngồi cho yên được! Cuộc trò chuyện của chúng tôi chùng xuống trong câu than dài của ông Tiến: "Trời lạnh này mong nó có cái chỗ ấm mà ăn nằm!".

Điều mong mỏi nhất của chúng tôi là nếu Minh Phong có mảy may thấy hình ảnh của bố đang co ro bên vệ đường thì hãy liên lạc về nhà. 

Huy Hoàng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Xã hội - 12 phút trước

Ngày 30-4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người, tất cả đều là tai nạn giao thông đường bộ, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Đời sống - 20 phút trước

Trong lúc đi tập thể dục buổi tối tại công viên trong khu đô thị The Manor Central Park, người dân phát hiện con rắn hổ mang nặng 3kg.

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Xã hội - 47 phút trước

Bị CSGT xử phạt do không có giấy phép lái xe, sử dụng xe độ chế,... thiếu niên 17 tuổi ở Phú Yên nói "phải đi vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng".

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Nhiều chính sách liên quan kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024. Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh các trường hợp lan truyền, phát tán thông tin sai sự thật và sẽ xử lý nghiêm.

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Xã hội - 9 giờ trước

Nhiều tuyến ở đường trung tâm TPHCM ùn tắc kéo dài vì người dân đổ về khu vực bờ sông Sài Gòn (quận 1) xem pháo hoa chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tại Hà Nội, do nắng nóng oi bức, nhiều người dân đã đổ xô đến các trung tâm thương mại, siêu thị... thay vì đến các điểm vui chơi, giải trí ngoài trời.

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Việc lạm dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu để bảo vệ cây trồng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, cần tuyên truyền người dân thực hiện phong trào thu gom, xử lý bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người.

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Xã hội - 15 giờ trước

Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM sẽ bị hạn chế, phân luồng và cấm xe nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa trong tối nay (30/4). Do đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP.HCM vừa đưa ra một số khuyến cáo đề nghị người dân.

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị sét đánh trúng vào người rồi tử vong.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Xã hội - 16 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 30/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Top