Điều gì xảy ra nếu chúng ta ăn 1 hộp sữa chua mỗi ngày?
GiadinhNet – Các chuyên gia nhấn mạnh, sử dụng sữa chua hàng ngày là một cách chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đồng thời, loại thực phẩm này còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh, kéo dài tuổi thọ…
Theo các chuyên gia, giữ cho bản thân khỏe mạnh mỗi ngày luôn là điều quan trọng với bất cứ ai, trong đó, hệ tiêu hóa khỏe được xem là một trong những tiền đề giúp cơ thể khỏe mạnh. Bởi sức khỏe hệ tiêu hóa có tác động trực tiếp đến sức khỏe toàn diện của cơ thể. Hay nói cách khác, chăm sóc sức khỏe cho hệ tiêu hóa cũng chính là chăm sóc sức khỏe cho cơ thể. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng.
Theo Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia Lê Danh Tuyên, nếu coi hệ miễn dịch như một thành trì thì dinh dưỡng chính là nguyên liệu xây nên thành trì đó. Dinh dưỡng cung cấp nguồn năng lượng không thể thiếu để hệ miễn dịch vận hành trơn tru, sẵn sàng được kích hoạt một cách hiệu quả khi có tác nhân có hại xâm nhập.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Ảnh: Trần Minh
Đề cập cụ thể về vai trò của dinh dưỡng trong việc giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch, tại Tọa đàm hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa thế giới 29/5 do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức sáng nay, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Một đường ruột khỏe mạnh khi hệ vi khuẩn chí đường ruột cân bằng. Theo đó, để tỷ lệ này luôn giữ được ở mức cân bằng, cần có chế độ ăn cân đối, đủ chất xơ (rau xanh 400g, 200-300g quả chín), gạo lứt/gạo lật, cung cấp chất xơ cho các lợi khuẩn.
Cùng với đó, tăng cường sử dụng thực phẩm lên men có chứa các men vi sinh/lợi khuẩn. Trong đó, sữa chua ăn/uống là loại thực phẩm chứa các lợi khuẩn/men vi sinh tốt.
Ngoài chế độ dinh dưỡng lành mạnh, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, cần loại bỏ các thói quen ăn uống không tốt như: Ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn dầu mỡ, các thực phẩm có đường, chất xơ thấp. Hoặc uống nhiều nước có gas, ăn uống không đúng giờ, ăn vặt quá nhiều, thức ăn lạnh gây đau bụng, không tiêu, tiêu chảy; ăn quá nhanh, quá no, ăn đồ chua cay hay thức ăn bị ôi thiu.
Đồng thời, tránh lối sống không khoa học, bởi đa phần những người ít vận động, không tập thể dục thể thao hay nghiện bia rượu là tác nhân chính ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và gây nên các rối loạn chức năng ở đường ruột.
Tại Tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm đặc biệt nhấn mạnh về vai trò của sữa chua đối với hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. Theo đó, sữa chua lên men từ các men vi sinh giúp tiêu hóa khỏe và tăng cường miễn dịch.
"Sử dụng sữa chua hàng ngày là một cách chăm sóc hệ tiêu hóa hiệu quả. Với hàm lượng men vi sinh cao, men vi sinh tốt cho tiêu hóa sẽ giúp đường ruột khỏe mạnh, dưỡng chất sẽ được hấp thu hiệu quả.
Chủng men vi sinh tốt, cùng với các thành phần dinh dưỡng được lên men giúp sữa chua dễ tiêu hóa, giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, chống lại bệnh táo bón, tăng khả năng tiêu hóa lactose và tăng khả năng hấp thu vitamins và khoáng chất, tăng cường sức khỏe đường ruột, giúp nâng cao hệ miễn dịch vì 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm ở đường ruột", nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh.

Các chuyên gia khuyến cáo, sử dụng sữa chua hàng ngày là một cách chăm sóc hệ tiêu hóa hiệu quả. Ảnh minh họa
Cũng theo vị chuyên gia này, một số công dụng cụ thể của sữa chua đối với sức khỏe có thể kể đến như:
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Đạm trong sữa chua chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu với tỷ lệ cần thiết cho quá trình tổng hợp protein; dễ tiêu hóa hơn đạm trong sữa tiêu chuẩn, do quá trình lên men đã phá vỡ cấu trúc thành các đơn vị nhỏ hơn. Hơn nữa, đạm trong sữa chua cũng hỗ trợ hấp thu các khoáng chất như canxi, magie và phốt pho, hỗ trợ giảm huyết áp.
Lượng chất béo trong sữa chua góp phần cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp vận chuyển những vitamin tan trong chất béo giúp cấu tạo màng tế bào, hỗ trợ sự phát triển của trí não, xương, thị giác, hệ miễn dịch…
Giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón
Sữa chua chứa hàng triệu vi sinh đường ruột, khi vào đến đại tràng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn đường ruột phát triển, ức chế hại khuẩn gây bệnh. Từ đó, giúp giảm rối loạn tiêu hóa, táo bón.
Sữa chua giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn nên những người ăn sữa chua thường xuyên (ít nhất 1 hộp/ngày) có lượng dinh dưỡng hấp thụ cao hơn những người khác.
Giảm nguy cơ mắc bệnh, kéo dài tuổi thọ
Theo Tài liệu của Hội đồng Sáng kiến Sữa chua trong Dinh dưỡng (YINI), người thường xuyên sử dụng sữa chua giảm 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2; người thường xuyên ăn sữa chua cũng có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Do sữa chua rất giàu vi chất dinh dưỡng và protein, một số chất (canxi, Kali, magie) đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ tăng huyết áp; giảm nguy cơ đột quỵ.
Đặc biệt, ở những vùng ăn nhiều sữa chua, tuổi thọ của cư dân nhìn chung cao hơn ở những nơi tiêu thụ ít sữa chua. Ngoài ra, sữa chua còn hỗ trợ chăm sóc sắc đẹp nếu dùng đều đặn thường xuyên.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 ngày trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất
Sống khỏe - 1 ngày trướcUng thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.