Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những phong tục lạ kì trong ngày Tết ở vùng cao

Thứ tư, 16:00 18/02/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Đi ăn trộm lấy may, gội đầu bằng nước gạo chua, niêm phong đồ đạc bằng giấy vàng bạc... là những phong tục lạ kì của đồng bào vùng cao khi đón năm mới đến.

Lễ gội đầu của người Thái Trắng. 	 Ảnh: H.N

Lễ gội đầu của người Thái Trắng. Ảnh: H.N

Gội đầu bằng… nước gạo chua

Vào chiều 30 Tết Nguyên đán, người dân Thái trắng ở Sơn La có tục gội đầu để xua đi những điều không may trong năm cũ. Họ còn chuẩn bị những bát nước gạo đã được ngâm chua rồi xối từ từ lên tóc, gợi lên mọi điều tốt đẹp cho ngày mai bước vào năm mới thật tinh khôi. Lễ gội đầu kết thúc là đến cuộc vui đua thuyền giữa nam và nữ.

Ăn trộm lấy may và niêm phong đồ bằng giấy đỏ

Đấy là phong tục của người Lô Lô ở Hà Giang vào mỗi dịp năm hết Tết đến. Họ đi lấy trộm cầu may nhưng không lấy nhiều hay những vật có giá trị lớn, mà chỉ là củ hành, củ tỏi, thanh củi… Người đi lấy may không đi công khai, không rủ nhau đi, không muốn chủ nhà bắt được. Ai cũng đi âm thầm, lặng lẽ, gặp người quen cũng không chào hỏi. Thế nhưng nhỡ có bị chủ nhà bắt được, họ cũng không bị trách móc gì. Nếu người nào trong gia đình mang về nhà được một chút gì thì năm mới sẽ gặp nhiều điều tốt lành, ăn nên làm ra. Ngoài ra, vào chiều 30 Tết, người Lô Lô ở một số vùng khác thường có phong tục niêm phong tất cả những đồ đạc và không ai được chạm vào đồ. Từ cái cuốc, cái xẻng, con dao, cái rựa, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại... đều được dán giấy quét màu vàng hay màu bạc để các vật này được nghỉ Tết.

Vào đêm 30 Tết ở Bát Xát (Lào Cai), một số dân tộc có tục nhổ trộm tỏi hàng xóm để hái lộc đầu xuân. Sáng mùng một Tết, kiêng không ra khỏi nhà và sang chơi nhà người khác. Do đó, họ cũng không thích người khác vào nhà theo quan niệm là mang những tai họa, điều xấu vào. Như vậy, không ai đón khách vào nhà chơi trong ngày mùng một Tết.

Hát thi với… gà

Người Pu Péo quan niệm, tiếng gà gáy vừa hay, vừa thiêng liêng, đánh thức cả ông mặt trời dậy. Vì thế khi giao thừa đến, người Pu Péo ở Hà Giang phải canh chừng những chú gà trống. Thấy gà vừa vỗ cánh, chuẩn bị gáy là người ta đốt ngay một quả pháo, ném vào chuồng gà. Lũ gà giật mình, nhảy lên thi nhau gáy. Ngay lập tức, mọi người hò nhau hát vang trời để át tiếng gà gáy. Ai át được tiếng gà thì sang năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.

Vỗ mông ngày Tết

Đó là phong tục của người Mông. Vào ngày Tết, thanh niên trai gái người Mông thường hay tụ tập dưới chân núi để vui xuân. Khi người con trai ưa người con gái nào đó, sẽ vỗ vào mông cô ta và dắt tay tìm chỗ tâm tình thâu đêm suốt sáng.

Thờ bát nước lã

Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang có phong tục kì lạ: Thờ bát nước lã quanh năm trên bàn thờ tổ tiên của gia đình. Bát nước này được đậy kín không được để cho cạn khô. Trong năm, chỉ vào cuối tháng 6 tức là giữa năm, gia chủ mới được phép mở ra xem và tiếp thêm nước lã cho đầy bát để đợi đến Tết. Vào đêm 30 Tết, nhà nhà đều phải bịt kín tất cả các cửa hoặc lỗ thông khí. Trong lúc cửa đóng then cài, gia đình bí mật nấu một nồi cháo gà để cả nhà cùng ăn. Ăn cháo xong, gia chủ mới lấy bát nước trên bàn thờ xuống cọ rửa và thay nước mới. Ngay sau đó, nghi thức cúng giao thừa mới bắt đầu. Việc làm này giữ bí mật trong nhà không lộ ra ngoài, theo tín ngưỡng của bà con nếu lộ ra thì trong năm mới gia đình làm ăn vất vả, con cái ốm đau bệnh tật.

Xem bói gan lợn thiến

Xem gan lợn của người Hà Nhì. Ảnh: H.N
Xem gan lợn của người Hà Nhì. Ảnh: H.N

Trong ngày Tết của người Hà Nhì, thịt lợn dâng cúng tổ tiên là lễ vật bắt buộc các gia đình phải có. Dù giàu hay nghèo, vào ngày Tết, tất cả mọi gia đình đều mổ lợn đón năm mới. Đây là những con lợn đực, được thiến từ đầu năm để vỗ béo do các hộ gia đình tự nuôi lấy. Nhà có điều kiện thì mổ lợn từ 60 - 100kg, thậm chí là 150kg, nhà khó khăn cũng mổ lợn 40 - 50kg. Khi mổ lợn ăn Tết, lá gan là thứ đặc biệt quan trọng của người Hà Nhì giống như người Kinh vẫn hay xem chân gà vào dịp Tết. Người Hà Nhì nhìn vào lá gan lợn lành lặn, màu sắc tươi tốt, mật lợn phải căng đầy thì năm đó chăn nuôi phát triển, anh em con cháu sẽ vui vẻ thuận hòa.

