Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những tai nạn thường gặp khi trẻ nghỉ ở nhà tránh dịch, cha mẹ cần lưu ý kẻo ân hận cả đời

Thứ hai, 14:03 27/04/2020 | Sống khỏe

Thời gian trẻ nghỉ học ở nhà tránh dịch COVID -19, tuần nào Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng tiếp nhận các bé bị tai nạn với chấn thương đứt gân chân, gãy xương, hóc dị vật, phỏng nước sôi…

Dưới đây là một vài trường hợp gặp tai nạn nguy hiểm trong thời gian vừa qua, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Cha mẹ cần lưu ý để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra với con mình.

Kéo đâm xuyên chân gây đứt gân, gãy vụn xương

Khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 1 vừa tiếp nhận bé trai T.D.K. (13 tuổi, ở H.Nhà Bè, TP.HCM) bị lưỡi kéo đâm xuyên chân phải, gây đứt gân chân, gãy xương cẳng chân, đứt gân bàn chân… Chị T (mẹ bé K) làm nghề may bao bố nên thường mang cây kéo bằng sắt theo mỗi khi đi làm. Từ lúc bé K được nghỉ học, chị thường mang con bên mình vì không thể gửi cho ai, cũng không muốn để bé ở nhà một mình.

Sáng 1/3, chị chở bé K đến chỗ làm. Đến dốc cầu, chị Thanh tránh chiếc xe máy đi ngược chiều khiến chiếc giỏ đồ nghề đập mạnh vào thành cầu bên cạnh. Cây kéo sắt trong chiếc giỏ văng ra, đâm thẳng vào chân bé K. Khoảng 12g30 cùng ngày, bé K được các bác sĩ cấp cứu xử lý vết kéo, kết quả chụp X-quang cho thấy, bé K bị gãy xương vị trí 2/3 cẳng chân phải, gãy xương mác, đứt gân chân… nên chuyển bé đến Khoa Chấn thương Chỉnh hình phẫu thuật xử lý lấy chiếc kéo ra. Theo bác sĩ Khoa Chấn thương Chỉnh hình của bệnh viện, do lưỡi kéo dính đầy nhựa ni-lông nên buộc phải mở vết mổ lớn, bơm rửa vết thương loại bỏ dị vật, tránh nhiễm trùng, hoại tử cho bé. Tuy nhiên, khi mở vết thương, các bác sĩ phát hiện vị trí kéo đâm khiến xương mác bàn chân gãy vụn, buộc phải cố định xương bằng đinh y tế. Sau khi lành bệnh, bé K. sẽ được mổ lấy đinh ra và tập vật lý trị liệu.

Những tai nạn thường gặp khi trẻ nghỉ ở nhà tránh dịch, cha mẹ cần lưu ý kẻo ân hận cả đời - Ảnh 1.

Chiếc kéo đâm xuyên chân bé K

Cấp cứu vì nuốt đồng xu

Đêm ngày 17/03/2020, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng 1 vừa gắp dị vật thực quản thành công cho bé gái T.P.G.H 55 tháng tuổi.

Gia đình bé H cho biết, bé ngậm đồng xu trong lúc chơi đùa thì bất ngờ nuốt luôn. Sau nuốt đồng xu bé nôn ói nhiều, ăn uống không được, chảy nước bọt liên tục nên người nhà đứa bé vào bệnh viện cấp cứu.

Sau thăm khám và chụp X quang ngực - bụng thẳng, bác sĩ trực nhận định dị vật cản quang nằm trong thực quản đoạn cổ. Dị vật hình tròn, to, nằm ở vị trí miệng thực quản có hình giống đồng xu.

Sau khi gây mê, nhóm phẫu thuật nhanh chóng gắp dị vật ra khỏi miệng thực quản một cách nhẹ nhàng. May mắn, sau khi đã gắp dị vật ra, soi kiểm tra thấy lòng thực quản không tổn thương niêm mạc. Dị vật là đồng xu của máy chơi game.

Những tai nạn thường gặp khi trẻ nghỉ ở nhà tránh dịch, cha mẹ cần lưu ý kẻo ân hận cả đời - Ảnh 2.

Không cho trẻ nghịch đồng xu vì trẻ dễ nuốt

Bỏng nặng vì bị dội cả ấm nước sôi lên người

Bà N.T.K (ở H.Hóc Môn, TP.HCM) dùng ấm siêu tốc để nấu nước tắm cho cháu ngoại là bé T.T.T. (4 tuổi). Khi nước sôi, bà K đi vào phòng lấy quần áo, khăn tắm thì nghe tiếng thét đau đớn của bé T. Bé bị cả ấm điện siêu tốc đổ vào người.

