Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những vấn đề phụ nữ thường gặp phải trong giai đoạn tiền mãn kinh

Thứ bảy, 15:25 02/12/2006 | Sống khỏe

  Có phải tôi đang ở giai đoạn tiền mãn kinh?

Hỏi: Tôi năm nay bước sang tuổi 40, đã có 2 con. Hiện nay kinh nguyệt của tôi đã bắt đầu thất thường, tháng có tháng không, trong người luôn cảm thấy mệt mỏi, đôi khi còn mất ngủ. Xin bác sĩ cho biết, hiện tượng đó có phải là biểu hiện của tiền mãn kinh của phụ nữ không?

  Thu  Thuỷ (Thái Nguyên)

 Đáp:  Có thể là chị bắt đầu bước vào tuổi mãn kinh nếu thời gian gần đây chị thấy bắt đầu xuất hiện một số các triệu chứng như sau: Kinh nguyệt không đều (có thể xuất hiện nhiều lần hơn hoặc thưa hơn, lượng máu ra có thể ít đi hoặc nhiều hơn bình thường); xuất hiện những cơn nóng bừng (bốc hỏa) về đêm kèm theo mồ hôi vã ra nhiều ở gáy, cổ, ngực; thường có tâm trạng lo lắng, bồn chồn, dễ cáu gắt, hay phiền muộn; mệt mỏi và hay mất ngủ; da trở nên mỏng và khô; tóc rụng nhiều hơn và các nếp nhăn xuất hiện; hay đi tiểu và có hiện tượng són tiểu; đau nhức xương khớp, tê bì hai cánh tay hoặc cẳng chân về đêm; buổi sáng ngủ dậy, nắm các ngón tay lại và mở ra thấy đau và cứng khớp; khi đứng lên thấy đau lưng, đi lên xuống cầu thang thấy đau ở đầu gối và gót chân; quan hệ vợ chồng thấy đau do thiếu hụt nội tiết tố khiến âm đạo khô dẫn đến ham muốn tình dục suy giảm. Chị có thể tham khảo thêm những thông tin ở ngay phần sau trong trang này.

 Phụ nữ mãn kinh dễ tăng cân

Hỏi: Tôi 50 tuổi, đã mãn kinh được 1 năm nay. Hiện nay tôi rất ái ngại cho cơ thể của mình vì sự tăng cân quá nhanh, từ 55 kg sau một năm đã lên tới 60 kg trong khi chế độ ăn uống của tôi vẫn giữ nguyên như trước đây. Xin bác sĩ cho biết, có phải phụ nữ mãn kinh dễ tăng cân?

Nguyễn Thị  Huệ (Đà Nẵng)

 Đáp: Có 2 nguyên nhân làm cho phụ nữ béo lên ở tuổi mãn kinh. Thứ nhất, nồng độ oestrogen giảm. Chất này bình thường có tác dụng làm tăng khối cơ bắp. Song ở tuổi mãn kinh, oestrogen giảm làm cho khối lượng cơ cũng ít đi trong khi lượng mỡ tăng. Mọi phụ nữ đều chịu ảnh hưởng của diễn biến tự nhiên này, kể cả người vẫn có cân nặng gần như ổn định trong suốt 30 năm trước. Tuy nhiên, những người vận động thường xuyên và ăn uống hợp lí từ trước tuổi mãn kinh có thể vượt qua được vấn đề cân nặng trong giai đoạn này. Nếu bạn đã mãn kinh, trong khi đó, thói quen ăn uống lại ít thay đổi nên việc thừa năng lượng gây tích mỡ là tất yếu. Để khắc phục, cần vận động, tập luyện hàng ngày để tăng lượng cơ, giảm lượng mỡ, đồng thời điều chỉnh lại chế độ ăn uống.

 Ở tuổi mãn kinh, tập thể dục thế nào là hợp lí?

Hỏi: Tôi nghe nói phụ nữ ở tuổi mãn kinh cần được tăng cường vận động để phục hồi lượng cơ, song không phải ai cũng có chế độ tập như nhau do các bệnh phát sinh ở tuổi này mỗi người khác. Vậy nên vận động như thế nào là hợp lí?

