Những thói quen là ‘sát thủ’ đối với hệ tiêu hóa, cần loại bỏ ngay nếu không muốn tổn thọ
GiadinhNet - Tại Việt Nam, có tới 10% dân số mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và đáng lo ngại hơn khi những trường hợp mắc bệnh này đang có sự gia tăng đáng báo động.
PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng, nguyên Phó Trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hệ tiêu hóa có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ đảm bảo ăn ngon, hấp thu tốt dưỡng chất mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh tăng cường sức đề kháng, tránh xa bệnh tật. Vai trò của hệ tiêu hóa là biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng hấp thu được để xây dựng cơ thể, loại bỏ các thành phần bã trong thức ăn.
Thực tế, có đến khoảng 70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở hệ tiêu hóa, cụ thể là đường ruột. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh tham gia vào quá trình sản xuất các yếu tố miễn dịch cơ thể như IgA, IgG góp phần quan trọng vào việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Trường hợp virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, cơ thể có khả năng chống đỡ tốt, giúp chúng ta không bị mắc hoặc mắc bệnh nhẹ hơn.

Tranh minh họa
Ngược lại, hệ tiêu hóa yếu sẽ dẫn đến tình trạng hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, nhiều bệnh lý dễ xảy ra như đau bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy… Cùng với đó, hệ miễn dịch kém làm tăng khả năng nhiễm nhiều loại bệnh tật, tốn kém chi phí khám chữa bệnh.
Tại Việt Nam, có tới 10% dân số mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và đáng lo ngại hơn khi những trường hợp mắc bệnh này đang có sự gia tăng đáng báo động. Thực trạng là vậy, tuy nhiên, theo PGS.TS Vân Hồng, vẫn còn nhiều người thờ ơ với chính sức khỏe của mình.
Mặt khác, dù nhận thức của người dân về tầm quan trọng sức khỏe đường tiêu hóa hiện đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt lên, tuy nhiên số lượng này không nhiều.
Vị chuyên gia này lấy ví dụ, để phòng ngừa bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, các bác sĩ thường khuyến cáo người dân sau 40 tuổi phải nội soi đường tiêu hóa để loại trừ các vấn đề về đường tiêu hóa.
Tuy nhiên số người thực hiện nội soi tiêu hóa chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Do vậy, không ít trường hợp phát hiện ung thư muộn, mất cơ hội điều trị, trong khi nếu thực hiện theo khuyến cáo đã nêu có thể đã phát hiện bệnh giai đoạn sớm hơn.
Hoặc có những trường hợp phát hiện bệnh rồi nhưng không điều trị tại cơ sở y tế mà dùng đơn thuốc người khác chữa cho mình, thậm chí chữa theo các phương pháp dân gian làm bệnh lý nặng hơn.
Chăm sóc hệ tiêu hóa đúng cách
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chăm sóc sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng cần được chủ động và duy trì đều đặn hằng ngày. Tránh tình trạng khi ốm mới dồn dập bổ sung các chất bổ dưỡng.
Điều quan trọng là cần phải giữ cho hệ thống tiêu hóa ở trạng thái tốt nhất thông qua chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh, đầy đủ 4 nhóm chất là bột đường, đạm, béo, vitamin - khoáng chất.
Bên cạnh đó, loại bỏ những thói quen ăn uống gây hại cho hệ tiêu hóa như:
Ăn quá nhanh

Ảnh minh họa
Thói quen ăn quá nhanh khiến chúng ta nhai không kỹ nên thức ăn khó bị nghiền nát đủ. Khi di chuyển xuống dạ dày phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, làm tăng gánh nặng cho đường ruột gây ra tình trạng đau, viêm loét dạ dày. Lúc này, các chất dinh dưỡng quan trọng sẽ khó hấp thụ và làm tăng cảm giác chướng bụng ngay sau khi ăn.
Ăn quá mặn
Việc tẩm ướp nhiều và ăn đồ ăn quá mặn không chỉ gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Cơ thể khi hấp thu trên 5gr muối mỗi ngày sẽ khiến các chất nhầy trên niêm mạc dạ dày bị tan, từ đó thúc đẩy các yếu tố gây bệnh vì hệ tiêu hóa đã mất đi hàng rào bảo vệ.
Ăn đêm
Ăn muộn sát giờ đi ngủ gây quá tải cho hệ thống tiêu hóa, bởi về mặt sinh lý thì ban đêm là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi. Mặt khác, việc thiêu thụ thức ăn cận giờ đi ngủ còn gây trằn trọc, khó ngủ do cơ thể phải tập trung xử lý thức ăn.
Nếu không từ bỏ thói quen này sẽ bị rối loạn đồng hồ sinh học, làm tăng nồng độ cortisol dẫn đến tăng cân và béo phì cùng một loạt hậu quả khác như bệnh tim, trào ngược dạ dày, tiểu đường…
Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến cáo cần có chế độ ăn cân đối đủ các thành phần đường, đạm, mỡ, vitamin, khoáng chất và các chất xơ, đồng thời có chế độ sinh hoạt lành mạnh, phù hợp theo lứa tuổi, tránh tiêu thụ các thức ăn có nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm virus.
Điều quan trọng tiếp theo là uống đủ nước, tăng cường tập luyện thể lực, giữ tinh thần luôn thoải mái. "Lắng nghe" cơ thể nếu có bất thường cần khám bệnh sớm.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 5 giờ trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 21 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 1 ngày trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 1 ngày trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.