Bé T được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu. Sau khi bù dịch, giảm đau cho bé, bệnh viện chuyển bé đến Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tuy bé T qua được phẫu thuật cắt lọc da hoại tử, xử lý vết thương tránh nhiễm trùng, nhưng sau khi lành bệnh, bé phải chịu những vết sẹo chằng chịt, sẹo co rút ảnh hưởng đến tâm lý, cũng như chất lượng sống sau này.

Cha mẹ cần lưu ý gì?

Theo khuyến cáo của các bác sỹ BV Nhi Đồng 1, từ bây giờ cho đến khi trẻ trở lại trường học, ngoài hướng dẫn trẻ các phương pháp phòng tránh dịch COVID-19, phụ huynh không nên để trẻ ở nhà một mình, kể cả khi có người lớn cũng nên thường xuyên để mắt tới trẻ, bởi tai nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngoài việc mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên, cần cất giữ tránh xa tầm tay các bé những vật dụng nhỏ, dễ ngậm vào miệng nhầm hạn chế những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Đặc biệt, người lớn nên dạy trẻ kỹ năng phòng tránh tai nạn, cho bé chơi đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, khuyến cáo trên sản phẩm, không cho trẻ chơi đồ chơi nhỏ, dễ tháo lắp, hay các loại đồ chơi dễ vỡ… để tránh trẻ ngậm, nuốt gây hóc. Kiên nhẫn hướng dẫn trẻ nhận biết hành vi nào là nguy hiểm cần tránh, nơi nào có thể gây hại cho trẻ trong nhà và không nên đến (bếp, nước sôi, thức ăn nóng vừa nấu chín,…)

Những tai nạn thường gặp khi trẻ nghỉ ở nhà tránh dịch, cha mẹ cần lưu ý kẻo ân hận cả đời - Ảnh 3.

Trẻ hay tò mò thò tay vào lỗ cắm ở ổ điện. Ảnh minh họa

Đối với trẻ mới biết bò, tập đi thường rất hiếu động. Ở độ tuổi này, trẻ chưa hiểu hết được sự nguy hiểm, người lớn phải thường xuyên để mắt tới trẻ, không nên cho bé chơi một mình. Trẻ cũng dễ dàng bị thu hút bởi ánh đèn, lửa, dây điện… nguy cơ bỏng, điện giật rất cao, gây thương tích lớn cho cơ thể nếu tai nạn xảy ra.

Trẻ ở độ tuổi từ 2-5 tuổi rất thích khám phá, chạy nhảy mà chưa ý thức được những nguy hiểm rình rập. Người lớn nên đặt ra khu vực hạn chế hoạt động như chân cầu thang, thang máy, khu vực bếp, nhà tắm… Hạn chế để bé lớn trông bé nhỏ, bởi các bé sẽ đùa giỡn, rượt đuổi gây té ngã…

Phụ huynh cũng nên để ý đến hành vi, thái độ của những trẻ từ 8-15 tuổi thường thích chơi nhóm bạn, tập chạy xe, thích thể hiện mình qua các trò thử thách độc lạ theo hướng càng nguy hiểm càng tốt, gây ra nhiều tai nạn thương tâm cho mình và người khác.

Tủ thuốc gia đình, hay dung dịch hóa chất cần để đúng nơi quy định, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ, tuyệt đối không chứa dầu lửa, xăng… trong chai nước ngọt, trẻ sẽ dễ dàng bị thu hút và uống nhầm hóa chất mà không hay.

Tất cả vật dụng bén nhọn cần phải được cất giữ kỹ, cần bao bọc an toàn khi mang bên người mà có trẻ đi kèm.

P.V

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

Sống khỏe - 14 giờ trước

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống vừa tô điểm cho bữa ăn thêm dinh dưỡng và giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, chế biến sẵn, ăn uống thất thường... tế bào ung thư có thể ghé thăm cơ thể bạn bất cứ lúc nào. Cần tránh xa những đồ ăn dù hấp dẫn, ngon miệng này.

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

Sống khỏe - 16 giờ trước

Khô âm đạo có thể gây cảm giác khó chịu, ngứa, đau, giảm hứng thú trong “cuộc yêu”, nhiễm trùng đường tiết niệu… Có nhiều nguyên nhân gây khô âm đạo, nhưng việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này…

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

Sống khỏe - 17 giờ trước

Các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản. Việc hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ăn kiêng cho khả năng sinh sản cũng rất cần thiết.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Rau khoai lang là "kho tàng vitamin", riêng lượng vitamin B2 trong rau khoai lang đã nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa...

Top