Hạnh Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ người phụ nữ nguy kịch khi đến trị liệu làm đẹp ở MELIZA: Đã gỡ biển quảng cáo dịch vụ thẩm mỹ

Vụ người phụ nữ nguy kịch khi đến trị liệu làm đẹp ở MELIZA: Đã gỡ biển quảng cáo dịch vụ thẩm mỹ

Xã hội - 5 giờ trước

Dù ngừng hoạt động hơn năm qua, cũng không được cấp phép hành nghề khám chữa bệnh song biển hiệu MELIZA (Trung tâm đào tạo thẩm mỹ công nghệ cao) vẫn treo. Đến trưa hôm qua 14/7, biển quảng cáo này đã được hạ xuống.

Tạm giữ hình sự lái xe ô tô gây tai nạn lao xuống sông ở Nghệ An

Tạm giữ hình sự lái xe ô tô gây tai nạn lao xuống sông ở Nghệ An

Xã hội - 5 giờ trước

Liên quan đến vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra chiều 13/7 trên quốc lộ 46A, đoạn qua xã Vạn An, tỉnh Nghệ An, lực lượng chức năng ra quyết định tạm giữ hình sự tài xế để phục vụ công tác điều tra.

Chém vợ trọng thương rồi khoá cửa cố thủ trong nhà

Chém vợ trọng thương rồi khoá cửa cố thủ trong nhà

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Sau khi gây án, Trường khóa trái cửa, ngăn cản người thân và lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường.

Đà Nẵng: Khởi tố 7 đối tượng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng về tội ‘Lừa dối khách hàng’

Đà Nẵng: Khởi tố 7 đối tượng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng về tội ‘Lừa dối khách hàng’

Xã hội - 5 giờ trước

Theo cơ quan Công an, thủ đoạn của các đối tượng là thành lập Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng, sau đó tuyển dụng nhóm "bác sỹ" giả để thực hiện các thủ thuật y tế liên quan đến các bệnh về nam khoa, phụ khoa để thu tiền của người bị hại…

Mượn điện thoại bạn nhậu, lợi dụng lúc say lén bán kiếm tiền

Mượn điện thoại bạn nhậu, lợi dụng lúc say lén bán kiếm tiền

Xã hội - 6 giờ trước

Lợi dụng lúc bạn nhậu ngủ say, thanh niên ở Cao Bằng lấy cắp điện thoại mang đi bán lấy tiền tiêu xài.

Tìm bị hại và người làm chứng vụ án Cướp tài sản, Gây rối trật tự công cộng ở Hà Nội

Tìm bị hại và người làm chứng vụ án Cướp tài sản, Gây rối trật tự công cộng ở Hà Nội

Xã hội - 6 giờ trước

Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đang điều tra, giải quyết vụ án “Cướp tài sản, Gây rối trật tự công cộng” xảy ra trong các ngày 9/8, 15/8 và ngày 17/8 năm 2024 trên địa bàn TP Hà Nội.

Điểm tốt nghiệp THPT 2025: Bao nhiêu là đỗ, bao nhiêu là liệt?

Điểm tốt nghiệp THPT 2025: Bao nhiêu là đỗ, bao nhiêu là liệt?

Xã hội - 6 giờ trước

Chỉ còn vài giờ nữa, điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ chính thức được công bố. Trước thời điểm quan trọng này, câu hỏi về ngưỡng đỗ tốt nghiệp và điểm liệt đang là mối quan tâm hàng đầu của hàng triệu phụ huynh và học sinh trên cả nước.

Mặc đồ công nhân viễn thông, liều lĩnh cắt trộm cáp giữa ban ngày

Mặc đồ công nhân viễn thông, liều lĩnh cắt trộm cáp giữa ban ngày

Xã hội - 6 giờ trước

Ngày 15-7, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đang phối hợp các đơn vị chức năng điều tra, làm rõ xử lý 2 người liên quan đến vụ trộm cáp viễn thông vừa xảy ra tại tỉnh này.

Chính sách BHYT mới: Bệnh viện chủ động thích ứng, người dân hưởng lợi

Chính sách BHYT mới: Bệnh viện chủ động thích ứng, người dân hưởng lợi

Xã hội - 7 giờ trước

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với nhiều thay đổi đáng chú ý. Hiện các bệnh viện tại TP.HCM đang tích cực hỗ trợ người dân từ mua thẻ, gia hạn đến giải đáp quy định mới, giúp việc khám chữa bệnh bằng BHYT thuận lợi hơn.

Giám đốc Công an Hà Nội: Áp dụng camera AI, CSGT không cần phải ra đường

Giám đốc Công an Hà Nội: Áp dụng camera AI, CSGT không cần phải ra đường

Xã hội - 7 giờ trước

Công an Hà Nội đang triển khai hệ thống camera AI có thể tự động điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông, lực lượng CSGT không cần phải trực tiếp điều hành tại điểm nóng.

Top