Trần Thu Hà (Quảng Bình)

 Đáp: Theo nghiên cứu, khối lượng cơ trong gần suốt cuộc đời một người phụ nữ bị giảm đi khoảng 50%, trong đó sự giảm mạnh nhất là giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Vì thế, để duy trì một khối lượng cơ luôn đủ sức mạnh, con người cần vận động thường xuyên. Loại vận động thích hợp là đi bộ. Mỗi người trong một ngày tối thiểu nên dành 30 - 45 phút đi bộ  với  tốc độ 4 - 5 km/giờ. Nếu có ít thời gian, có thể chia ngày đi bộ 2 lần, mỗi lần 15 - 20 phút. Ngoài tác dụng làm phát triển cơ, đi bộ đều đặn với bước nhanh còn bảo vệ cột sống thắt lưng, giảm nguy cơ gãy. Đi bộ cũng cải thiện hệ tim mạch, giảm nguy cơ bị đái tháo đường.

Về vận động, thường không có chống chỉ định gì đặc biệt ở tuổi mãn kinh; tuy nhiên cũng cần hỏi ý kiến thầy thuốc để phát hiện và điều trị những vấn đề bệnh lí tiềm ẩn. Phụ nữ tuổi mãn kinh thường dễ mắc bệnh tiểu không tự chủ, do đó nên tránh một số loại vận động phải gắng sức nhiều như quần vợt, thể dục nhịp điệu...

 Những bệnh nào chị em hay gặp trong kì mãn kinh?

Hỏi:  Xin bác sĩ cho biết những bệnh thường gặp trong giai đoạn mãn kinh của chị em?

Lê Hồ Điệp (Thái Bình)

Đáp: Những bệnh mà chị em thường gặp trong giai đoạn này, trước hết phải nói đến bệnh loãng xương. Sự thiếu hụt estrogen ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh góp phần làm suy giảm hấp thu canxi vào xương, các đốt sống trở nên xốp, yếu, dễ xẹp xuống dẫn đến còng lưng và giảm chiều cao. Xương chân, tay, hông trở nên mỏng, giòn và xốp hơn làm cho xương dễ bị gãy khi ngã hay bị một va đập nhẹ nhất là cổ xương đùi, xương cánh tay... Nếu không dùng liệu pháp điều trị nào thì nguy cơ gãy xương của phụ nữ lên đến 50% ở độ tuổi mãn kinh. Thứ hai, là bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh tim mạch hiếm gặp ở phụ nữ trước tuổi mãn kinh. Do thiếu hụt estrogen chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Sau mãn kinh, nguy cơ tim mạch gia tăng như tăng huyết áp, suy động mạch vành dẫn đến thiếu máu cơ tim, đáng sợ nhất là nguy cơ nhồi máu cơ tim. Thứ ba, là Bệnh Alzheimer: Đây là một bệnh gây nên suy giảm khả năng nhận thức và trí nhớ, nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở người lớn tuổi, đặc biệt ở phụ nữ tuổi mãn kinh. Ngoài ra, ung thư cũng là một căn bệnh đáng được quan tâm để phát hiện sớm trong giai đoạn này. Phụ nữ tuổi trên 40, cần có sự thăm khám định kì (6 tháng đến 1 năm một lần) và những liệu pháp điều trị của BS để khắc phục hậu quả lâu dài do mãn kinh để lại.

 Làm gì để có cuộc sống hạnh phúc trong giai đoạn mãn kinh?

Hỏi: Xin bác sĩ cho biết, để có cuộc sống mạnh khỏe, hạnh phúc ở tuổi mãn kinh, chị em cần phải làm gì?

Đào Kim Dung (Hà Nội)

Đáp: Trước hết, chị em phải tự tìm hiểu qua các phương tiện truyền thông báo chí để nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe tuổi mãn kinh của mình, tự tạo cho mình một cuộc sống thanh thản, vui tươi bằng cách tích cực tham gia các hoạt động thể lực, trí óc, hoạt động tập thể, lao động giúp đỡ con cháu. Cần tạo thói quen sống lành mạnh, khoa học: không hút thuốc, uống rượu, không ăn quá nhiều chất béo, chất bột, gia vị; ăn nhiều rau quả tươi, thức ăn giàu Canxi, các sản phẩm chế biến từ đậu nành... Nếu có thể uống thêm các loại sinh tố có chứa nhiều vitamin C, vitamin E. Nên ăn nhẹ vào buổi tối. Khi gặp các rối loạn, chị em cần đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị bệnh kịp thời.

BS Tuyết Tri                              

giaitri
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Top